Pù Luông – mảnh ghép thiên nhiên đa sắc xứ Thanh
Pù Luông – điểm du lịch sinh thái cộng đồng trải dài các bản làng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Pù Luông đang trở thành cực hút du khách khi đến với xứ Thanh (tỉnh Thanh Hóa).
Khu nghỉ dưỡng ở Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa.
Nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa, Pù Luông thuộc địa bàn hai huyện Quan Hóa và Bá Thước, là nơi cư ngụ của 2 dân tộc Thái và Mường từ nhiều đời. Những năm gần đây, Pù Luông nổi lên với những điểm du lịch cộng đồng mang vẻ đẹp hoang sơ, bình dị giữa vùng núi non trùng điệp, trở thành mảnh ghép thiên nhiên đa sắc của xứ Thanh, địa phương vốn nổi tiếng với du lịch biển và du lịch di tích với những câu chuyện về các đời vua, chúa.
“Nàng thơ” của vùng “quê vua, đất chúa”
Được ví von như “nàng thơ” hay “bản giao hưởng của đất trời”, Pù Luông theo tiếng Thái nghĩa là đỉnh cao nhất của làng. Pù Luông có hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, có sông, suối, thác nước và nhiều hang động trong các ngọn núi đá vôi kỳ thú cùng với những giá trị về văn hóa, phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Thái và Mường đã trở thành những chất liệu quý giá để Pù Luông phát triển mô hình du lịch sinh thái gắn với văn hóa cộng đồng địa phương đặc sắc.
Cách Thủ đô Hà Nội khoảng 170km và cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130km, hiện nay, khi đến với Pù Luông, khách du lịch có nhiều lựa chọn hơn với sự phát triển các điểm đến văn hóa hấp dẫn tại các bản làng của đồng bào dân tộc Thái như: bản Đôn, bản Hiêu, bản Hang…
Thiếu nữ dân tộc Thái phục vụ món ăn cho khách du lịch.
Theo người dân địa phương, Pù Luông luôn có sắc thái riêng vào mỗi thời điểm trong năm khác nhau. Nếu du khách muốn thả mình trên những thửa ruộng lúa bậc thang vàng óng ả thì hãy đến với Pù Luông vào thời điểm tháng 9 đến cuối tháng 10. Còn nếu muốn hưởng chút không khí mùa thu mát mẻ thì đến Pù Luông vào tháng 11 để cảm nhận sự sâu lắng, bình quên của vùng cao.
Bà Đinh Thị Lan Hương, Phó giám đốc Khu Bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai, cho biết lần đầu tiên đến với Thanh Hóa, bà rất ấn tượng với các tour du lịch Thanh Hóa, trong đó ấn tượng nhất là sản phẩm du lịch cộng đồng Pù Luông với cảnh sắc thiên nhiên núi non hùng vĩ, những homestay bên triền núi, triền đồi tạo cho khách lưu trú cảm giác như lạc giữa thiên nhiên. Thanh Hóa đã xây dựng nên các sản phẩm du lịch đặc sắc.
Với diện tích trên 17,6 ngàn hécta và hệ thống rừng nguyên sinh phong phú, làng du lịch cộng đồng tại Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Pù Luông là nơi trải nghiệm thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực đặc sắc của tỉnh Thanh Hóa với các hoạt động du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh, cộng đồng với những câu chuyện về ẩm thực, lễ hội chỉ có ở vùng cao Pù Luông.
Bình dị mà khó quên
Theo đán.h giá của khách du lịch, Pù Luông có những điểm nổi bật của du lịch sinh thái cộng đồng khiến cho những ai từng đến sẽ khó quên. Trong đó, khung cảnh thiên nhiên hoang sơ với những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp là vẻ đẹp hút hồn du khách, nhất là vào mùa lúa chín. Ngoài ra, Pù Luông còn có hệ thống hang động, suối, thác len lỏi giữa những cánh rừng nguyên sinh xanh mướt quanh năm. Những dãy đồi núi hùng vĩ chập chùng, thi thoảng lại nghe tiếng nước chảy róc rách từ các con suối, thác xa xa như một bản giao hưởng của đất trời cuốn hút du khách.
