Poster phim và 8 lỗi sai “khó dung tha”
Một poster phim tốt sẽ mang tới thành công cho phim và ngược lại nếu thực hiện không đạt sẽ kéo theo thất bại doanh thu phòng vé.
Poster được xem như tấm rèm giới thiệu nội dung hấp dẫn, là ấn tượng đầu tiên của khán giả dành cho tác phẩm. Một poster phim tốt sẽ mang tới thành công cho phim và ngược lại nếu thực hiện không đạt sẽ kéo theo thất bại doanh thu phòng vé.
Sự sáng tạo bị lặp lại
Poster của “The Karate kid” (trên) và “Địch Nhân Kiệt” (dưới)
Cùng xuất phát từ ý tưởng áp dụng nghệ thuật cắt giấy truyền thống Trung Quốc nhưng hai tác phẩm này đã không đạt được mục đích như mong muốn. Nếu như đánh giá poster dành cho “The Karate kid” là không có chút mỹ cảm nghệ thuật nào thì đến poster của “Địch Nhân Kiệt” người ta phải thốt lên “quê mùa” và nhàm mắt.
Chế tác quá đơn giản
Poster “Let the bullets fly” (trái) và “Chuyện tình cây táo gai” (phải)
Nhìn lên 2 tấm poster này bất cứ độc giả nào cũng có thể nhận thấy sự sơ sài trong khâu chuẩn bị của đơn vị sản xuất. Từng mảng lớn hình ảnh được &’đặt cục’ chễm trệ trên bối cảnh đơn sắc gợi người xem tới liên tưởng tác phẩm photoshop của 1 học giả mới chập chững vào nghề.
Quá táo bạo – &’thiểu số’
Video đang HOT
Poster “Triệu thị cô nhi” (trái) và “Let the bullets fly” (phải)
Điện ảnh là một nghệ thuật mang tính đại chúng cao, nên sở hữu mức độ &’thân thiện’ tối thiểu. Phóng đại bút pháp khoa trương lập dị trên poster phim chỉ đáp ứng được khẩu vị của số ít khán giả nhưng sẽ đánh mất lượng đông người xem &’quần chúng’.
Kết hợp &’tân cổ’ nhưng sai phương hướng
Poster nhân vật của Từ Hy Viên (trên) và Vương Học Kỳ (dưới) cho “Kiếm vũ giang hồ”
Đại diện tiêu biểu cho lỗi sai này là poster của “Kiếm vũ giang hồ”. Cùng với ấn tượng mạnh mẽ từ tạo hình cổ trang của diễn viên lại là miêu tả cung tuổi: Cự giải, Sư tử, Ma kết… cho từng nhân vật. Cách làm này ban đầu nhận được hưởng ích tích cực của nhóm khán giả nữ &’mê tín’ nhưng vẫn chưa đủ sáng tạo để thuyết phục số đông fan yêu điện ảnh đã quá quen với &’của lạ”.
Khiến khán giả không nhận ra &’ sao’
Hình ảnh của Lưu Đức Hoa (trái) và Lưu Gia Linh (phải) trên poster của “Địch Nhân Kiệt”
Bỏ tiền đầu tư triệu tập dàn diễn viên &’sáng lạn’, tạo nên móng cho hiệu quả doanh thu phòng vé nhưng đến khi chuẩn bị công chiếu lại mắc phải lỗi sai &’truyền kiếp’ là thiết kế poster &’giấu mặt’ minh tinh. Qua ví dụ điển hình của “Địch Nhân Kiệt” có thể khẳng định rằng khiến khán giả không nhận ra &’sao’ là 1 poster thất bại.
“Treo đầu dê bán thịt chó”
Poster của “Diệp vấn tiền truyền” (trên) và “Đi tìm Thành Long” (dưới) cùng mắc lỗi sai đánh lừa khán giả
Là bộ phim “ăn theo” tác phẩm &’ăn khách’ Diệp vấn của ngôi sao võ thuật Chân Tử Đan, “The Legend is Born – Ip Man” không ngại đặt tên phim “Diệp vấn tiền truyện” mà thậm chí còn sắp xếp 2 chữ “Diệp vấn” thật lớn trên poster để đánh lừa khán giả. Việc làm &’câu khách rẻ tiền’ này cũng được nhà sản xuất “Đi tìm Thành Long” sử dụng. Trên tấm poster của bộ phim này có sự xuất hiện tên tuổi và hình ảnh của Thành Long khiến công chúng nếu chưa nắm được thông tin sẽ nhầm tưởng đây là nhân vật chính.
Giới hạn được nới rộng &’vô biên’
Poster “Curse of the deserted” khiến người xem “lạnh sống lưng”
Poster “The island” bạo lực
Ngoài những tấm poster hở hang &’thiếu vải’ bị đình chỉ phát hành, điện ảnh Hoa ngữ còn xuất hiện không ít những bộ phim &’câu khách’ bằng tạo hình lạ mắt khác người của diễn viên. Trong đó, “Khu nhà chung cư tiêu tàn” (Curse of the deserted) và “Đảo tuyệt mệnh” (The island) là 2 tác phẩm tiêu biểu nhất được đánh giá quá ghê rợn và &’máu lạnh’, không thích hợp với khán giả độ tuổi thanh thiếu niên.
