PowerEdge R740XD2 Máy chủ thế hệ mới cho doanh nghiệp
Là ‘đàn anh’ tiếp nối chuỗi Dell PowerEdge R740, PowerEdge R740xd, PowerEdge R740xd2 – phiên bản ‘mở rộng’ của dòng máy chủ dành cho doanh nghiệp sở hữu nhiều ưu điểm và nâng cấp đáng giá – lý tưởng cho nhu cầu quản lý hệ thống công việc chuyên nghiệp!
Khả năng nâng cấp và lưu trữ “khủng”
PowerEdge R740xd2 là máy chủ 2U với các ổ đĩa cứng 26 x 3,5″ LFF. Nếu như PowerEdge R740xd được tập trung phát triển từ R740 hiệu năng cao, với các khay lưu trữ nhanh 2,5 SFF và hỗ trợ NVMe, thì PowerEdge R740xd2 được nâng cấp “xịn” hơn khi thay thế bằng ổ cứng 3,5. Thay đổi này phù hợp hơn với nhiều ổ đĩa trong khung gầm 2U. Hệ thống bộ nhớ của PowerEdge R740xd2 được chia tỷ lệ lên tới 26 ổ 3,5″ (364TB) và có khả năng mở rộng lên tới 520 ổ 3.5″ (7.2PB) trong giá 42U. Ưu điểm về nâng cấp này hỗ trợ doanh nghiệp có điều kiện đầu tư hệ thống máy chủ hoạt động mạnh mẽ và đảm bảo hiệu suất công việc ổn định.
Để truy cập vào các khay bên trong, bạn chỉ cần lật các đòn bẩy khóa ở mỗi bên của khay và kéo về phía trước.
CPU kép cho hiệu năng mạnh mẽ – hoạt động êm mượt
PowerEdge R740xd2 được trang bị Intel Xeon Scalable kép, hỗ trợ tối đa 44 CPU lõi, mỗi CPU có các khe RAM 16x, đi cùng bộ nhớ RAM 512GB. Với 16 DIMMS bộ nhớ, PowerEdge R740xd2 cho phép các doanh nghiệp mở rộng với tối đa 5 khe cắm PCIe và lựa chọn các công nghệ giao tiếp mạng phù hợp và tốc độ tối ưu nhất. Và tất nhiên, máy chủ này cũng đảm bảo dữ liệu của bạn luôn an toàn và khả dụng.
Video đang HOT
Việc làm mát của hệ thống máy chủ được xử lý bởi sáu mô-đun quạt trải thành một hàng phía sau khay ổ đĩa bên trong
Quản lý đơn giản, bảo mật thông minh
Một trong những điểm nâng cấp của máy chủ PowerEdge R740xd2 so với các dòng máy trước là khả năng tăng cường hoạt động của máy chủ với các tính năng bảo vệ dữ liệu mà khôi phục mạng.
Máy chủ này được trang bị giải pháp OpenManage Enterprise với chuẩn API RESTful mạnh mẽ cung cấp các công cụ để tự động hóa việc triển khai, cập nhật, giám sát và bảo trì. Cụ thể, OpenManage Enterprise có chức năng quản lý vòng đời máy chủ dễ dàng từ lúc triển khai cho đến khi thanh lý. Cùng công nghệ iDRAC9 – Bộ điều khiển Truy cập từ xa tích hợp của Dell), góp phần nâng cao hiệu năng tới 4 lần về giao diện người dùng và đồng thời giảm được 30% thời gian set up iDRAC bằng chức năng quản lý di động QuickSync 22. Tốc độ xử lý vấn đề liên quan đến máy chủ PowerEdge cũng nhanh hơn tới 90% thông qua việc sử dụng các công nghệ hỗ trợ ProSupport Plus và SupportAssist.
Khóa hệ thống và xóa hệ thống cũng là hai tính năng giúp máy chủ PowerEdge thế hệ thứ 14 này có thêm “phương án dự phòng” để bảo vệ dữ liệu an toàn.
Ngoài ra, máy chủ này cũng được xây dựng “tường thành” bảo mật kiên cố với khả năng khởi động tin cậy được mã hóa để bảo đảm an ninh toàn diện cho máy chủ và bảo mật cho cả trung tâm dữ liệu thông qua công nghệ bảo vệ Intel Boot Guard, khôi phục BIOS tự động cùng với giải pháp OpenManage Enterprise.
