PTTg Trịnh Đình Dũng: Không thể bắt ngư dân tự giám sát tàu 67
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đa khẳng định như vây tại Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị định 67 tổ chức tai Ha Nôi sáng nay 1.8.
Đánh giá về Nghị đinh 67, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết: “Đây là chủ trương lớn đột phá mang tinh đồng bộ, đúng và trúng với nguyên vọng của ngư dân, nhằm góp phần vào phát triển kinh tế biển, phát triển nghề khai thác hải sản theo hướng vươn khơi gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị định 67 tổ chức sáng nay 1.8. Ảnh: Đình Thắng
Pho Thu tương khăng đinh, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Nghị định 67 đã thực sự đi vào cuộc sống, được dư luận xã hội đồng tình ủng hộ cao, đáp ứng nguyện vọng của đông đảo ngư dân; mang lại hiệu quả và thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngư dân; tai nạn tàu cá giảm đáng kể; góp phần tích cực vao bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia trên biển; ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, đời sống người dân được cải thiện, nhiều mô hình sản xuất trên biển đã hình thành và phát triển.
Tuy nhiên, Pho Thu tương cung chỉ ra những hạn chế trong quá trình thực hiện Nghi định 67. Phó Thủ tướng cho biết: “Chính sách đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế đang làm. Cơ sở hạ tầng nghề cá vừa thấp vừa thiếu đồng bộ, việc đầu tư chưa tương xứng, chưa tạo ra hệ tầng nghề cá chất lượng để hỗ trợ hậu cần nghề cá phát triển. Hệ thống giám sát tàu cá trên biển còn thiếu, chưa đảm bảo an toàn cho hoạt động tàu cá trên biển.
Bên canh đo, chính sách tín dụng cung chưa đáp ứng yêu cầu, giải ngân chậm, thủ tục còn gây khó khăn cho ngư dân. Các chính sách về bảo hiểm còn có vướng mắc khiến việc triển khai chưa đồng bộ, chưa hiệu quả. Công tác kiểm soát chất lượng tàu cá đang là vấn đề cần nghiêm túc xem xét lại”.
Tàu 67 bi rỉ sét do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương dùng thép Trung Quốc không đạt chuẩn. Ảnh: D.T
Đối với việc giám sát quá trình đóng tàu, theo Phó Thủ tướng: “Không thể để ngư dân giám sát, người dân làm sao có thể giám sát được. Ngư dân chỉ biết mua tàu cá về sử dụng. Bây giờ chúng ta mua ô tô, xe máy, chúng ta có đi giám sát quá trình sản xuất không, vậy sao ngư dân phải giám sát quá trình đóng tàu?”.
Do đo, Pho Thu tương khăng đinh cần tăng cường tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, lương tâm của các cơ sở đóng tàu. Đặc biệt khâu giám sát thi công, đăng kiểm, đóng tàu còn nhiều hạn chế khiến rất nhiều tàu ở một số địa phương không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại cho ngư dân, gây bức xúc trong xã hội.
Video đang HOT
“Từ hạn chế trên, với mục tiêu Nghị định 67 đặt ra nhiệm vụ rất nặng cho chúng ta trong thời gian tới. Một mặt thực hiện được mục tiêu Nghị định 67, đồng thời chinh sửa Nghị định sao cho phù hợp, áp dụng dễ hơn, hiệu quả hơn” – Phó Thủ tướng khẳng định.
Trên cơ sơ đo, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ NNPTNT cùng các bộ ngành liên quan phải tập trung triển khai ngay 7 nhóm chính sách và một số công việc.
Tàu vỏ thép BĐ 99004 TS của ngư dân Nguyễn Văn Lý đóng tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương bị rỉ sét. Ảnh: Dũ Tuấn
Thứ nhất, sớm khăc phục sư cố tàu vỏ thép hỏng hóc, việc này phải làm ngay, đây là việc vừa có ý nghĩa kinh tế, có ý nghĩa chính trị, xã hội cao.