Giao lưu lửa trại của du khách cùng các thiếu nữ Pù Luông.
Video đang HOT
Thuộc địa phận Khu Bảo tồn thiên nhiên nên Pù Luông có hệ sinh thái đa dạng, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc biệt là rừng nhiệt đới nguyên sinh. Để khám phá sự trù phú này, du khách có thể tham gia các hoạt động du lịch khám phá hệ sinh thái rừng và trải nghiệm không khí trong lành của đất trời vùng cao xứ Thanh.
Chia sẻ về những lợi thế du lịch tại Pù Luông, Giám đốc Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Eco Garden Đỗ Đức Mạnh cho biết, các điểm đến du lịch cộng đồng tại Pù Luông phát triển gần đây dựa trên những giá trị về cảnh quan thiên nhiên, nguồn lực nông sản, những phong tục, tập quán của người dân địa phương. Khách du lịch đến Pù Luông sẽ được thưởng thức nông sản sạch, những món đặc sản địa phương như: cá suối, vịt cổ lũng, nước uống từ các loại cây, lá do người dân tộc địa phương trồng và hái trong rừng.
Giao lưu văn hóa văn nghệ giữa khách du lịch với các thiếu nữ dân tộc Thái.
Theo ông Mạnh, để không phá vỡ không gian thiên nhiên của Pù Luông, hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững, các doanh nghiệp kinh doanh hạn chế tối đa việc tác động vào thiên nhiên, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, góp phần lan tỏa những giá trị văn hóa, văn nghệ qua các hoạt động biểu diễn văn nghệ dân gian phục vụ du khách khi đến và lưu trú tại Pù Luông. “Pù Luông đang thu hút khách du lịch ở các tỉnh phía Bắc và Hà Nội khá mạnh. Chúng tôi sẽ luôn phát triển sản phẩm của mình dựa trên những lợi thế tự nhiên. Gìn giữ và phát huy giá trị sẵn có của người địa phương là hướng đi và bài học quý cho phát triển du lịch một cách bền vững nhất” – ông Mạnh chia sẻ.
Tỉnh Thanh Hóa định hướng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng theo hướng bền vững. Do đó, những mô hình du lịch cộng đồng đã giúp người dân địa phương vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, góp phần tăng sự đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, phát triển du lịch có trách nhiệm, từng bước phát triển kinh tế địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con vùng cao.
Cuối tuần xanh mát tại Pù Luông, Thanh Hóa
Được mệnh danh là Tây Bắc thu nhỏ của xứ Thanh, với vẻ đẹp hoang sơ say đắm lòng người, Pù Luông trở thành điểm đến hút khách trong nước và quốc tế.
Pù Luông trong tiếng Thái là đỉnh núi cao nhất. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm trên địa bàn hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, cách TP Thanh Hóa khoảng 130km về phía Tây Bắc, cách Hà Nội 180km. Với diện tích hơn 17.600ha cùng hệ động thực vật phong phú, Pù Luông là điểm đến hiếm hoi vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên thuần khiết vốn có.
Đón bình minh tinh khôi ở Pù Luông là trải nghiệm khó quên với du khách.
Nằm ở giữa tứ giác hành trình vàng Hà Nội - Mai Châu - Pù Luông - Ninh Bình - Hạ Long, Pù Luông sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, đem đến nhiều trải nghiệm mới thú vị, hấp dẫn.
Những năm gần đây, Pù Luông ngày càng nổi tiếng và trở thành điểm đến lý tưởng cuối tuần cho không chỉ khách nước ngoài mà còn cả du khách Việt, đặc biệt là các gia đình sử dụng xe ôtô riêng cũng như các nhóm bạn trẻ phượt xe máy.
Phong cảnh tuyệt đẹp tại Pù Luông, Thanh Hóa.
