Pù Luông – Mùa đông ngủ yên trên triền núi
Mỗi độ đông về, Pù Luông – một vùng đại ngàn hùng vĩ phía tây Thanh Hóa với đồi núi trập trùng, rừng xanh bạt ngàn, lại trơ nên thâm trầm, tĩnh lặng hơn bao giờ hết.
Và, tâm hồn lữ khách dường như cũng lắng lại theo những làn sương mờ ảo.
Trên con đường dẫn lê.n đỉn.h núi, những tia nắng mặt trời le lói qua tầng mây dày, rọi xuống thành từng vệt sáng yếu ớt. Gió lạnh ùa về, thổi qua rừng trúc, rừng luồng lay cho lá vàng rụng xuống, phủ lên mặt đất một lớp vàng úa như muốn nhẹ nhàng che giấu nỗi buồn của mùa. Con đường mòn hoang vắng hơn, như thể đã ngủ quên trong giá lạnh, mặc cho thời gian lặng lẽ trôi.
Sắc vàng trên những thửa ruộng bậc thang đã qua mùa gặt. Ảnh Tiến Đông.
Ở Pù Luông, mùa đông mang theo một sắc thái khác lạ. Không giống như những nơi đô thị, mùa đông ở đây không có tiếng xe cộ ồn ào, không có ánh đèn phố phường lấp lánh. Chỉ có ánh sáng mờ nhạt của mặt trời mùa đông với những vạt sáng yếu ớt lọt qua rặng núi và rừng cây, để rồi biến mất sau những đám mây dày đặc. Pù Luông buổi sáng mùa đông được bao phủ bởi một màn sương dày, khiến mọi thứ đều nhòe đi trong tầm mắt. Sương đọng trên lá, giọt nước rơi xuống theo từng nhịp gió lạnh, tiếng rơi thoảng tí tách như một bản nhạc hoài vọng nhưng vô cùng bình yên.
Cái lạnh của núi rừng mùa đông Pù Luông không sắc lẹm như gió lạnh nơi đồng bằng, mà thấm sâu, nhẹ nhàng nhưng dai dẳng. Đôi khi, đứng trước cảnh núi rừng bao la và lặng lẽ ấy, người ta dễ dàng cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, mong manh trong sự bao bọc vô hình của thiên nhiên. Đó là cái lạnh khiến người ta phải co mình trong chiếc áo khoác dày, trùm kín khăn, nhưng vẫn thấy lòng dịu lại, như đang trốn tránh khỏi nhịp sống bận rộn thường nhật.
Mùa đông ở Pù Luông còn mang đến hương vị của núi rừng. Lúc này, những thửa ruộng bậc thang đã qua mùa gặt, chỉ còn lại lớp rạ và đồng đất phơi mình dưới cái nắng yếu ớt của mùa đông. Những cây lúa vàng ươm, rực rỡ một thời, giờ đây chỉ còn là một ký ức vàng son. Nhưng khung cảnh ấy không khiến ta buồn bã, mà lại mang đến cảm giác thanh bình, yên tĩnh. Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng như những nếp gấp của núi, trải dài bất tận, tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp nhưng tĩnh lặng.
Bản làng nhỏ của người Thái, người Mường ở Pù Luông. Ảnh Tiến Đông.
Trong những bản làng nhỏ của người Thái, người Mường, cuộc sống mùa đông cũng mang một nhịp điệu chậm rãi hơn. Người dân quây quần bên bếp lửa, nấu nướng và chia sẻ những câu chuyện của mùa màng, những niềm vui nho nhỏ của cuộc sống. Mùi khói bếp hòa quyện với mùi hương của cây cỏ, gọi về ký ức của những ngày đông xưa cũ. Nơi đây, mùa đông không chỉ là cái lạnh, mà còn là hơi ấm tình người, từ nụ cười hồn hậu của cư dân vùng cao.
