POSCO Hàn Quốc “nhúng tay” vào các dự án nào ở Việt Nam?
Các dự án mà POSCO tham gia là dự án cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai… Ở cả hai dự án này nhà thầu POSCO đều dính đến các sai phạm và triển khai chậm tiến độ do năng lực kém.
Ảnh minh họa.
Korea Times đưa tin một số lãnh đạo POSCO điều hành các đơn vị thi công xây dựng các dự án tại Đông Nam Á bị cáo buộc đã lập một quỹ đen lên đến 10 tỷ won (gần 199 tỷ đồng) bằng cách thông đồng với các nhà thầu phụ ở địa phương để thổi phồng các chi phí xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến 2012.
Dù chưa có thông tin chính thức từ phía Hàn Quốc cũng như Tập đoàn POSCO, nhưng Bộ giao thông vận tải đã giao Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) rà soát các gói thầu mà POSCO thực hiện ở các dự án đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư.
Dưới đây là một số dự án lớn có sự tham gia của Công ty xây dựng POSCO E&C – đơn vị xây dựng của Tập đoàn POSCO tại Việt Nam.
Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
Đây là tuyến cao tốc dài nhất và hiện đại nhất Việt Nam, được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát lệnh thông xe ngày 21/9/2014.
Tuyến đường có tổng vốn đầu tư gần 1,5 tỷ USD, dài 245km đi qua năm tỉnh thành là Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai. Với chiều dài kỷ lục, tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai có 120 cây cầu lớn nhỏ, một hầm chui, đào đắp hơn 100 triệu m3 đất đá và hoàn thành sau 5 năm triển khai.
Lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng POSCO là một trong các nhà thầu quốc tế yếu kém nhất của dự án.
Cao tốc Long Thành – Dầu Giây
Ngày 8/2/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cắt băng chính thức thông xe, đưa vào khai thác tuyến đường. Đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây là tuyến đường bộ cao tốc nằm trên tuyến đường bộ cao tốc phía Đông thuộc quy hoạch mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam từ TPHCM nối QL51 và QL1A.
Video đang HOT
Dự án đi qua địa phận TPHCM và tỉnh Đồng Nai, có tổng chiều dài toàn tuyến là 55km, được chia làm 2 dự án thành phần với tổng mức đầu tư giai đoạn I là 20.630 tỷ đồng từ vốn vay thương mại của ADB (276,8 triệu USD), vốn vay ODA của JICA (640,3 triệu USD) và vốn đối ứng của Việt Nam.
Ngày 26/12/2013, giám đốc thi công Cho Yang Cook thuộc nhà thầu POSCO E&C và một số cá nhân người Việt Nam liên quan đã bị kỷ luật vì sai phạm trong thi công không đúng kích thước thiết kế hạng mục móng cột hộ đoạn cầu Ruột Ngựa.
Tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội
Theo thiết kế, tuyến đường sắt có điểm bắt đầu là Ga đầu Nhổn (huyện Từ Liêm). điểm cuối là Ga cuối ga đường sắt Hà Nội nằm trên đường Trần Hưng Đạo.
Dự án chạy trên đường dành riêng với tổng chiều dài tuyến chính 12,5km. Toàn bộ dự án tổng vốn đầu tư 783 triệu euro.
Hiện gói thầu do nhà thầu POSCO thi công chậm 2%, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội cho biết.
Đường Mê Linh
Con đường có tổng chiều dài gần 15km. Được xây dựng trong vòng 31 tháng, từ tháng 9/2011 đến tháng 4/2014.
Tháp văn phòng Vicem
Tháp văn phòng Vicem có tổng mức đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng. Dự án được xây dựng thành trụ sở làm việc, văn phòng cho thuê và kinh doanh thương mại. Công trình có 31 tầng nổi và 4 tầng hầm; trong đó, diện tích đất được xây dựng là 8.476m2, diện tích sàn xây dựng khoảng 80.000m2.
Charm Plaza Bình Dương
Dự án được hình thành trên khu đất diện tích 50.000m2 với tổng diện tích sàn xây dựng lên đến 363.000m2. Charm Plaza gồm 6 block cao 25 tầng.
Tòa nhà văn phòng Minh Khai, Hà Nội
Tòa nhà được xây dựng trên diện tích 5000m2, có chiều cao 15 tầng, nằm trên đường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Theo NTD/Bizlive
6.200 tỷ đồng mở rộng hầm Hải Vân
Khi dự án được khởi công, trên quãng đường 50 km sẽ có tới ba trạm thu phí.
Hầm Hải Vân đang được đề xuất mở rộng
"Sau 10 năm khai thác, việc lưu thông với một ống hầm Hải Vân hai làn xe như hiện nay dễ gây mất an toàn giao thông. Để đáp ứng nhu cầu vận tải trong thời gian tới, chúng tôi đề xuất mở rộng hầm lánh nạn thành hầm lưu thông chính" - chiều 31/3, Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả trình bày tại buổi làm việc với lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng.
Đây vốn là hầm chạy song song với hầm chính của hầm đường bộ Hải Vân, đang được Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác hầm đường bộ Hải Vân (HAMADECO) khai thác.
Vốn đầu tư trên 6.200 tỷ đồng
Theo Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, dự án sẽ mở rộng đường hầm lánh nạn (dài 6,2 km) thêm 3,5 m với hai làn xe. Cùng đó, xây dựng đường dẫn phía bắc thuộc thị trấn Lăng Cô, Thừa Thiên-Huế (dài 2,1 km) và đường dẫn phía nam thuộc TP. Đà Nẵng (dài 4,3 km).