Thứ hai, xử lý nghiêm các cá nhân tổ chức có sai pham trong vụ việc đóng tàu hư hỏng, đóng mới không đảm bảo chất lượng.
Thứ ba, tổng hợp rà soát lại các cơ sở đóng tàu, đưa vào các đơn vị có chất lượng, đưa ra khỏi danh sách các cơ sở không đảm bảo chất lượng. Phải rà soát lại thiết kế tàu cá, nếu chưa phù hợp thì cần làm cho phù hợp hơn.
Thứ tư, các ngân hàng cân tháo gỡ nhưng khó khăn trong viêc vay vốn.
Thứ năm, quy trình đăng kiểm tàu cá cần làm chặt chẽ đảm bảo tàu xuất xưởng phải chất lượng. Nếu tàu đi vào hoạt động không tốt, đăng kiểm phải chịu trách nhiệm.
Thứ sáu, tăng cường giám sát quá trình đóng tàu, người dân, ngư dân cũng cần tham gia quá trình này để xem tàu cá cần thêm bộ phận nào, lược bỏ bộ phận nào.
Thứ bảy, rà soát quy hoạch lại số lượng tàu cá, để xem cần tăng hay giảm số lượng tàu. Rà soát gắn với điều tra nguồn lợi thủy sản để vừa đảm bảo được nguồn lợi thủy sản, đồng thời phù hợp với khả năng đánh bắt thuy sản, đáp ứng được yêu cầu tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia, chủ quyền biển đảo.
Phó Thủ tương Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ NNPTNT, Văn phòng Chính phủ tập trung sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 để ban hành trong quý 4.2017, thực hiện từ quý 1.2018. Tập trung sửa đổi để huy động được nguồn lực xây dựng nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, các cảng cá trọng tâm, cơ chế cho vay phù hợp; quy định rõ trách nhiệm các đơn vị liên quan đối với các cơ sở đóng tàu mới; sửa đổi bổ sung để có chính sách ưu đãi thuế, đúng với các quy định hiện hành.
Theo Danviet
"Nhiều dấu hiệu tiêu cực trong vụ tàu 67 gỉ sét, nằm bờ"
"Trong vụ việc này, tôi thấy có nhiều dấu hiệu của tiêu cực. Từ sự "móc ngoặc" giữa doanh nghiệp với người dân để làm giảm sự nghiêm trọng của vấn đề tới việc một số đồng chí có trách nhiệm sợ ảnh hưởng tới mình" - GS.TS Trần Ngọc Đường - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam nhận định.
Tàu vỏ thép BĐ 99179 TS đóng tại công ty TNHH Đại Nguyên Dương mới đưa vào sử dụng đã gỉ sét.
Chia sẻ tại Hội nghị lần thứ 12 Đoàn Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam khóa VIII diễn ra hôm nay, 21.6 tại Hà Nội, GS.TS Trần Ngọc Đường cho rằng, việc đóng tàu theo Nghị định 67 của Chính phủ cho đồng bào miền Trung ra khơi đánh bắt xa bờ là một chủ chương đúng đắn mang rất nhiều ý nghĩa của Đảng, Nhà nước.
Chủ trương này không những giúp ngư dân có được con tàu lớn hơn, to hơn, hiện đại và công năng tốt hơn mà còn tạo điều kiện cho người dân phát triển kinh tế, mà còn để bảo vệ Tổ quốc, chủ quyền quốc gia trên biển.
Theo GS. TS Trần Ngọc Đường, những doanh nghiệp thực hiện việc đóng thuyền cho người dân, để xảy ra tình trạng tàu bị gỉ sét, hư hỏng, phải nằm bờ là một điều đáng tiếc. Điều này đã dẫn tới việc nhiều ngư dân Bình Định đóng tàu 67 rơi vào cảnh lao đao vì bị ngân hàng giữ sổ đỏ. Thậm chí, có ngư dân đã đòi kiện Công ty TNHH Đại Nguyên Dương - đơn vị đóng tàu - ra tòa.
