PTT Nguyễn Xuân Phúc: Thay thế cán bộ thoái hóa
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Hà Nội thay thế và luân chuyển công tác đối với cán bộ thoái hóa, có nghi ngờ không trong sáng trong phòng chống buôn lậu.
Ngày 14/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hà Nội về chống buôn lậu, gian lận thương mại và an toàn giao thông.
Tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, nếu Hà Nội chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có hiệu quả thì góp phần làm tăng hiệu quả của công tác này trên cả nước vì Hà Nội là thị trường rất lớn.
Tuy nhiên, cũng cần nghiêm túc nhìn nhận tình hình này đang diễn biến nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, phá hoại nền sản xuất trong nước. Trên địa bàn Hà Nội, trên nhiều tuyến phố, chợ, trung tâm thương mại có nhiều hàng lậu, hàng giả được buôn bán, tiêu thụ.
Phó Thủ tướng cho rằng, kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại còn rất khiêm tốn, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong đợi của nhân dân. Trong khi thành phố có tới vài chục nghìn cán bộ chức năng có liên quan tới công tác này.
Thậm chí, có trường hợp vì lợi ích cục bộ mà làm ngơ cho các đối tượng buôn lậu, đồng thời còn có một bộ phận nhỏ cán bộ cơ quan chức năng của thành phố tha hóa, biến chất, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc làm việc ngày 14/8 (Ảnh: Lê Sơn/VGP)
Video đang HOT
Phó Thủ tướng yêu cầu Thủ đô phải làm gương cho cả nước trong công tác chống buôn lậu. Không ai được bao che, dung túng, bảo kê cho các đối tượng này.
Phó Thủ tướng lưu ý, thành phố cần hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Ban Chỉ đạo 389 TP Hà Nội, thay thế và luân chuyển công tác đối với cán bộ thoái hóa, có nghi ngờ không trong sáng trong công tác này.
Đồng thời, phát động nhân dân tham gia chống buôn lậu cũng như có cơ chế mua tin báo của nhân dân. Điều tra, nắm chắc đường dây, ổ nhóm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả để triệt phá ngay, điều tra, truy tố, xét xử ngay đối tượng vi phạm.
Phó Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ coi chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Vì vậy, lãnh đạo các cấp chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả bức xúc trên địa bàn.
Theo Khampha
Cần 2.000 tỷ đồng để giải quyết vấn đề di dân tự do
Tình trạng di dân tự do tại vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đã có dấu hiệu giảm trong những năm gần đây nhưng diễn biến vẫn rất phức tạp, khó kiểm soát nhất là đồng bào dân tộc thiểu. Cần khoảng 2.000 tỷ đồng để giải quyết vấn đề này trong 2-3 năm tới.
Phát biểu tại Hội nghị về dân di cư tự do, bố trí dân cư tự do ở vùng Tây Bắc và Tây Nguyên, do Bộ NN&PTNT phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Ban chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức khai mạc sáng 13/8, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định rằng tình trạng dân di cư tự do hiệnđã có sự chuyển biến tích cực với số lượng giảm dần qua các năm.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị (Ảnh:M.L)
Tại các tỉnh Tây Nguyên, khoảng 10 năm trở lại đây bình quân mỗi năm có trên dưới 2.000 hộ di cư tự do. Năm 2008 ghi nhận số dân di cư tựu do cao nhất, vào khoảng 4.247 hộ với 18.490 khẩu. Con số này đã giảm đáng kể xuống còn 695 hộ với khoảng 2.408 khẩu vào năm 2013 và khoảng 48 hộ với 211 khẩu vào quý I năm 2014.
Như vậy, số dân di cư tự do vào khu vực Tây Nguyên tính đến hết năm 2013 đã giảm tới hơn 83%.
"Trong những năm gần đây, tình trạng di dân tự do tuy đã giảm đáng kể nhưng diễn biến tình hinh hiện nay vẫn còn rất phức tạp, khó kiểm soát nhất là đồng bào dân tộc thiểu số vùng miền núi Tây Bắc và Tây Nguyên. Điều này gây nhiều khó khăn về công tác quản lý dân cư và đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội," Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khẳng định.
Tình trạng di cư tự do gây khó khăn về công tác quản lý dân cư (Nguồn ảnh: VietNamNet)
Điều đáng nói là đa số người dân di cư tự do từ Tây Bắc vào khu vực Tây Nguyên không có cuộc sống ôn định do thiếu đất ở và đất sản xuất, một số hộ dân phải đi làm thuê, tỷ lệ đói nghèo cao.
Do hạn chế về cơ sở hạ tâng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục và văn hóa nên tình trạng chiếm rừng, phá rừng, mua bán đất trái phép và tranh chấp đất đai diễn ra khá phổ biến tại khu vực này. Công tác quản lý hộ tịch, hộ khẩu, an ninh trật tự xã hội gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết tình trạng này, Bộ trưởng Cao Đức Phát kiến nghị Chính phủ tăng đầu tư phát triển kinh tế xã hội các vùng khó khăn thuộc địa phương có dân di cư theo các chương trình, dự án hiện hành để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cho người dân, hạn chế tình trạng di cư tự do.
Tỷ lệ nghèo trong số dân di cư tư do khá cao (Nguồn ảnh: baodaklak.vn)
"Để giải quyết cơ bản vấn đề di cư tự do cần khoản đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2-3 năm tới. Trước mắt, từ nay đến cuối năm Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ ưu tiên khoảng 500 tỷ đồng để giải quyết trước những vấn đề cấp bách về tình trạng di cư tự do," Bộ trưởng đề xuất.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, để giải quyết triệt để tình trạng trên cần phải tiến hành các giải pháp đồng bộ song song với các giải pháp trước mắt. Các địa phương cần tập trung giải quyết ngay tình trạng bức xúc, cấp bách về đời sống của nhân dân chưa được bố trí ổn định ở Tây Nguyên, kết hợp với việc thực hiện bố trí dân cư nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho nhân dân ở khu vực Tây Bắc, đặc biệt là khu vực biên giới. Việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh các cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực hệ thống chính trị gắn với việc thực hiện mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cũng là nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới.
Nguyên An
Theo Dantri
LS Chu Văn Vẻ: "Chỉ cần gõ cửa là nhả phong bì" "Cứ nhìn vào lực lượng thanh tra kiểm tra như thế nào là thấy ngay bộ mặt của tham nhũng thôi", LS Chu Văn Vẻ, nguyên Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác phòng chống tội phạm 6 tháng đầu năm 2014 vừa diễn ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc...