Project Power: Tưởng đâu bom tấn cực phẩm, ai ngờ kỹ xảo quá là sến!
Hứa thật nhiều thất hứa thật nhiều, Project Power – bộ phim khiến netizen Việt phấn khích vì nhắc tới khá nhiều thương hiệu sản phẩm Việt, chính thức ghi danh vào đội ngũ phim siêu dở của Netflix vì sự nhạt nhẽo, thiếu chặt chẽ của mình.
Trong thời buổi bệnh dịch hoành hành, khán giả đang trở nên dễ tính và mong chờ những bộ phim giải trí hơn bao giờ hết – nhất là khi các bom tấn đều đang rủ nhau đi lánh nạn và để lại những tác phẩm thừa thãi cho không ai lấy, thấy không ai nhặt, bán không ai mua. Một trong số đó chính là Project Power (tựa Việt: Dự Án Siêu Năng Lực) vừa được Netflix phát hành vì có vẻ hệ thống truyền hình trực tuyến này không kịp làm phim khác hay hơn để ra mắt vào năm nay.
Nhìn qua, Project Power sở hữu ý tưởng kịch bản rất thú vị và có tiềm năng. Bộ phim theo chân một cô nhóc buôn thuốc lậu, một cựu chiến binh và một sĩ quan cảnh sát trong hành trình truy lùng và ngăn chặn một tổ chức bí ẩn đang tuồn ra ngoài những viên thuốc đặc biệt có thể mang lại siêu năng lực cho người uống trong vòng 5 phút. Bộ phim có sự tham gia của hai ngôi sao Jamie Foxx và Joseph Gordon-Levitt cùng gương mặt mới Dominique Fishback. Với phần hình ảnh trong trailer hào nhoáng, ngầu lòi cùng kinh phí làm phim lên tới 85,1 triệu đô, khán giả Netflix cứ ngỡ mình đã “bắt được vàng” khi bộ phim được phát hành ngày 14/8 vừa rồi. Đáng tiếc rằng họ đã lầm.
Trailer của Project Power
1. Ý tưởng hay ho đấy nhưng sao mọi thứ cứ mập mờ
Dường như Project Power đang cố xúc phạm trí tuệ của người xem với kịch bản của mình. Mặc dù sở hữu một ý tưởng sáng giá, nội dung của phim lại rất gượng ép và không thể phối hợp nhịp nhàng các yếu tố làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh. Thật khó để có thể chỉ ra chỗ nào đúng, chỗ nào không đúng khi xem Project Power vì toàn bộ tác phẩm mang lại cảm giác vội vã, thiếu mượt mà và có vẻ đạo diễn – biên kịch đang quá tham vọng trong việc tạo dựng một bộ phim vừa ngầu vừa “so deep”.
Cụ thể, tuyến nhân vật phản diện của Project Power không được xây dựng một cách dứt khoát. Đáng lẽ ra, kẻ phản diện đứng sau bộ phim phải là một gương mặt sở hữu quyền năng, sức mạnh hay trí tuệ đủ để làm khó dễ tuyến nhân vật chính diện. Thế nhưng “trùm cuối” của phim xuất hiện vội vã, đầy bất ngờ và ra đi cũng chóng vánh. Thậm chí người xem còn chưa kịp nhận ra đây là nhân vật phản diện cuối cùng. Chính điều này khiến bộ phim thiếu đi phần cao trào, kịch tính khi hai bên thiện – ác đối đầu.
Việc bộ phim dành quá nhiều thời gian cho các cuộc hội thoại dài lê thê cũng là một điểm trừ, nhất là khi đằng nào thì những phân đoạn ấy cũng không phối hợp nhịp nhàng được với phim. Mặc dù được gắn mác là phim hành động – giật gân, Project Power gần như là một khúc ru đưa người xem vào giấc ngủ suốt nửa đầu phim. Mặc dù nỗ lực khiến bộ phim “thoát xác” thành một tác phẩm sâu sắc của biên kịch được ghi nhận, nhưng nó không có ích mà thay vào đó chỉ khiến Project Power trở thành một mớ hỗn độn dài dòng.
