Prada – hãng thời trang khiến ‘Bà hoàng Vogue’ Anna Wintour mê mẩn
Với sự ra mắt của bộ phim “The Devil Wears Prada” (Yêu nữ thích hàng hiệu) năm 2006, Prada một lần nữa đạt đến thời kỳ hoàng kim.
Mở đầu phim chính là hình ảnh Meryl Streep trong vai Miranda, tổng biên tập một tạp chí thời trang danh giá, xuất hiện với chiếc túi Prada trên tay. Bộ phim dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên, được tác giả Lauren Weisberger kể lại từ chính kinh nghiệm làm thư ký cho tổng biên tập tạp chí Vogue . Nhân vật Miranda trong phim được lấy cảm hứng từ Anna Wintour, tổng biên tập Vogue Mỹ. Theo một bài phỏng vấn tác giả, Anna Wintour được ví như một “yêu nữ”, bà rất thích mặc đồ Prada, và cái tên The Devil Wears Prada ra đời.
Poster The Devil Wears Prada.
Lí do gì khiến bà trùm làng thời trang Anna Wintour lại mê mẩn Prada đến vậy?
Prada là một thương hiệu đồ xa xỉ thường xuyên thay đổi và thử thách những cái mới. Prada bắt đầu khi Mario Prada mở một cửa hàng đồ da ở Milan (Italy) vào năm 1913. Tại Milan, Mario Prada, cùng người em trai là Martino Prada, khai trương cửa hàng Fratelli Prada (có nghĩa là “Anh em nhà Prada”) chỉ bán những loại da tốt nhất.
Trong khi Thomas Burberry sáng chế ra loại vải gabardine, Mario Prada phát triển da saffiano. Saffiano mang nghĩa là “lưới thép” trong tiếng Italy, là một loại da được làm bằng cách dập nhiệt họa tiết trên da bò mềm tạo nên những đường vân nổi tựa như lưới thép, sau đó được ép một lớp nilon bóng tạo nên đặc trưng rất bền và khả năng chống bám bẩn cực tốt. Các sản phẩm thời trang làm từ da saffiano vẫn là hot item của Prada. Mario Prada thường xuyên kết hợp những chất liệu quý hiếm mà ông thu thập được trong những chuyến du lịch với những thứ thuộc về thời trang, làm nên những sáng tạo độc đáo được giới thượng lưu đặc biệt yêu thích. Tinh thần khám phá những cái mới cùng với tư duy kinh doanh chính là hơi thở của Prada.
Logo Savoy Royal và logo Prada có nút thắt.
Năm 1919, Prada được Hoàng gia công nhận và chỉ định là nhà cung cấp chính thức của Hoàng gia Savoy Italy. Logo của Prada cũng được gắn huy hiệu và nút thắt của Hoàng gia Savoy. Burberry là nhà cung cấp chính thức cho Hoàng gia ở Anh, còn Prada là nhà cung cấp chính thức cho hoàng gia ở Italy. Prada có được vị thế một thương hiệu thời trang thành công, nhưng cũng như bao doanh nghiệp lớn nhỏ khác, Prada cũng rơi vào khủng hoảng khi Thế chiến II nổ ra. Sau cái chết của nhà sáng lập Mario Prada vào năm 1958, con gái của ông là Luisa Prada lên tiếp quản và điều hành trong suốt 20 năm.
Prada chỉ có thể đổi mới thành một thương hiệu đẳng cấp thế giới từ khi Miuccia Prada tham gia quản lý.
Video đang HOT
Miuccia Prada là con gái của Luisa Prada và là cháu gái của nhà sáng lập Mario Prada. Lớn lên trong một môi trường giàu có, bà có điều kiện dành sự quan tâm đặc biệt đến thời trang và nghệ thuật. Là Giám đốc điều hành của Prada từ năm 1977, bà đã dẫn dắt Prada đi qua khủng hoảng và phát triển như bây giờ.