Dưới đây là một số gợi ý cho hành trình 2 ngày 1 đêm khám Pù Luông, Thanh Hóa:
Di chuyển
Với những tuyến đường mới được xây dựng, mở rộng và tu sửa, Pù Luông là điểm du khách dễ dàng tiếp cận. Từ Hà Nội, du khách có thể đi men theo cung Đường mòn Hồ Chí Minh chừng 130km, xuyên qua rừng Cúc Phương. 50km tiếp theo, xe đi dọc sông Mã nổi tiếng, qua suối cá thần Cẩm Lương (Cẩm Thủy) rồi theo đường 15C tới Pù Luông.
Quãng đường từ Hà Nội đến Pù Luông dài khoảng 165-190km tùy theo lộ trình, mất khoảng 3,5 - 4,5 giờ lái ôtô. Ngoài ra, du khách có thể đi xe khách đến TP Thanh Hóa rồi đi shuttle bus tới Pù Luông. Một số khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Pù Luông cung cấp dịch vụ xe bus chạy hàng ngày từ Hà Nội - Pù Luông, rất tiện lợi cho việc đi lại.
Bên cạnh đường bộ, du khách ở miền Nam có thể đặt vé máy bay Thành Phố Hồ Chí Minh - Thanh Hóa (sân bay Thọ Xuân) rồi ngồi xe bus, taxi tới Pù Luông.
Lịch trình:
Ngày 1: Hà Nội - Suối cá thần Cẩm Lương - Pù Luông - Bản Đôn
Từ Hà Nội, xe xuất phát từ 6h theo lộ trình đường mòn Hồ Chí Minh. Trên đường đi, du khách có thể dừng lại ở huyện Cẩm Thủy, hỏi đường lên suối cá thần Cẩm Lương để tham quan.
Suối cá thần Cẩm Lương nằm tại bản Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, còn được biết đến với cái tên là suối Ngọc hoặc Mó Ngọc. Suối cá thần Cẩm Lương có chiều dài khoảng 2 km, chảy từ hang đá ở chân núi.
Suối cá thần thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, chiêm bái.
Đoạn suối có cá thần chỉ chừng hơn trăm mét tính từ cửa hang, với chiều rộng suối khoảng 3m và mực nước chỉ sâu khoảng 40cm. Nước suối trong vắt, có thể nhìn thấy đáy với hàng ngàn con cá lớn nhỏ, trong lượng từ 2 - 8kg đang bơi ngược dòng, hướng đầu về phía cửa hang.
Suối cá thần là điểm tham quan nổi tiếng thu hút nhiều du khách đến với Cẩm Lương. Mặt khác, đây cũng là điểm đến tâm linh, có ý nghĩa quan trọng với đời sống của người dân địa phương.
Rời suối cá thần, du khách tiếp tục theo lộ trình đến Pù Luông, dừng chân ở khu nghỉ dưỡng Pù Luông Retreat. Tại đây, du khách có thể nghỉ ngơi, thưởng thức bữa trưa rồi check-in nhận phòng.
Buổi chiều, du khách xuất phát đi bản Đôn, khám phá cuộc sống của người dân tộc Thái, thưởng thưc bầu không khí trong lành tại đây. Nếu có thời gian, du khách có thể di chuyển đến thăm bản kho Mường, hang Dơi cách đó không xa.
Chiều tối, du khách trở lại khu nghỉ dưỡng ngắm cảnh hoàng hôn bên bể bơi, đối diện những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Phóng tầm mắt ra xa, đồi núi trùng điện hiện nên trong ánh chiều tà, tạo nên một bức tranh thơ mộng, tuyệt đẹp.
Buổi tối, du khách trở về thưởng thức bữa tối tại nhà hàng trong khu nghỉ dưỡng. Vào cuối tuần, nơi đây tổ chức một số hoạt động như đốt lửa trại, múa hát... vô cùng thú vị và náo nhiệt.
Ngày 2: Chợ phiên Phố Đoàn - Bản Hiêu - Hà Nội
Buổi sáng, du khách nên dậy sớm để bắt trọn khoảnh khắc may lãng đãng trôi quanh những đỉnh núi tuyệt đẹp. Khu nghỉ dưỡng có bể bơi vô cực nhìn ra ruộng bậc thang sẽ là điểm check-in tuyệt vời cho ra những tấm ảnh đẹp. Sau đó, du khách có thể lựa chọn dùng bữa sáng, bơi lội hoặc đạp xe một vòng quanh khu vực.