Đôi lúc, bước chân lữ khách đi ngang qua những cánh rừng vắng lặng, bắt gặp những bụi cây dại đã khô héo trong cái lạnh mùa đông. Những cánh hoa dại đã tàn, chỉ còn lại cành khô, như lưu giữ lại chút ký ức về mùa hè xanh tươi rực rỡ. Cảnh tượng ấy dễ làm người ta cảm thấy bồi hồi, gợi nhớ về những mùa hoa đã qua, về những khoảnh khắc tươi đẹp nhưng ngắn ngủi. Cũng như cuộc đời, có những điều đẹp đẽ chỉ hiện hữu trong khoảnh khắc, để rồi trở thành những hồi ức, những điều mà mỗi khi nhớ về lại khiến lòng người thấy bâng khuâng.
Video đang HOT
Phong cảnh Pù Luông đẹp đến nao lòng. Ảnh Tiến Đông.
Mùa đông trên Pù Luông, dù lạnh lẽo nhưng không cô đơn, dù tĩnh lặng nhưng không trống trải. Đó là vẻ đẹp của sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, của những khung cảnh hùng vĩ nhưng không hào nhoáng, của những khoảnh khắc lặng lẽ nhưng đong đầy xúc cảm. Đứng trước cảnh núi rừng bao la ấy, dường như mọi muộn phiền đều được giải tỏa, chỉ còn lại sự yên bình trong tâm hồn.
Những ai từng đến Pù Luông vào mùa đông đều mang trong mình một kỷ niệm khó phai. Bởi nơi đây không chỉ là cảnh đẹp, mà còn là cảm giác được trở về với chính mình, được lắng nghe tiếng lòng trong sự tĩnh lặng của núi rừng. Mùa đông ở Pù Luông như một bản nhạc buồn, vang lên những giai điệu của nỗi nhớ, của những gì đã qua, và của những giấc mơ vẫn còn đâu đó trên những đỉnh núi xa xăm.
Và rồi, khi ngày đông dần qua đi, Pù Luông sẽ lại bừng tỉnh trong sắc xuân xanh mướt. Nhưng khoảnh khắc mùa đông này, vẫn sẽ là một ký ức đẹp, một chút lạnh giá nhưng ấm áp trong lòng, để mỗi khi nhớ về, lòng người lại thấy nao nao.
Về Pù Luông ôm trọn cảnh sắc non xanh nước biếc
Đường về Pù Luông không quá khó như cung đường ở Tây Bắc, cảnh sắc hai bên đường tuyệt đẹp với địa hình đồi núi trùng điệp, một màu xanh ngắt của những cánh rừng nguyên sinh, ruộng lúa.
Ruộng bậc thang Pù Luông vào những ngày tháng 8
Nằm cách sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) khoảng 95km về hướng tây bắc, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm ở hai huyện Bá Thước và Quan Hóa không làm bạn thất vọng. Cảnh sắc nơi đây gây ấn tượng mạnh với rừng nguyên sinh, ruộng bậc thang được bao phủ bởi đồi núi trùng điệp, khí hậu mát mẻ, dễ chịu quanh năm.
Mấy năm nay Pù Luông được nhắc đến như một "hiện tượng" của du lịch tỉnh Thanh Hóa: cảnh sắc tuyệt vời làm say đắm lòng người, hệ thống núi non trùng điệp ôm trọn bản Đôn, bản Leo, bản Hiêu..., những cánh rừng nguyên sinh, những thác nước, những hang động, ruộng bậc thang trùng trùng điệp điệp, mây vờn mây dày đặc quanh sườn núi.
Nơi đây còn là nơi sinh sống của cộng đồng dân tộc Thái (đen), Mường. Ngoài nghỉ dưỡng, bạn còn được thưởng thức những đặc sản như cơm lam, vịt cổ lũng, măng đắng, cá suối nướng... và nếp sinh hoạt đậm nét địa phương của bà con đồng bào.
Cảnh sắc tuyệt đẹp trên đường đến Pù Luông, núi non trùng điệp một màu xanh mướt mắt
Cuối tháng 5 giữa tháng 6 đây là mùa nước đổ, bắt đầu vào mùa vụ mới, nên khắp các thửa ruộng bậc thang là màu xanh non của lúa.
