‘Prey’ – thợ săn khát máu
Phần tiền truyện của thương hiệu “ Predator” xoay quanh cuộc chiến giữa một bộ tộc da đỏ và gã thợ săn hung tợn đến từ hành tinh khác.
Predator xuất hiện lần đầu trong phim hành động cùng tên, có Arnold Schwarzenegger đóng chính, ra mắt năm 1987. Sinh vật trở thành một trong những văn hóa đại chúng đáng nhớ nhất bởi bộ giáp tàng hình cổ quái, cùng niềm đam mê săn lùng các loài “đầu chuỗi thức ăn” trong khắp vũ trụ, trong đó có loài người của Trái Đất.
Điểm độc đáo nằm ở chỗ Predator (hay Yautja) không phải nhân vật cụ thể, mà là tên gọi một chủng loài ngoài hành tinh coi niềm vui săn bắn là lẽ sống. Qua mỗi phần, nhà làm phim giới thiệu các thành viên tộc Yautja với ngoại hình và tính cách đặc trưng, cũng như mở rộng câu chuyện về nguồn gốc, tín ngưỡng và các xung đột của họ với Trái Đất.
Trong khi các phần trước của Predator đều là phim điện ảnh, Prey là tác phẩm truyền hình đầu tiên. Phim lấy bối cảnh 1719 tại Đại Bình Nguyên Bắc Mỹ, nơi một bộ tộc da đỏ đang trên bờ vực suy tàn trước cuộc xâm lược của người Pháp. Trong khi tìm cách đối mặt giặc ngoại xâm, cô gái trẻ Naru (Amber Midthunder đóng) và các anh chị em nhận ra họ phải đối đầu với hiểm họa chết chóc hơn – một “vị khách lạ” đến từ trời cao.
Prey là phần tiền truyện kiêm tái khởi động thương hiệu Predator.
Công thức cũ, trải nghiệm mới
Nếu lược bỏ chi tiết, cấu tứ kịch bản Prey không khác mấy so với phim Predator đầu tiên: Một nhóm chiến binh con người đối đầu người ngoài hành tinh cao trên 2 m. Nura có vài nét tính cách giống vai Đại úy Alan Schaefer của Arnold Schwarzenegger, dũng cảm song rất cứng đầu. Theo thời gian, hai nhân vật chính nhận ra chiến thuật là cách đối đầu duy nhất với địch thủ mang sức mạnh vượt trội.
Nói về việc được truyền cảm hứng bởi phần đầu tiên, thì trước Prey, Predators (2010) và The Predator (2018) có cách triển khai nội dung tương tự. Vốn dĩ, khán giả của loạt phim không mong chờ sự đổi mới, chủ yếu quan tâm các món vũ khí công nghệ chết người của lũ thợ săn, cũng như cách nhóm nhân vật chính đối đầu chúng. Vậy nên việc đường dây kịch bản của Prey giống các phim tiền nhiệm không là lý do khiến người hâm mộ thất vọng.
Kịch bản phim không mới, song tạo sự hấp dẫn qua tình tiết.
Phim chú trọng khai thác văn hóa người da đỏ, thông qua tập tục vẽ mặt khi ra trận, trang phục và bối cảnh. Đạo diễn Dan Trachtenberg sử dụng công nghiên cứu từ cách dùng vũ khí, bối cảnh lịch sử, cách người da đỏ cưỡi ngựa – mang đến chất liệu lịch sử đáng tin cậy cho phim.
Giống các phần trước, ngoại hình của Predator trong phim mới chỉ thay đổi thiết kế tiểu tiết để tạo điểm nhấn. Được Dan Trachtenberg miêu tả là “ Feral Predator” (Predator hoang dã), sinh vật có tạo hình gai góc, thiên về phong cách gothic hơn là khoa học viễn tưởng như các “hậu bối”. Để phù hợp setting (bối cảnh), Feral Predator dùng loạt vũ khí thô sơ, sắt nhọn, mang đến các cái chết man rợ hơn.
Tạo hình Predator trong phim mới.