Khu nghỉ dưỡng là điểm check-in tuyệt vời cho du khách vào buổi sáng.
Hành trình tiếp tục với chuyến ghé thăm bản Hiêu - một bản làng cách khu nghỉ dưỡng không xa với những ngôi nhà sản đơn sơ, mộc mạc, người dân địa phương mến khách. Tại đây, du khách còn có thể check-in thác Hiêu, tắm dòng suối mát.
Nếu còn thời gian, du khách có thể di chuyển đến khu du lịch Suối Chàm để tận mắt ngắm nhìn những cọc nước khổng lồ và tham gia hoạt động chèo bè trên sông.
Chèo bè ngắm cọn nước khổng lồ ở Pù Luông.
Buổi trưa, du khách trở lại bản hoặc khu nghỉ dưỡng để ăn uống, nghỉ ngơi trước khi về Hà Nội, kết thúc hành trình du lịch 2 ngày 1 đêm tại Pù Luông.
Ngoài ra, nếu có thời gian, du khách nên ở lại lâu hơn để khám phá trọn vẹn Pù Luông với nhiều điểm đến, hoạt động hấp dẫn như: ngắm mùa lúa xanh, lúa chín, tham quan bản Ươi, bản Lặn, khám phá các hang động, trải nghiệm cuộc sống của người dân địa phương.
Ăn uống
Pù Luông là nơi sinh sống của đông đảo bà con dân tộc Thái. Nơi đây có nhiều đặc sản ngon được chế biến theo công thức của người dân địa phương.
Ẩm thực Pù Luông có nhiều món địa phương đặc sắc, dân dã.
Các món ngon nổi tiếng tại Pù Luông có thể kể đến: cá suối nướng, vịt Cổ Lũng, canh đắng, cơm lam... Không chỉ ở các khu du lịch, nghỉ dưỡng, du khách có thể chọn ăn tại bản làng xung quanh để trải nghiệm bữa cơm của người dân tộc địa phương.
Lưu trú
Nằm ở độ cao gần 500m so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình từ 22-25C, Pù Luông Retreat là lựa chọn hàng đầu tại khu vực cho du khách tìm kiếm chốn nghỉ dưỡng xanh mát yên bình, trốn khỏi đô thị ồn ào.
Khu nghỉ dưỡng về đêm lung linh.
Dù chỉ cách đường cái khoảng 50 mét, khu nghỉ dưỡng hoàn toàn tách biệt yên tĩnh, ko bị ồn ào bởi xe cộ trên đường và rất ít nhà dân xung quanh. Nơi đây có đầy đủ các hạng phòng phù hợp cho nhóm đông, hộ gia đình hay cặp đôi đến nghỉ dưỡng, thư giãn cuối tuần.
Chi phí
Chuyến du lịch 2 ngày 1 đêm tốn khoảng 2,5 triệu đồng/người, bao gồm tiề.n phòng (2,5 triệu/phòng/2 người), chi phí ăn ở, đi lại, vé tham quan một số điểm du lịch.
Lưu ý
Dù là điểm du lịch khá mới, Pù Luông đang nhận được nhiều sự quan tâm của du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt vào dịp cao điểm hè. Do đó, du khách đến đây nên đặt sẵn nhà nghỉ, khách sạn, khu nghỉ dưỡng để đảm bảo có phòng lưu trú.
Vì đường đi khá xa, nếu có thời gian, du khách nên đến sớm từ tối hôm trước để có thời gian nghỉ ngơi, hồi sức trước khi bước vào hành trình khám phá Pù Luông.
Đẹp ngỡ ngàng Pù Luông mùa lúa chín Pù Luông được người dân xứ Thanh ví như một Sa Pa thu nhỏ, thời tiết ở đây mát mẻ quanh năm và đã trở thành địa điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng. Đặc biệt, vào những mùa lúa chín, nơi đây tràn ngập sắc vàng, trải dài trên những thửa ruộng bậc thang đẹp đến mê mẩn. Khu bảo tồn thiên...