PrEP-hiệu quả trong dự phòng lây nhiễm HIV
Cuối năm 2019, Việt Nam có 11 tỉnh, thành phố triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP). Hiện 5.860 khách hàng đang sử dụng PrEP, trong đó 60% khách hàng sử dụng dịch vụ tại phòng khám tư nhân. Tại TP Cần Thơ hiện có 7 phòng khám với hơn 300 khách hàng đang sử dụng PrEP.
Bác sĩ hướng dẫn cho khách hàng dùng PrEP tại Phòng Khám bác sĩ Tuyền (Glink Cần Thơ).
PrEP là sử dụng thuốc kháng virus (ARV) hằng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm HIV. 7 phòng khám đang triển khai PrEP ở TP Cần Thơ, gồm: Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Phòng khám Glink, Trung tâm y tế (quận Bình Thủy, Cái Răng), Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ và 2 phòng mạch tư của bác sĩ Bạch Quí, bác sĩ Thu Hoa.
Trong các phòng khám, hiện nay, Phòng khám Glink Cần Thơ và Trung tâm Y tế quận Bình Thủy đông khách hàng nhất. Tính đến tháng 4-2020, Phòng khám Glink Cần Thơ đã có 109 khách hàng. Trung bình hàng tháng có 15 khách hàng đến đăng ký điều trị, đa số khách hàng tuân thủ tốt điều trị.
Video đang HOT
Trưởng nhóm Glink Cần Thơ Phạm Trương Kim Dương, cho biết: “Chúng tôi tiếp cận khách hàng chủ yếu qua mạng xã hội. Khi khách hàng muốn đến tư vấn, đăng ký điều trị, chúng tôi sẽ hẹn giờ, thuận tiện và bảo mật nhất cho khách hàng. Các bước tư vấn, sàng lọc đầu tiên được làm rất kỹ lưỡng vì có những khách hàng tìm đến PrEP theo phong trào, khó duy trì lâu dài. Chúng tôi chọn chất lượng thay vì số lượng. Ngoài ra, trong những ngày đầu uống thuốc, nhân viên thường xuyên liên hệ, hỏi thăm, động viên, giải tỏa những vướng mắc, tác dụng phụ của thuốc cho khách hàng. Một vài khách hàng mới uống thuốc cảm thấy nóng, nổi mụn… Tuy nhiên, tình trạng này thường chỉ kéo dài trong 1 tuần đầu uống thuốc”.
Một khách hàng uống PrEP kể: “Tôi uống PrEP được vài tháng nay. Sức khỏe bình thường, không thấy có tác dụng phụ gì. Tôi tiếp tục dùng PrEP vì thấy yên tâm hơn trước nguy cơ lây nhiễm HIV từ bạn tình. Tôi tìm hiểu thì thấy hiệu quả bảo vệ của PrEP cao hơn bao cao su. Tuy nhiên, trong quan hệ, bác sĩ khuyên tôi nên vừa sử dụng bao cao su vừa sử dụng PrEP để vừa phòng lây nhiễm HIV vừa phòng lây truyền các bệnh qua đường tình dục”.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thúy Vân, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, PrEP uống mỗi ngày trước khi có nguy cơ nhiễm HIV. Người chưa nhiễm HIV và có nguy cơ cao nhiễm HIV nên dùng, hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục 90% và tiêm chích ma túy 70%.
Theo các nghiên cứu, sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục qua đường hậu môn: người nhận hiệu quả bảo vệ từ 63-87%, người cho 55-76%. Với quan hệ tình dục khác giới qua đường âm đạo, hiệu quả của bao cao su là 80% trong khi PrEP 92%.
Chị Phạm Nguyễn Anh Thư, phụ trách Khoa Truyền thông và Can thiệp giảm hại, Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ, cho biết: Dưới sự hỗ trợ của Quỹ toàn cầu, khách hàng sử dụng PrEP đều được miễn phí toàn bộ từ thuốc, xét nghiệm… TP Cần Thơ cam kết với Quỹ toàn cầu đạt 1.500 khách hàng vào cuối năm 2020. Dự kiến, sẽ mở thêm phòng khám ở các trung tâm y tế của quận Ninh Kiều, quận Thốt Nốt, huyện Thới Lai và Vĩnh Thạnh. Ngoài ra, tại huyện Thới Lai và Vĩnh Thạnh cũng có thêm 2 phòng khám tư nhân. Việc mở rộng mạng lưới phòng khám đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng.