Siêu năng lực duy nhất đáng kể chính là khả năng bắn rap siêu vần của nữ chính. Tuy nhiên chi tiết này lạc quẻ đến mức bộ phim nên cắt bớt ra khỏi phim và gửi sang Rap Việt hay King Of Rap của Việt Nam nhờ phát sóng hộ còn hơn.
2. Tham vọng về những thông điệp vĩ mô nhưng cách thể hiện đầy trẻ con
Cũng chính vì sự lê thê của những cuộc hội thoại dài như bất tận, ắt hẳn người xem sẽ nghĩ Project Power đang cố gửi gắm một vài thông điệp nhân sinh quan đầy thâm sâu. Nhưng không, chẳng có thông điệp gì được gửi gắm thành công qua tác phẩm này hết.
Thực chất, có một vài chi tiết trong phim nhắc tới sự phân biệt chủng tộc và sự tàn bạo của cảnh sát Mỹ – một vấn nạn đang bị lên án mạnh mẽ bởi cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, chỉ nhắc tới là chưa đủ. Vấn nạn này sẽ để lại hệ lụy gì? Bộ phim có cách nhìn như thế nào về nó và hướng giải quyết là gì? Với 2/3 nhân vật chính là người da màu, bộ phim có cơ hội tuyệt vời để làm nổi bật những thông điệp riêng liên quan tới chủ đề trên. Đáng tiếc, Project Power lại không làm vậy. Thay vào đó, bộ phim đơn thuần bỏ ngỏ, không tiếp tục xử lý những vấn nạn trên và chỉ dừng lại ở mức đề cập đến chúng qua loa. Các chi tiết này hoàn toàn không có tác động đáng kể tới mạch truyện chính. Như vậy thì cũng đâu có gì đáng gọi là thông điệp?
3. Đã thế kỹ xảo còn quá là sến!
Với kinh phí thuộc dạng khủng ngang ngửa những bom tấn như Shazam!, Harley Quinn hay The Hunger Games, không hiểu Project Power đã chi tiêu kiểu gì để nhận lại kỹ xảo trẻ con như vậy. Các phân cảnh hành động vốn đã ngắn còn bị quay theo kiểu úp mở với máy quay mải chạy theo tiền cảnh, hậu cảnh, các vật dụng ngẫu nhiên trong bối cảnh để trí tưởng tượng của người xem tự lấp đầy chỗ trống. Những chi tiết yêu cầu CGI cũng mang lại cảm giác chất lượng không xứng tầm với con số kinh phí đầu tư, trông như xem một bộ phim truyền hình – nghiệp dư và rẻ tiền.
Nếu đây là năm 2010 thì sự thể hiện này còn có thể chấp nhận được, nhưng thời điểm bộ phim ra mắt lại đang là 2020. Chính vì vậy, chất lượng kĩ xảo ba xu này khiến bộ phim xứng đáng làm một tác phẩm được chiếu miễn phí trên YouTube thì hơn.
Chấm điểm: 2/5
Tổng kết lại, Project Power là một bộ phim không xứng tầm với chính danh xưng và ý tưởng của nó. Được hậu thuẫn bởi cốt chuyện thú vị có thể được phát triển thành bom tấn điện ảnh, Project Power lại chết chìm trong một kịch bản quá tham vọng nhưng lại không chặt chẽ, cách làm phim quá cố gắng để tỏ ra khác biệt để rồi không ai có thể đồng cảm được. Cũng chính vì vẻ ngoài và trailer hào nhoáng, bộ phim nhanh chóng leo lên top 1 thịnh hành của Netflix tại nhiều nước (trong đó có Việt Nam) sau khi ra mắt nhưng rồi cũng chỉ nhận lại trái đắng với số điểm Rotten Tomatoes ở mức 54% do khán giả đánh giá.
2020 không chỉ là một năm buồn cho các nhà phát hành phim ngoài rạp mà có vẻ là đối với cả Netflix khi mọi nỗ lực của gã khổng lồ này từ đầu năm như Da 5 Bloods, The Old Guard, Eurovision và giờ là Project Power đều không được khán giả coi là xuất sắc.