"Từ máy móc, phương tiện, cho tới nguyên liệu, kỹ thuật đều có vấn đề. Trong vụ việc này, tôi thấy có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Từ sự "móc ngoặc" của doanh nghiệp với người dân để giảm tính chất nghiêm trọng của vấn đề tới việc một số đồng chí có trách nhiệm cũng sợ ảnh hưởng tới mình. Vậy nên tiếng nói của họ trong sự việc này cũng rất "nhẹ nhàng", không thể hiện tư tưởng coi trọng vấn đề được Đảng, Nhà nước hết mực quan tâm" - ông Đường nói.
Ngư dân Đoàn Ngọc Nhi (Quảng Ngãi) mang 20 kg hồ sơ nhưng vẫn không thể vay được vốn đóng tàu
Từ đó, ông Đường đề nghị, Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam cần có giải pháp cụ thể để giám sát vấn đề tàu 67, chỉ ra những thiếu sót, những vấn đề tiêu cực nhằm làm tốt chủ chương của Đảng, Nhà nước. Đây vấn đề này rất nóng, nếu Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam cử đoàn hoặc có phương án giám sát, chỉ đạo cho Uỷ ban MTTQ Việt Nam các tỉnh Bình Định, Phú Yên làm tốt vấn đề này thì sẽ tạo ra ý nghĩa rất lớn.
Đồng tình với quan điểm của GS.TS Trần Ngọc Đường, Chủ tịch Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đề nghị Hội nghề cá Việt Nam cùng Uỷ ban TƯ MTTQ Việt Nam và Uỷ ban MTTQ Việt Nam các địa phương tham gia giám sát vấn đề tàu 67.
Tàu vỏ thép BĐ-99029 TS của ngư dân Trần Văn Hạo được đưa đi sửa chữa hư hỏng
Trước đó, vào cuối tháng 12.2015, Dân Việt đã nhận được thông tin, trong quá trình thực hiện Nghị định 67 về một số chính sách phát triển thủy sản, tại nhiều địa phương đã bộc lộ những tồn tại lớn liên quan tới việc vay vốn cũng như trong việc thi công đóng tàu.
Trong đó, nguồn tin từ một kỹ sư đóng tàu tại khu vực phía Nam cho hay có hiện tượng một số cơ sở đóng tàu, dù được cấp phép vẫn trà trộn thép Trung Quốc giá rẻ vào thay cho thép đóng tàu chuyên biệt của Hàn Quốc và Nhật Bản để giảm giá thành, đẩy lãi tăng lên.
Trong quá trình tìm hiểu sự việc, thực hiện loạt bài "Tàu 67 mắc cạn", nhóm PV đã phát hiện một vấn đề đáng lo ngại: Đó là tình trạng một số cơ sở đóng tàu sử dụng thép giá rẻ Trung Quốc phục vụ xây dựng các công trình nhà ở để đóng tàu vỏ thép cho ngư dân ra khơi.
Các nhà khoa học, chuyên gia về đóng tàu đã cảnh báo, những tàu này khi được đưa vào sử dụng sẽ bị nước biển ăn mòn, máy móc sẽ nhanh chóng hỏng hóc. Đặc biệt, tính mạng của những ngư dân trên các con tàu vỏ thép đó sẽ ở vào tình trạng nguy hiểm.
Ngoài ra, trong suốt thời gian vừa qua, báo NTNN/Dân Việt cũng liên tục đeo bám những thông tin, diễn biến mới nhất trong vụ việc lình xình liên quan tới chất lượng vỏ thép hàng loạt tàu 67 của ngư dân ở Bình Định.
Theo Danviet
Ngư dân có tàu vỏ thép hỏng hóc, rỉ sét: Chúng tôi nhớ biển... Đó là chia sẻ của hai ngư dân Đinh Công Khánh, ngư dân Lê Văn Thãi (xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) trước thềm cuộc Giao lưu trực tuyến về tàu vỏ thép do Báo NTNN/Dân Việt và Hội Nông dân tỉnh Bình Định tổ chức ngày 27.7. Cụ thể, ngư dân Đinh Công Khánh - chủ của con tàu...