Ngoài PrEP hàng ngày, theo Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS TP Cần Thơ, các phòng khám đang chuẩn bị triển khai PrEP tình huống (ED-PrEP). Với liều 2 1 1 (liều đầu uống 2-24 giờ trước quan hệ tình dục, liều 2: 24 giờ sau liều đầu, liều 3: 28 giờ sau liều đầu). Khách hàng có thể chuyển từ PrEP hàng ngày sang PrEP tình huống và ngược lại. Tuy nhiên, hiện nay PrEP tình huống chỉ chỉ định cho nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM), quan hệ tình dục không thường xuyên và đảm bảo được việc dùng thuốc PrEP trong vòng 2-24 giờ trước khi quan hệ tình dục. Điểm khác biệt nữa là PrEP tình huống sau 2-24 giờ uống thuốc có tác dụng bảo vệ, trong khi PrEP hàng ngày 7 ngày sau mới có tác dụng bảo vệ (quan hệ tình dục qua đường hậu môn); 21 ngày mới có tác dụng bảo vệ (quan hệ tình dục qua đường âm đạo).
Quy trình cung cấp dịch vụ PrEP có 5 bước: Sàng lọc nguy cơ của khách hàng (theo phiếu); đánh giá tình trạng nhiễm HIV và xác định khách hàng đủ tiêu chuẩn sử dụng PrEP; khám lâm sàng (phát hiện bệnh lý về thận, bệnh lây truyền qua đường tình dục) và xét nghiệm (creatinine, viêm gan B, C, xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục), thử thai (nếu cần); tư vấn tuân thủ điều trị và kê đơn; lên lịch tái khám và theo dõi khách hàng.
Thuốc tiêm hiệu quả giảm tới gần 100% nguy cơ phơi nhiễm HIV
Cabotegravir là loại thuốc tiêm đang được giới y khoa kỳ vọng sẽ hiệu quả hơn so với thuốc dạng viên PrEP khi giúp giảm tới 99% nguy cơ nhiễm HIV.
Theo Viện Sức khỏe Mỹ, tiêm cabotegravir cứ 8 tuần/lần có thể phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và thậm chí còn hiệu quả hơn so với viên uống hàng ngày PrEP đã được phát triển trước đó.
Đây là kết quả sơ bộ cuộc thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn được tiến hành trong suốt hơn 3 năm qua tại 7 quốc gia, trong đó có Mỹ, Brazil, Thái Lan và Nam Phi đối với những nam giới ở độ tuổi dưới 30 từng quan hệ tình dục với người đồng giới hoặc phục nữ chuyển giới. Đây là nhóm người có nguy cơ cao nhất bị phơi nhiễm HIV/AIDS. Một thử nghiệm khác cũng đang được tiến hành đối với phụ nữ.
(Ảnh minh họa: AFP)
Không gây bất tiện với liều 2 tháng/lần
Hiện nay, loại thuốc phòng ngừa duy nhất được cấp phép hiện nay là thuốc dạng viên nén PrEP, viết tắt của từ tiếng Anh Pre-Exposure Prophylaxis, có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Nếu sử dụng PrEP hàng ngày, nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không được bảo vệ có thể giảm tới 99%. Tuy nhiên, việc làm sao để người bệnh tuân thủ đúng liệu trình. Uống thuốc hàng ngày suốt đời không phải là điều dễ dàng. Người bệnh có thể quên uống thuốc, hoặc quên thuốc khi đi du lịch. Họ cũng có thể bị hết thuốc hoặc không có đủ tiền mua thuốc. Vì thế các nhà nghiên cứu đã hướng tới một phương pháp điều trị vừa hiệu quả, lại vừa thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Hiệu quả lên tới 100%
Kết quả: 50 người tham gia nhiễm HIV trong giai đoạn thử nghiệm, song lại có sự khác biệt lớn giữa 2 nhóm: 12 người tại nhóm sử dụng thuốc tiêm cabotegravir và 38 trong nhóm sử dụng thuốc uống PrEP. Điều này có nghĩa là việc sử dụng thuốc tiêm cabotegravir mang lại hiệu quả cao hơn 69% so với PrEP, vốn lâu nay vẫn được xem là một cột trụ trong chính sách phòng ngừa, đặc biệt là tại Mỹ nơi có ít nhất 200.000 người có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS.
Trước những kết quả tích cực này, các nhà nghiên cứu đã quyết định kết thúc sớm thử nghiệm chia nhóm để tất cả những người tham gia đều có thể sử dụng phương pháp tiêm cabotegravir hiệu quả hơn. Theo Giám đốc nghiên cứu và phát triển của ViiV Healthcare (tập đoàn GSK), kết quả rất đáng khích lệ, không chỉ bởi hiệu quả mạnh mẽ của cabotegravir mà còn bởi hiệu quả của một nghiên cứu đại diện đầy đủ cho nhóm người có nguy cơ phơi nhiễm HIV/AIDS cao nhất./.
Cứu sống bệnh nhân bị đứt rời khí quản, thực quản Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng có vết thương sâu nơi hạ họng, khí quản và thực quản đứt rời, kèm nhiều vết đứt mạch máu tay, chân. Sáng nay (28/04), bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ thông tin: Các bác sĩ của bệnh viện đã cứu sốngbệnh nhân bị đứt rời khí quản, thực quản, nguy cơ tử vong...