'Project Power' - khi siêu năng lực mang màu sắc kinh dị
Tác phẩm giả tưởng có sự góp mặt của Jamie Foxx và Joseph Gordon-Levitt ghi điểm nhờ yếu tố hành động lôi cuốn, kỹ xảo đẹp mắt. Tuy nhiên, nội dung phim còn rập khuôn, an toàn.
Nội dung Project Power lấy bối cảnh tương lai gần khi tổ chức Teleios bí ẩn tung ra chợ đen Power - loại thuốc giúp người dùng sở hữu siêu năng lực trong vòng năm phút, nhưng đồng thời có thể giết chết họ. Những viên thuốc quyền năng lan tỏa khắp ngõ ngách New Orleans, Mỹ và khiến cảnh sát gặp vô vàn khó khăn trong việc truy đuổi tội phạm.
Do đó, viên cảnh sát Frank (Joseph Gordon-Levitt) quyết định sử dụng Power để bảo vệ thành phố. Đầu mối cung cấp thuốc cho anh là nữ sinh Robin (Dominique Fishback). Trong khi đó, cựu Thiếu tá quân đội Art (Jamie Foxx) đang truy lùng tung tích của những kẻ chế tạo ra Power.
Sau nhiều sự kiện, cả ba buộc phải phối hợp để điều tra âm mưu đen tối đằng sau loại "thần dược", cũng như giải cứu con gái của Art. Tuy nhiên, cuộc chiến không hề dễ dàng khi kẻ thù của họ sở hữu hàng loạt siêu năng lực bá đạo cùng nguồn cung cấp thuốc dường như vô tận.
Những ý tưởng tiềm năng
Ýtưởng siêu năng lực đến từ những viên thuốc của Project Power tương đối giống tác phẩm ăn khách Limitless (2011). Thay vì sở hữu trí tuệ siêu việt, người dùng Power được ban cho những năng lực khác nhau cũng trong khoảng thời gian nhất định. Cả hai loại thuốc đều có tác dụng phụ khiến người dùng ngày càng phụ thuộc, mất dần các chức năng cơ thể, rồi dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, chi tiết sức mạnh của người dùng đến từ động vật cũng dễ gây liên tưởng đến loạt truyện tranh Terra Formars của Nhật Bản. Sự kết hợp thú vị bước đầu kích thích trí tò mò của người xem. Song, biên kịch Mattson Tomlin lại tỏ ra khá non tay khi mang đến câu chuyện có phần rập khuôn. Trên thực tế, đây cũng mới là tác phẩm đầu tiên do anh chấp bút.
Điểm yếu lớn nhất của Project Power nằm ở kịch bản. Ảnh: Netflix.
Project Power nhấn mạnh yếu tố trinh thám khi đặt ra hàng loạt bí ẩn xung quanh Teleios, động cơ vì sao chúng phân phát Power, nguồn gốc của loại "thần dược", hay thậm chí là câu chuyện quá khứ của Art và con gái. Song, mọi thứ rốt cuộc được giải quyết tương đối đơn giản.
Tổ chức Teleios được cho là có tiềm năng kinh tế và quyền lực khổng lồ khi dễ dàng thao túng cả một thành phố. Song, chúng rốt cuộc bị xâm nhập một cách dễ dàng. Art và Frank nhanh chóng gạt qua mâu thuẫn ban đầu, rồi cùng nhau tìm đến tận trụ sở kẻ thù mà không gặp nhiều thử thách.
Họ cũng chỉ gặp vài đối thủ có siêu năng lực, dù Teleios sở hữu rất nhiều viên thuốc Power. Sau khoảng nửa đầu tương đối hấp dẫn, nửa sau của Project Power đi vào lối mòn và lãng phí nhiều tiềm năng trước đó.
Hành động và kỹ xảo ấn tượng
May mắn thay, phần nội dung trung bình của Project Power được bù đắp bởi mảng hành động và kỹ xảo ấn tượng. Năng lực của những người sử dụng Power vô cùng đa dạng và tỏ ra tương đồng với nhóm X-Men hay Fantastic Four. Tuy nhiên, họ đồng thời là phiên bản kinh dị của các siêu anh hùng khi cơ thể bị tàn phá nghiêm trọng.