Một cách chủ đích, sinh vật mang đến nhiều cảnh hành động mãn nhãn trên phim. Loạt cảnh Predator dễ dàng đánh bại các động vật hoang dã như rắn độc, sư tử… – mối đe dọa thường nhật của làng da đỏ – khắc họa sức mạnh áp đảo của gã.
Đại cảnh tay thợ săn vũ trụ thi triển các món đồ công nghệ khi đối đầu con người, tận dụng biên độ quay rộng cùng nhịp phim nhanh, tạo ra phần nhìn bắt mắt, ở mức tốt so với mặt bằng chung phim truyền hình.
Thông điệp nữ quyền được truyền tải hợp lý
Thay cho vai “anh hùng kiểu Mỹ” của Schwarzenegger trong phần đầu, ngoại hình cùng diễn xuất của Amber Midthunder mang đến một Naru nhỏ nhắn nhưng ngoan cường.
Cô không có nhiều thoại để khắc họa thông điệp nữ quyền như các phim Hollywood gần đây, song thể hiện chi tiết qua chuỗi biểu cảm mặt giàu cảm xúc. Nữ diễn viên tạo thiện cảm qua các câu thoại thông minh, gọn gàng.
Amber Midthunder không xa lạ với khán giả truyền hình, qua loạt phim Banshee, Legion, The Originals…
Theo Discussingfilm, Midthunder tự thực hiện các cảnh hành động. “Cả bộ phim là một cuộc thử thách thể chất”, cô nói. Nữ diễn viên gốc da đỏ cùng các bạn diễn ở lại bối cảnh phim suốt bốn tuần, học cách sử dụng cung, giáo và rìu tomahawks. Riêng Midthunder có các cảnh quay khắc nghiệt, như khi nhân vật Naru vật lộn tìm đường sống vì mắc kẹt dưới đầm lầy.
Theo motif quen thuộc “Cô gái sống sót” thường thấy trong phim kinh dị Hollywood, phía biên kịch có cách xử lý thông minh trong trận đấu quyết định giữa Naru và Predator. Phim khéo léo cài cắm sự thông minh, tháo vát của nữ chính từ đầu, để các tình tiết cô đặt bẫy, lợi dụng địa hình để chống lại kẻ thù lớn gấp đôi mình đáng tin cậy hơn.
Tuy nhiên, so với Midthunder, các diễn viên thứ chính khá nhạt nhòa. Hầu hết góp mặt với số phận làm “con mồi” được cài cắm từ trước. Nhóm diễn viên đóng vai người Pháp không có điểm nhấn, vì thế câu chuyện lịch sử trong phim bị quên lãng ở nửa sau, nhường chỗ cho các pha giết chóc đẫm máu. Kịch bản tuyến tính của Prey cũng khó chiều lòng một bộ phận khán giả.
Sau khi ra mắt trực tuyến, Prey nhận lời khen từ các nhà phê bình thế giới vì góp phần làm tươi mới thương hiệu. Tác phẩm nhận 92% trên Rotten Tomatoes, trở thành phim có điểm số cao nhất thuộc loạt Predator. Theo đạo diễn Dan Trachtenberg, các phần phim sau của Prey sẽ đi theo hướng riêng, mang đến các yếu tố “chưa từng thấy” ở loạt phim.
Trailer Prey
Loạt laptop chơi game của Lenovo ra mắt thị trường Việt Nam
Các dòng máy chơi game Legion của Lenovo tung ra thị trường Việt Nam phủ đầy đủ phân khúc giá từ trung bình tới cao cấp.
Lenovo tung ra thị trường Việt Nam loạt laptop chơi game, gồm Lenovo Legion 7i và Legion Slim 7i, Legion 5i và Legion 5i Pro và IdeaPad Gaming 3i (15" và 16").
Các máy được trang bị chip xử lý Intel Core thế hệ 12 mới nhất, tập trung vào thiết kế hiện đại và tăng cường hiệu năng sản phẩm.
Legion 7i và Legion Slim 7i
Bộ đôi mới nhất thuộc seri 7 này của Lenovo Legion thuộc nhóm laptop gaming 16-inch mạnh nhất thế giới, được trang bị webcam FHD, sở hữu màn hình WQXGA (25601600) rất nét.