Miuccia Prada kết hôn với đối tác kinh doanh ăn ý nhất của cuộc đời bà. Chồng của Miuccia Prada là Patrizio Bertelli, Giám đốc điều hành hiện tại của tập đoàn Prada. Ông có năng khiếu kinh doanh từ nhỏ, mười mấy tuổi đã tập tành buôn bán, lớn lên ông là nhà phân phối các sản phẩm đồ da. Hai người gặp nhau với tư cách là đối tác kinh doanh và chính thức trở thành vợ chồng vào năm 1987. Patrizio Bertelli với tư duy nhạy bén trong kinh doanh, giữ chức vụ Giám đốc điều hành của Prada, trong khi Miuccia Prada phụ trách mảng thiết kế, họ kết hợp tuyệt vời đến mức Prada nhanh chóng bành trướng thành một thương hiệu toàn cầu.
Chiếc balo Prada làm bằng chất liệu nilon pocono.
Túi nilon Prada.
Gác truyền thống làm đồ da của gia đình sang một bên, Miuccia Prada đã cho làm ra một chiếc túi bằng vải nilon lần đầu tiên trên thế giới. Năm 1979, một chiếc ba lô được làm bằng vải nilon pocono ra đời. Đây là chất liệu mà ông Mario Prada sử dụng để làm chất phủ lên bề mặt da saffiano. Thời đó, nylon là một loại vải thường được sử dụng để may dù lượn, lều… với đặc điểm nổi bật là chống thấm tốt. Miuccia Prada đã phá vỡ lối suy nghĩ thông thường rằng túi xách phải được làm bằng da, bà đã khai sinh ra một phong cách mới. Mặc dù nilon không phải là da nhưng nó có ưu điểm là rất nhẹ, tiện dụng và không thấm nước. Ngoài ra, ba lô còn giúp cho đôi tay của phụ nữ được giải phóng. Trong khi Chanel giải phóng phụ nữ bằng chiếc túi đeo chéo 2.55 thì Miuccia Prada cũng giải phóng cánh tay và đôi bàn tay của phái đẹp bằng một chiếc ba lô.
Các sản phẩm của Prada có thiết kế mang đậm nét tinh tế không chạy theo xu hướng nhưng lại có tính ứng dụng cao. Miuccia Prada điều hành Prada với tâm niệm rằng với thời trang thì ai cũng có thể sở hữu một món đồ xa xỉ, và đồ hiệu là thứ không phải chỉ dành riêng cho những người giàu có. Các thiết kế của Prada tuy đơn giản nhưng lại rất nổi bật. Miuccia Prada không tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế, nhưng đã khẳng định mình qua những sản phẩm hàng hiệu đầy tinh tế. Điển hình như như chiếc ba lô làm bằng vải nilon pocono rất được yêu thích và đã trở thành một It Bag của thế kỷ 20. Nhờ thành quả này mà vải nylon giờ đây không chỉ dừng lại ở túi xách mà còn được dùng làm chất liệu cho quần áo và giày dép.
Năm 1998, trong một buổi trình diễn thời trang, Prada đã nhận không ít gạch đá khi phá cách cho các người mẫu nam mặc vest và đi giày thể thao. Ở thời điểm cách đây hơn 20 năm, một ý tưởng như vậy quả thật phải gọi là mang tính đột phá. Bây giờ, phong cách nào có sự xuất hiện của giày thể thao đều tạo nên một phong cách cực kỳ cool ngầu và đầy trendy. Prada luôn như vậy, luôn thử nghiệm cái mới khi nhìn về tương lai.
Kể từ năm ngoái, cuộc sống đã thay đổi rất nhiều khi Covid-19 xuất hiện. Prada cũng nhanh nhạy cho ra mắt bộ sưu tập Waist Up dành riêng cho thời đại dịch. Hầu hết các logo trên quần áo thông thường đều chỉ nằm một góc nhỏ ở phía ngực, thế nhưng lần này Prada đã cho tăng gấp đôi kích thước logo hình tam giác đặc trưng của hãng thật lớn, ngay dưới phần mặt, cổ, và ở giữa xương đòn. Lý do mà Prada đưa ra cho thấy sự nhanh nhạy của hãng thời trang này: thời đại mà ai ai cũng làm việc tại nhà và họp hành online thì một logo thật lớn ngay trên áo là một cách để ai cũng phải để ý đến thương hiệu.
Khuyên tai tái chế từ rác thải nhựa
Ít ai nghĩ rằng những chiếc túi nilon, vải thừa và lá cây tưởng chừng không dùng đến lại có thể tái chế thành sản phẩm khuyên tai được sử dụng làm phụ kiện thời trang hàng ngày đẹp đẽ và độc đáo đến vậy.