Đơn cử cho sự khác biệt là Newt (Machine Gun Kelly) khi so sánh với Human Torch (Chris Evans) của Fantastic Four (2005). Đều sở hữu năng lực điều khiển lửa, Human Torch luôn xuất hiện với vẻ điển trai, áo quần sạch bóng. Còn Newt thì không khác gì một xác chết di động khi cơ thể cháy đen với những mảng da thịt bong tróc.
Các màn kỹ xảo và hành động trong phim rất ấn tượng. Ảnh: Netflix.
Đây cũng là điểm nhấn về mặt kỹ xảo của tác phẩm khi thể hiện được những siêu năng lực quen thuộc theo màu sắc thực tế. Project Power thường xuyên sử dụng kỹ thuật bullet-time khiến mọi thứ bất động để thể hiện sự tác động dưới mức độ phân tử như da thịt bốc cháy hay cơ thể đổi màu liên tục theo môi trường xung quanh.
Phần hành động của tác phẩm nhuốm màu bạo lực. Những trận đánh trong phim diễn ra đẹp mắt và thường kết thúc nhanh gọn khi cả hai liên tục tấn công vào điểm yếu của đối phương, chứ không kéo dài lê thê như nhiều phim siêu anh hùng khác.
Dàn nhân vật có chiều sâu
Một điểm cộng khác của Project Power là xây dựng được dàn nhân vật có chiều sâu. Art hết mực yêu thương và luôn cảm thấy tội lỗi với con gái khi chính anh là nguyên nhân khiến cô bé bị bắt cóc. Những đoạn hồi tưởng xuyên suốt bộ phim cho thấy sự tương đồng giữa con gái Art và Robin. Điều này khiến anh nhanh chóng đồng cảm và dành tình thương cho cô bé mồ côi cha.
Ở hướng ngược lại, Robin là đại diện cho một bộ phận người da màu ở Mỹ khi luôn bị xã hội chèn ép và bỏ rơi. Dù tài năng đến đâu, họ cũng không thể nào ngoi lên bởi tư tưởng phân biệt chủng tộc. Điều đó đẩy nhân vật vào con đường phạm pháp khi buôn bán Power.
Các nhân vật chính của bộ phim đều được xây dựng vừa vặn, hợp lý. Ảnh: Netflix.
Tuy nhiên, Robin không hề xấu khi sẵn sàng hết lòng giúp đỡ Frank và Art ngăn chặn tổ chức Teleios. Nếu không có họ, cô có lẽ khó thoát khỏi vòng luẩn quẩn và chỉ có thể giãi bày tâm sự hay sự bức bối qua các bài nhạc rap.
Frank cũng là một mảnh ghép thú vị khi chấp nhận nhúng chàm, sử dụng chính phương thức của bọn tội phạm để bảo vệ thành phố. Tuy có thể coi là các siêu anh hùng, nhưng Art hay Frank không hề hoàn hảo khi bản thân đều có những hành động xấu dù mang mục đích cao cả.
Diễn xuất của Jamie Foxx, Joseph Gordon-Levitt và Dominique Fishback là tương đối tốt và ăn ý. Tuy nhiên, tuyến phản diện của Project Power lại khá một màu và nhàm chán, tỏ ra thiếu cân xứng với nhóm người hùng.
Với Project Power, Netflix tiếp tục mắc phải điểm yếu cố hữu "đầu voi đuôi chuột" về mặt nội dung. Dẫu vậy, bộ phim rõ ràng có nhiều điểm tiến bộ hơn các tác phẩm gần đây của hãng, đặc biệt là về phần hành động và kỹ xảo.
Loạt 'Dark Knight' chưa bao giờ có kế hoạch làm phần ngoại truyện Joseph Gordon-Levitt khẳng định nhân vật Robin của anh ở "The Dark Knight Rises" (2012) chưa từng có cơ hội được làm phim riêng và tác phẩm đã đem tới cái kết trọn vẹn. Sau thời gian vắng mặt trên màn ảnh, nam diễn viên Joseph Gordon-Levitt mới tái ngộ khán giả qua Project Power. Đây là tác phẩm siêu anh hùng mới...