PS Vita có khởi đầu đáng thất vọng tại châu Âu
Tuy đã bán được 1,2 triệu sản phẩm PS Vita lắp ráp tại Mỹ và châu Âu ngay trong tuần phát hành đầu tiên, nhưng mẫu trò chơi điện tử di động mới của Sony vẫn được cho là có sự khởi đầu đáng thất vọng, với doanh số thấp hơn hai lần so với tuần đầu tiên phát hành sản phẩm PSP tại thị trường châu Âu hồi tháng 9/2005.
PS Vita bày bán tại Đức. (Nguồn: Getty Images)
Được phát triển dưới sự điều hành trực tiếp của Kaz Hirai, người sẽ chính thức đảm nhận vai trò chủ tịch Sony từ ngày 1/4 tới, PS Vita chỉ tiêu thụ được chưa đầy 250.000 sản phẩm trong một tuần tại các nước châu Âu chủ chốt trong khi con số cùng thời điểm năm 2005 đạt 600.000.
Sự lên ngôi của các loại điện thoại thông minh và máy tính bảng là nguyên nhân cơ bản làm giảm sự hấp dẫn của PS Vita.
Video đang HOT
Trong tình trạng đó, Sony cũng chỉ bán được 42.000 sản phẩm PS Vita tại Pháp, kém hơn hai lần so với “tiền bối” PSP. Các nhà phân phối tại thị trường này không còn tỏ ra mặn mà với thiết bị chơi điện tử từng một thời làm mưa làm gió này.
Tại Anh, tình hình còn nghiêm trọng hơn đối với PS Vita, với doanh số chỉ đạt 50.000 sản phẩm so với con số 189.000 sản phẩm đối với PSP cùng thời kỳ năm 2005. Tại Áo, các nhà phân phối lớn thậm chí đã từ chối đặt hàng với sản phẩm mới của Sony.
Để “chữa cháy” cho sự khởi đầu lận đận này, Sony có thể phải lặp lại cách làm trong năm 2011 đối với Nintendo, một sản phẩm cũng gặp tình cảnh tương tự với mẫu trò chơi điện tử di động 3DS, được phát hành với giá quá cao.
Nhiều chuyên gia tại châu Âu cho rằng thời gian tới, Sony sẽ phải giảm giá PS Vita, hiện đang được bán 250 euro cho phiên bản Wi-Fi và 300 euro cho phiên bản 3G. Tuy nhiên, Sony không thể quyết định giảm giá quá nhanh.
Thứ nhất, tập đoàn này đã ký hợp đồng phân phối PS Vita phiên bản 3G với các “đại gia” truyền thông như Vodafone tại châu Âu và SFR tại Pháp. Thứ hai, việc giảm giá quá nhanh sẽ được xem như một thất bại đầu tiên của Kaz Hirai, ông chủ tương lai gần của Sony.
Kaz Hirai đang nuôi tham vọng đưa Sony đến với ngôi vị số một thế giới trong lĩnh vực ảnh kỹ thuật số và trò chơi điện tử và sử dụng lợi nhuận có được từ các át chủ bài PS3, PSP và PS Vita để khôi phục vị thế trong lĩnh vực điện thoại di động, đặc biệt với thương hiệu Sony Ericsson.
Sony đang thực sự trải qua một giai đoạn khó khăn, với doanh số toàn cầu ngày càng sụt giảm. Trong quý 4/2011, chỉ tính riêng trong lĩnh vực trò chơi điện tử, doanh số của tập đoàn này đã sụt giảm 850 triệu euro so với thời gian trước đó./.
Theo TTXVN
Sony bán PS Vita bản tiếng Anh từ 22/2 năm sau
PS Vita là tên gọi của máy chơi game cầm tay PSP thế hệ mới của Sony, được nâng cấp với màn hình cảm ứng OLED 5 inch, công nghệ cảm biến chuyển động...
Máy game cầm tay PSP mới nhất của Sony, PS Vita.
Sony vừa thông báo hãng sẽ chính thức phát máy game PlayStation Vita (PS Vita) tại Mỹ, Canada, châu Mỹ La-tinh và châu Âu bắt đầu từ ngày 22/2 năm sau. Như vậy thời điểm mở bán PS Vita tại các thị trường trên sẽ muộn hơn tại Nhật khoảng 2 tháng.
PS Vita bán ra tại Nhật là phiên bản "nội địa" với ngôn ngữ trong máy là tiếng Nhật và khó có thể có thêm các ngôn ngữ phổ thông như Anh hoặc Pháp. Như vậy, muốn sở hữu một phiên bản PS Vita tiếng Anh, người dùng có thể phải đợi đến tận 22/2 năm sau.
PS Vita có cả phiên bản dùng sim 3G.
PlayStation Vita là máy game cầm tay PSP thế hệ mới vừa được Sony giới thiệu tại triển lãm E3 diễn ra vào mùa hè 2011. Có kiểu dáng thanh giống như PSP truyền thống nhưng PS Vita có màn hình 5 inch lớn hơn nhiều, sử dụng công nghệ màn hình OLED cao cấp và hỗ trợ cảm ứng đa điểm. Ngoài hệ thống phím bấm PlayStation truyền thống, Sony còn trang bị cho sản phẩm của mình bàn rê cảm ứng nằm ở mặt sau, công nghệ cảm biến chuyển động với gia tốc kế, con quay hồi quy.
Ngoài phiên bản Wi-Fi, PS Vita sẽ có thêm phiên bản sử dụng kết nối 3G. Cả hai đều hỗ trợ các ứng dụng trực tuyến, lướt web cùng các dịch vụ mạng xã hội Facebook, Foursquare, Skype và Twitter. Giá bán dự kiến của PS Vita tại Mỹ là 249 USD cho bản chỉ có Wi-Fi và 299 USD cho bản có thêm 3G.
Theo Số Hóa
Đặt khách hàng lên hàng đầu là tiêu chí của Sony Rất nhiều những công ty dùng mọi cách để thu lợi về mình từ việc bán sản phẩm cho tới những yêu cầu cao đối với khách hàng. Nhưng Sony không như vậy. Đòi hỏi kết nối Internet liên tục chỉ để chơi game offline, phải trả tiền mới có thể chơi được toàn bộ các phần trong game...đây thực sự là những...