Còn cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 là mùa mà có thể nói là đẹp nhất trong năm ở Pù Luông, những thửa ruộng bậc thang khoác lên mình tấm áo vàng rực rỡ, biểu hiện của sự ấm no, trù phú.
Đến Pù Luông ăn chơi quên cả lối về
Bản Đôn, Bản Leo có thể nói là hai bản trung tâm khi bạn đến thăm Pù Luông. Ở đây có những resort cảnh sắc đẹp khỏi bàn, view "xịn sò" với ruộng bậc thang xanh ngắt, xa xa là đỉnh Pù Luông - đỉnh núi cao nhất tại đây.
Resort Pù Luông - Luna được anh chị chủ chăm chút kỹ lưỡng từng ngóc ngách trong nhà, cành cây cọng cỏ...
Từ nơi nghỉ, bạn có thể mượn xe đạp hoặc xe máy dạo một vòng bản Đôn, bản Leo. Bạn nhớ sạc pin, dọn ổ cứng điện thoại, vì quá nhiều chỗ "check-in" tha hồ cho bạn "sống ảo" quên cả lối về.
Rất nhiều resort view "thần thánh" tại trung tâm bản Đôn - "trái tim" của Pù Luông
Hang Kho Mường (Hang Dơi) nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) - một điểm đến không thể bỏ qua khi đến đây, gợi cho ta cảm giác như vùng đất còn yên ngủ, hùng vĩ và kỳ bí chờ bạn khám phá
Thiên nhiên tươi đẹp quanh thác Hiêu (xã Lũng Cổ, huyện Bá Thước)
Tham quan và thưởng thức chè xanh tại ngôi nhà sàn cổ hơn 60 năm tuổ.i của người Thái (đen) tại bản Leo
Pù Luông vẫn còn giữ cảnh sắc, bản sắc riêng. Trong chuyến đi, tôi không nhìn thấy những chai nhựa vứt lung tung ở đây, đường làng khá sạch sẽ. Tôi hy vọng dù sau này du lịch có phát triển mạnh mẽ đến đâu, xin hãy giữ cho Pù Luông bản sắc riêng, nguyên bản nhất.
Rời Pù Luông, tôi như được nạp đầy đủ nguồn năng lượng tích cực, chắc chắn tôi sẽ còn quay lại một ngày không xa. Còn bạn, nếu đang tìm một nơi nào đó để nạp năng lượng sau bao bộn bề của công việc, ngột ngạt nơi phố thị thì Pù Luông là nơi bạn nên đến!
Thăm kinh thành cổ Lam Kinh - thêm tự hào trang sử Việt
Từ sân bay Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) về Pù Luông, bạn nhớ ghé tham quan khu di tích lịch sử đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân) nằm trên trục đường đi, cách sân bay Thọ Xuân gần 30km.
Khu di tích Lam Kinh có diện tích khoảng 200 ha, với nhiều công trình kiến trúc còn tồn tại hàng trăm năm từ thời Hậu Lê (nơi sinh ra vị anh hùng dân tộc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược lừng lẫy chiến công ở thế kỷ 15).
Giếng cổ - nước giếng trong xanh quanh năm cung cấp nước cho điện Lam Kinh
Bên phải sân rồng có cây đa hàng trăm năm tuổ.i, hàng chục người ôm
Nếu muốn tham gia lễ hội Lam Kinh thì bạn đến đây vào hai ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi) tháng tám âm lịch hằng năm, cùng nhân dân trong vùng tổ chức lễ để tưởng nhớ công ơn các bậc tiề.n nhân
Ruộng bậc thang trong đời sống của đồng bào rẻo cao Hoàng Su Phì Để có thể canh tác lúa nước trên địa hình đồi núi dốc, từ hàng trăm năm về trước, đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã sáng tạo, khai phá và hình thành nên những thửa ruộng bậc thang. Việc khai phá ruộng được nối tiếp qua nhiều thế hệ với những vốn tri thức...