Ý tưởng rối loạn, mục đích &’mù mờ’
Poster của “Welcome to Shama town” (trái) và “Kiếm vũ giang hồ” (phải)
Tấm poster của “Welcome to Shama town” trông giống như 1 tấm bưu thiếp, sắp xếp tùy tiện không có điểm nhấn. Trong khi đó hình ảnh của “Kiếm vũ giang hồ” thì bị so sánh với quảng cáo… dao của kênh truyền hình TV Shopping. Cả hai tấm poster này đều mắc lỗi sai &’thích chơi nổi’ nhưng đã thất bại nặng nề khi truyền tải ý tưởng rối loạn của mình.
HChâu (Theo Bưu Điện Việt Nam)
Có phim nhái "Step up" phiên bản Việt Nam?
Chỉ cần tinh ý một chút cũng có thể nhận thấy nhiều điểm giống nhau đáng ngờ giữa "Vũ điệu đam mê" của Hãng phim truyện I Việt Nam với "Step up".
Poster phim
Ngay sau khi poster bộ phim "Vũ điệu đam mê" được trình làng, cư dân mạng đã xôn xao phản đối vì quá giống với poster của "Step up", từ nhân vật, màu sắc, font chữ cho tới cấu trúc poster...
Sự tương đồng dễ nhận thấy giữa poster của "Vũ điệu đam mê" và "Step up"
Lấy đề tài hip hop làm nội dung, loạt phim "Step up" làm mưa làm gió trên toàn thế giới mấy năm trở lại đây. Loạt phim này được yêu thích bởi những bước nhảy điêu luyện, cuộc sống sôi động của giới trẻ và những bài học nhân văn sâu sắc, trong đó ngợi ca niềm đam mê với môn nghệ thuật hip hop và tình yêu đôi lứa.
Những nội dung này được lặp lại gần như nguyên xi trong "Vũ điệu đam mê". Cũng vẫn là câu chuyện mâu thuẫn giữa 2 nhóm nhảy, là tình yêu rắc rối giữa các thành viên và kết thúc bằng một chiến thắng trong sự hòa hợp.
Ngoài hip hop, phim ca ngợi tình yêu của giới trẻ
Để thực hiện "Step up", đoàn làm phim này đã tổ chức những cuộc thử vai quá lớn. Mới nhất, cuộc thử vai cho "Step up 3D" tại Los Angeles kéo dài suốt nhiều ngày. Lựa chọn hàng đầu cho các nhà làm phim là những nhóm nhạc, những diễn viên nghiệp dư nhưng đã là ngôi sao trong lĩnh vực hip hop.
"Vũ điệu đam mê" cũng thực hiện một cuộc tuyển chọn tương tự như bom tấn "Step up 3D" khi dày công tổ chức nhiều cuộc casting trên khắp Hà Nội. Cuối cùng, các gương mặt trúng tuyển cũng đều là những vũ công khá nổi tiếng ở Hà Nội hiện đang là thành viên của những nhóm nhảy như Haley, Big Toe...
"Vũ điệu đam mê" quy tụ nhiều vũ công nổi tiếng của Hà Nội
Khi poster "Step up 3D" được dịch sang tiếng Việt là "Vũ điệu tình yêu" được giăng đầy ở các rạp chiếu phim cũng là lúc "Vũ điệu đam mê" được đổi tên (Trước đó, bộ phim này có tên "Bụi đường"). Giải thích về việc đổi tên ở phút cuối cùng này, nhà sản xuất cho biết vì muốn bộ phim đến được với đông đảo công chúng hơn. Nhưng phần đông khán giả thì cho rằng bộ phim bị đổi tên để "ăn theo" cơn sốt "Step up" đang làm mưa làm gió ở rạp chiếu.
Ngay sau khi "Step up 3D" ngừng chiếu cũng là lúc "Vũ điệu đam mê" ra rạp (ngày 08/10). Liệu đây là sự tình cờ hay ý tưởng đã được tính toán kỹ càng của các nhà phát hành "Vũ điệu đam mê"?
" Vũ điệu đam mê" xoay xung quanh các nhân vật Nam, Hạnh, Trung, Khánh và My - những người trẻ tuổi khát khao được khẳng định bản thân, đam mê hiphop và mong được cháy hết mình cho sự say mê đó. Hạnh (Hạnh Sino) - cô gái trẻ đáng yêu, trong sáng đã được anh trai và người yêu truyền cho ngọn lửa đam mê hiphop. Trung (Cường 5even) - người yêu của Hạnh, đam mê và quyết tâm đi theo con đường hiphop dance chuyên nghiệp với ước mơ cháy bỏng là đưa hiphop Việt lên đỉnh cao. Nam ( Hà Lê) - anh trai Hạnh thì chỉ coi hiphop như một trò chơi của tuổi trẻ, và không thể mãi đắm chìm trong đó. Khánh (Tùng Min) và My (Dương Dương) - vì quá tham vọng và đam mê mà dần đi lạc trong mê cung của sự dối trá và thủ đoạn.
Tùng Chi
Theo 2sao
Xôn xao vụ poster phim mới của Việt Nam là "hàng đạo" Bộ phim Vũ Điệu Đam Mê đã được bắt đầu bấm máy vào tháng 7 và chính thức đóng máy vào tháng 10/2009. Đây là bộ phim nhựa đầu tiên về đề tài hip-hop được sản xuất tại Việt Nam, với sự xuất hiện của dàn diễn viên trẻ đầy cá tính, những gương mặt nổi tiếng trong giới hip-hop. Xem ra, điện...