Rác thải nhựa, đặc biệt là nhựa túi nilon vẫn đang là bài toán chưa có lời giải. Đã có rất nhiều các dự án nhằm mục đích tái chế, tái sử dụng hiệu quả loại rác thải nhựa tiện dụng này. Tuy nhiên, biến túi nilon thành những món đồ trang sức lại là một hướng đi mới và táo bạo mà chị Nguyễn Hồng Nhung (Hà Nội) đang theo đuổi.
Vật liệu được sử dụng vẫn là túi nilon nhưng là một tấm bìa cứng được ép từ hàng trăm hàng nghìn chiếc túi màu sắc lại để mang một màu sắc đặc biệt.
Từ miếng bìa cứng này, chị Nhung sẽ cắt hình những chiếc khuyên tai do mình tự sáng tạo.
Những chiếc khuyên tai được đo đạc theo kích cỡ cẩn thận, sau khi cắt sẽ là công đoạn đục lỗ để xỏ khuyên tai.
Khác với nguyên liệu túi nilon, với nguyên liệu vải thừa việc khó nhất là chọn được họa tiết vì chị Nhung theo hướng muốn giữ nguyên bản họa tiết sao cho nó có yếu tố thẩm mỹ cao và mọi người mua được sản phẩm bền lâu.
"Trước đó, tôi cũng từng thử tìm những cách để có thể tái sử dụng túi nilon sao cho hợp lý. Cho đến khi tham gia một sự kiện môi trường tại Hà Nội, tôi gặp được sản phẩm tái chế túi nilon thành nguyên vật liệu sản xuất. Tôi thử mua một tấm bìa tái chế từ túi nilon về và làm những chiếc khuyên tai nho nhỏ. Thật bất ngờ khi mọi người đều rất thích sản phẩm này." - Chị Nhung chia sẻ.
Chị Nhung cũng cho biết thêm, làm khuyên tai từ vật liệu này không khó. Chỉ khó nhất ở phần sáng tạo mẫu mã và cẩn thận, tỷ mỉ trong khâu cắt gọt.
Một chiếc khuyên tai bằng nilon hết sức độc đáo mới được hoàn thiện. Mới nhìn, nhiều người sẽ nhầm đây là sản phẩm làm từ sơn mài bởi màu sắc độc đáo.
Thời gian gần đây, chị Nhung bắt đầu sử dụng những mảnh vải thừa hay lá cây rơi ngoài đường để làm khuyên tai với màu sắc hướng cổ điển để dễ kết hợp với những trang phục thường ngày.
Những mẩu lá cây nhỏ bé tưởng như là đồ bỏ đi, nay được tái sinh dưới diện mạo mới, đẹp hơn và thân thiện với môi trường.
Khi đã có nguyên liệu là những tấm bìa màu sắc được ép từ túi nilon, vải thừa hay lá cây phơi khô, chị Nhung sẽ áp vào bộ khuôn mẫu để tạo ra những bông khuyên tai có hình thù khác nhau như hình tam giác, hình giọt nước và một vài kiểu dáng mà người mua đặt hàng.
Công đoạn gần cuối của một chiếc khuyên tai lá cây.
Do được tái chế từ túi nilon nên những chiếc khuyên tai này cũng mang đặc tính tương tự. Khi có ánh sáng chiếu vào sẽ mang màu sắc rất đẹp.
Chị Nhung dự định sẽ làm thêm những bông khuyên tai có kiểu dáng hình khối hướng 3D để đa dạng sản phẩm. Đối tượng khách hàng sử dụng sản phẩm khuyên tai được cô tái chế từ nilon, vải thừa và lá cây khá đa dạng từ những người trẻ đến người trung niên.
Những bí mật của phụ nữ Pháp khiến thế giới kinh ngạc Dưới đây sẽ là những bí mật của phụ nữ Pháp giúp họ khiến cả thế giới kinh ngạc và đồng thời luôn sống thật với chính mình. Bất cứ khi nào chúng ta nghe thấy từ "Cô gái Pháp", trí tưởng tượng của chúng ta ngay lập tức hình dung ra một phụ nữ thư thái trong chiếc mũ nồi đỏ và...