Theo XHTT
Startup Mỹ cáo buộc Huawei lấy công nghệ, bí mật thương mại
Hãng khởi nghiệp Mỹ CNEX vừa cáo buộc Huawei rằng nhà cung ứng thiết bị viễn thông Trung Quốc đã dùng một giáo sư đại học làm việc trong dự án nghiên cứu để truy cập trái phép vào công nghệ của mình.
Ảnh: AFP
CNEX là startup có trụ sở ở California (Mỹ), đang phát triển công nghệ để tăng cường hiệu suất của ổ đĩa trạng thái rắn trong trung tâm dữ liệu. CNEX có tranh chấp với Huawei từ năm 2017. Reuters dẫn tài liệu nộp lên tòa án vào tuần trước cho hay hãng Mỹ cáo buộc rằng ông Bo Mao, giáo sư tại Đại học Xiamen ở Trung Quốc, đã yêu cầu tiếp cận một trong các bảng mạch của công ty cho dự án nghiên cứu.
CNEX cho biết hãng không yêu cầu ông Mao ký vào bản đồng ý nghiêm ngặt về việc không tiết lộ bảng mạch nói trên. Song công ty cũng cho hay trường Xiamen có làm việc với Huawei và cáo buộc rằng sau khi giáo sư Mao nhận được bảng mạch, chi tiết kỹ thuật về nó nằm gọn trong tay Huawei.
"Huawei lấy thông tin độc quyền và bí mật thương mại của CNEX, chia sẻ nó với nhân viên đang phát triển bộ điều khiển ổ đĩa, vi phạm hạn chế đặt ra trong việc phân phối thông tin kỹ thuật của CNEX, CNEX viết trong hồ sơ nộp lên tòa án. Hiện cả Huawei lẫn ông Mao đều chưa trả lời yêu cầu bình luận.
Thiết bị của Huawei phần lớn bị từ chối ở Mỹ từ năm 2012 vì nhiều lo ngại về bảo mật và việc công nghệ của hãng có thể được dùng cho hoạt động gián điệp. Công ty nhiều lần khẳng định đây là quan ngại không có cơ sở. Tháng 12.2018, giám đốc tài chính Huawei Mạnh Vãn Chu, người cũng là con gái của tỉ phú sáng lập hãng Nhậm Chính Phi, bị bắt ở Vancouver (Canada) theo yêu cầu dẫn độ từ phía Mỹ. Mỹ cáo buộc bà Mạnh lừa đảo nhiều ngân hàng và vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Cáo buộc mà CNEX đưa ra hồi tuần trước là cáo buộc gần nhất trong vụ việc xuất phát từ năm 2017. Một trong những nhà đồng sáng lập CNEX là Ronnie Huang. Ông này từng làm việc cho công ty con của Huawei ở Texas (Mỹ) song rời đi vào năm 2013, trước thời điểm thành lập CNEX.
Năm 2017, Huawei kiện CNEX và ông Huang, cáo buộc rằng phát minh của startup này có liên quan đến công việc mà ông Huang làm tại Huawei và Huawei có quyền với các bằng sáng chế theo hợp đồng mà ông Huang đã ký. CNEX ngược lại, cáo buộc rằng Huawei tìm cách sử dụng chính vụ kiện để có quyền tiếp cận sâu hơn vào công nghệ của mình.
Tuần trước, tòa án bác bỏ yêu cầu về quyền sở hữu bằng sáng chế của CNEX từ Huawei. Theo luật bang California, nhân viên có nhiều đường để rời doanh nghiệp và lập hãng mới và điều này áp dụng cho một phần của hợp đồng giữa ông Huang và Huawei. Hiện CNEX còn đối mặt với một cáo buộc nữa từ Huawei, rằng ông Huang tuyển dụng không đúng đồng nghiệp cũ ở Huawei cho startup mình sáng lập.
Theo Thanh Niên
Quyền riêng tư: Facebook chỉ biết nói mồm trong khi Google mới là người làm thật Với ông chủ Facebook Mark Zuckerberg: "Tương lai là riêng tư", còn với CEO Google Sundar Pichai: "Quyền riêng tư là ở hiện tại". Mặc dù cả hai CEO đều coi bảo vệ dữ liệu người dùng là chủ đề trung tâm trong hai cuộc hội nghị nhà phát triển diễn ra tháng này, các bản cập nhật sản phẩm của Facebook chủ...