Dự án thực hiện theo hình thức BOT với tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng. Dự kiến trong quá trình triển khai sẽ thu hồi 52,2 ha đất, trong đó TP. Đà Nẵng là 30,9 ha và TP. Huế 21,3 ha.
Nếu được Bộ GTVT phê duyệt thì quý I/2016 sẽ khởi công dự án và hoàn thành vào quý I/2019. Để hoàn vốn, công ty kiến nghị tiếp tục sử dụng trạm thu phí phía nam hầm đường bộ Hải Vân ngay khi bắt đầu triển khai dự án.
Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả đề xuất mở rộng hầm lánh nạn hầm Hải Vân thành hầm lưu thông với tổng mức đầu tư 6.234 tỷ đồng. Ảnh: LÊ PHI
Ông Hồ Minh Hoàng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả, cho biết đơn vị sẽ thi công theo phương pháp xây hầm mới của Áo với kết cấu chống đỡ chủ yếu bằng bê tông phun, neo và bê tông vỏ hầm. "Quá trình nổ mìn, đào mở rộng hầm lánh nạn sẽ không làm ảnh hưởng đến hầm chính đang khai thác. Trong quá trình thi công, hầm lánh nạn vẫn đảm bảo chức năng thoát hiểm cho hầm chính trong trường hợp xảy ra sự cố" - ông Hoàng cho hay.
Ông Hoàng đề xuất TP. Đà Nẵng có văn bản kiến nghị Bộ GTVT sớm phê duyệt dự án; thống nhất phương án giữ lại trạm thu phí phía nam của hầm để làm cơ sở hoàn vốn. Đồng thời có giải pháp hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình khảo sát, tham vấn cộng đồng và giải phóng mặt bằng.
Chỉ 50 km có tới ba trạm thu phí
Tại cuộc làm việc, ông Hồ Nghĩa Dũng (nguyên Bộ trưởng Bộ GTVT, được cho là cố vấn của Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả) cho hay: "Nguồn vốn sẽ do chủ đầu tư tự huy động chứ không vay ODA hay dùng vốn của Nhà nước. Vì vậy chủ đầu tư rất mong TP. Đà Nẵng đồng ý về chủ trương đầu tư, sau đó báo cáo Bộ GTVT và Thủ tướng cho phép thực hiện dự án".
Ông Nguyễn Đình Bách (Tổng Giám đốc HAMADECO) cho biết đơn vị ủng hộ mở rộng hầm lánh nạn để phục vụ xe cộ lưu thông. Ông Bách thông tin thêm, đã có ít nhất bốn đoàn đến làm việc với đơn vị để xin đầu tư mở rộng hầm lánh nạn. Thậm chí có cả doanh nghiệp nước ngoài cam kết bỏ 100% vốn ra để làm. Tuy nhiên, nếu đồng ý thì phía Việt Nam phải xin ý kiến của Nhật vì đây là dự án sử dụng vốn ODA của họ.
Ông Bách cũng đề nghị cần nghiên cứu kỹ phương án mở rộng hầm lánh nạn, vì hầm này vốn là hầm cứu nạn khi xảy ra sự cố. "Mặt khác, phải tính toán tới việc chỉ hơn 50 km mà có tới ba trạm thu phí (trạm Phú Gia, trạm Nam Hải Vân, trạm Hòa Phước). Với ba trạm thu phí như vậy thì luật có cho phép không? Người dân có chịu không?" - ông Bách đặt câu hỏi.
Cùng quan điểm, lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ III (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) khẳng định: "Phải tính toán lại phương án thu hồi vốn, bởi đến năm 2016 trạm thu phí Nam Hải Vân sẽ phải giải tán. Nếu giữ lại thì khoảng cách giữa trạm này với trạm Hòa Phước quá gần, gây bức xúc xã hội".
Lãnh đạo Cục Quản lý đường bộ III cũng băn khoăn về việc tổ chức thi công dự án mở rộng hầm lánh nạn. "Nhà đầu tư đưa ra các phương án khá phù hợp nhưng phải bàn bạc kỹ vì thực tế thi công sẽ khác. Do vậy trước khi làm cần phải tham vấn xã hội, thậm chí tổ chức hội thảo để lấy ý kiến" - lãnh đạo cục này góp ý.
Kết luận buổi làm việc, ông Nguyễn Ngọc Tuấn (Phó Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng) cho biết cần phải có nhiều phiên họp bàn về kỹ thuật thực hiện dự án, kể cả việc xin ý kiến chuyên gia Nhật. "Về nguyên tắc thì Bộ GTVT đã đồng ý rồi. TP cũng đồng ý về mặt chủ trương. Tuy nhiên, đề nghị chủ đầu tư cần giải trình cụ thể là tại sao lại mở rộng dự án hầm lánh nạn mà không có các giải pháp khác" - ông Tuấn nói.
Theo Pháp Luật TPHCM
Họ muốn gì khi lấp sông Đồng Nai? Hiện dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về dự án lấp sông Đồng Nai nhưng việc lấn, lấp một phần sông Đồng Nai với diện tích lên đến 8,4ha để làm gì? Tuyến kè được "đẩy" ra xa bờ. Cách nay hơn 10 năm, Đồng Nai đã thai nghén dự án chống sạt lở, ổn định hai bên bờ sông Đồng...