Legion 7i ưu tiên hiệu suất chơi game trong khi Legion Slim 7i đa năng và linh hoạt hơn với thiết kế mỏng nhẹ. Máy được chế tác từ chất liệu nhôm và magiê trong hàng không vũ trụ.
Các máy có hệ thống RGB đồng bộ hiệu ứng đèn nền bàn phím với nội dung game đang chơi trên màn hình. Cơ chế AI trong máy có thể dự báo mức độ hiệu suất quạt, cũng như cân bằng nguồn tài nguyên GPU và CPU được xuất ra theo thời gian thực cho từng game đang chơi để đạt hiệu quả cao.
Legion 7i và Legion Slim 7i dùng Intel Core i9-12900HX thế hệ 12 mới nhất, RAM DDR5 32GB, card đồ họa rời NVIDIA GeForce RTX 3080 Ti cùng ổ cứng SSD dung lượng cao. Máy dùng hệ thống loa Harman (2 loa 2W, màn hình có tần số quét 240 Hz, dải màu rộng, độ chuẩn màu tới DCI P3.
Cả 2 đều trang bị các kết nối HDMI 2.1, Thunderbolt 4, sạc nhanh USB Type-C 135 Whr, kết nối Wi-Fi Intel Killer Wi-Fi 6E13 AX1690i Dual Radio, cùng dung lượng pin 99,99 Whr.
Legion 5i và 5i Pro
Legion 5i (15") và Legion 5i Pro (16") được trang bị vi xử lý Intel Core i9-12900H thế hệ 12, card đồ họa tới NVIDIA GeForce RTX 3070 Ti, RAM DDR5 tới 32GB, ổ cứng PCIe SSD (Gen4) tới 1TB.
Bộ đôi laptop gaming của Lenovo sở hữu màn hình WQHD với tần số quét lên tới 240Hz. Ngoài ra, màn hình còn hỗ trợ chuẩn màu 100% sRGB, tốc độ đáp ứng 3ms, độ sáng 500 nit cùng Dolby Vision, và NVIDIA G-SYNC.
Các máy có kết nối không dây 2x2 Wi-Fi 6E, công nghệ sạc nhanh USB Type-C 135 Whr, webcam HD và hệ thống 2 loa Nahimic Audio.
IdeaPad Gaming 3i
IdeaPad Gaming 3i với hai kích cỡ màn hình 15" và 16" dành cho những người mới chơi game. Trọng lượng cũng như thiết kế gọn nhẹ của máy để dễ cho vào balo. Sản có kết nối Wi-Fi 6, công nghệ sạc nhanh và màn hình có độ sáng 500 nit.
Máy được trang bị vi xử lý Intel Core i7 H-series thế hệ 12 cùng card đồ họa rời tới NVIDIA GeForce RTX 3060, và RAM DDR4 tới 32GB.
Chiếc laptop gaming này sở hữu màn hình có độ phân giải WQHD (2560 x 1600), định dạng 16:10 góc nhìn rộng, độ phủ màu 100% sRGB. Âm thanh từ hệ thống Nahimic Audio 3D Sound System cùng tùy chọn bàn phím có đèn nền RGB và webcam 1080p FHD đủ cho máy chơi game vừa đủ.
Các mẫu laptop gaming hiện đã có mặt trên thị trường. Mức giá khởi điểm của Legion 7i và Slim 7i từ 62,99 triệu đồng, Legion 5i và 5i Pro từ 33,99 triệu đồng, và của IdeaPad Gaming 3i từ 26,49 triệu đồng.
Nubia Redmagic 7 lộ thông số khủng Trang weibo của Nubia đã đưa ra những con số ấn tượng của Nubia Red Magic 7, dự kiến ra mắt trong tháng 2. Các cái tên smartphone gaming quen thuộc như Black Shark, Nubia Red Magic và ASUS ROG, và Lenovo cùng với dòng Legion của nó đã đưa ra những thông tin về các sản phẩm sắp được cho ra mắt....