Porsche Taycan sẽ có giá nằm giữa Cayenne và Panamera
Mức giá đã bao gồm thuế của Porsche Taycan sẽ rơi vào khoảng giữa 86.500 USD và 104.500 USD tại thị trường Đức.
Theo Automotive News Europe, Porsche sẽ đặt Taycan nằm dưới phân khúc của Panamera sau khi mẫu xe điện thể thao bốn chỗ ra mắt vào năm tới.
Thay vì biến nó trở thành model chủ lực, Porsche đã định giá Taycan nằm giữa Panamera và Cayenne. Mức giá đã bao gồm thuế sẽ rơi vào khoảng giữa 86.500 USD (2 tỷ đồng) và 104.500 USD (2.4 tỷ đồng) tại thị trường Đức.
Hình ảnh được cho là phiên bản ứng dụng của concept Porsche Mission E.
Tuy nhiên, giám đốc tài chính của Porsche là ông Lutz Meschker cho biết các phiên bản hiệu năng cao hơn như Taycan Turbo S sẽ có giá bán hơn 200.000 USD (4.7 tỷ đồng).
Hai động cơ điện đồng bộ do Magneti Marelli của Italy cung cấp sẽ sản sinh hơn 600 mã lực giúp cho Taycan có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong chưa đầy 3,5 giây. Porsche Taycan sẽ hướng đến mục tiêu trở thành xe điện nhanh nhất trên đường đua Nordschleife với thời gian hoàn thành một vòng đường đua trong chưa đầy 8 phút.
Porsche cho biết hệ thống sạc 800 V sẽ cho phép Taycan tiếp nhận mức sạc 350 kW/giờ, nghĩa là xe sẽ đạt được 80% mức công suất chỉ trong 15 phút.
Taycan có thể chạy hơn 500 km cho mỗi một lần sạc theo chu trình đánh giá mức tiêu hao nhiên liệu tại châu Âu (NEDC). Sau khi pin yếu đi, Taycan chỉ mất khoảng 4 phút để nạp thêm lượng điện đủ để chạy hơn 100 km nữa khi sử dụng trạm sạc điện cấp tốc 350 kW. Trong khi đó, một chiếc Tesla sẽ đòi hỏi thời gian gấp đôi hoặc gấp rưỡi.
20.000 chiếc Taycan dự kiến sẽ được Porsche sản xuất mỗi năm. Trong trường hợp nếu lượng cầu lớn hơn, Porsche sẽ xem xét để đẩy mạnh năng suất.
Video đang HOT
Tý Bùi
Theo Automotive News
7 chi tiết đặc trưng tạo thành bản sắc của những hãng xe danh tiếng
Các hãng xe quốc tế luôn luôn mong muốn một điều kể từ khi ô tô trở thành phương tiện di chuyển chủ chốt trên toàn cầu: bản sắc riêng tạo nên sự khác biệt chỉ một mình mình có.
Để tạo nên sự khác biệt, các hãng xe luôn cố gắng duy trì một điểm đặc biệt chung trên các dòng xe của mình. Từ thế hệ này qua thế hệ khác chúng có thể thay đổi đôi chút nhưng không làm mất đi bản sắc nguyên thủy và có thể là bất cứ thứ gì: thiết kế, chi tiết kỹ thuật hay chất liệu chế tạo. Dưới đây là 7 chi tiết đặc biệt nhất gắn liền với 10 hãng xe danh tiếng trên toàn cầu theo thứ tự alphabet.
Audi - Virtual Cockpit
Công nghệ khoang lái ảo lần đầu xuất hiện trên Audi TT thế hệ thứ 3 (2014) thay thế cụm đồng hồ số truyền thống bằng màn hình độ phân giải cao mà người lái có thể tùy biến thông qua dàn nút bấm trên vô lăng. Kể từ đó tới nay đây đã là công nghệ chủ đạo trong nội thất của toàn bộ các dòng xe Audi mới và cho tới năm 2018 đội hình của hãng xe Đức đã 100% sử dụng khoang lái ảo, từ mẫu entry-level A1 cho tới đỉnh điểm là siêu xe R8.
BMW - Tản nhiệt hình quả thận
BMW 303 khởi đầu xu hướng thiết kế tản nhiệt hình quả thận của thương hiệu Đức kéo dài tới tận ngày nay. Chỉ có một số rất ít các dòng xe BMW không sử dụng thiết kế này như Isetta.
Citroen - Vô lăng đơn chấu
Có thể nói vô lăng đơn chấu đã là điểm đặc trưng của Citroen trong hàng thập kỷ qua kể từ khi chiếc DS xuất hiện vào năm 1955. Thiết kế này giúp người lái dễ quan sát cụm đồng hồ trước mặt hơn so với loại đa chấu thường thấy. Tuy nhiên việc không tích hợp được túi khí vô lăng vào thiết kế buộc Citroen phải từ bỏ bản sắc của mình từ 1994.
Lamborghini - Cửa cắt kéo
Cửa xe dạng cắt kéo (hay còn gọi cửa cánh chim) luôn xuất hiện trên các dòng xe trang bị động cơ V12 của Lamborghini. Khởi đầu với Countach, cửa cắt kéo sau đó xuất hiện trên Diablo và giờ là Aventador.
MINII - Đồng hồ đo tốc độ trung tâm
Trong quá khứ MINI đặt đồng hồ đo tốc độ ở trung tâm táp lô để đơn giản hóa thiết kế nội thất cũng như công đoạn sản xuất linh kiện cho xe tay lái thuận và nghịch. Khi thương hiệu Anh Quốc được BMW mua lại, 2 thế hệ MINI đầu tiên cũng sử dụng thiết kế này cho tới khi thế hệ thứ 3 buộc phải trả đồng hồ về vị trí trước người lái truyền thống để dành chỗ cho màn hình thông tin giải trí trung tâm.
Porsche - Ổ khóa/nút bấm khởi động bên trái vô lăng
Porsche gần như luôn luôn đặt vị trí ổ khóa hoặc nút bấm khởi động xe bên trái vô lăng. Nguyên nhân của cách bài trí không thường thấy này là do giải đua Le Mans 24 Giờ - nơi tay đua phải đứng bên ngoài và chạy tới mẫu xe của mình càng nhanh càng tốt. Thao tác này yêu cầu người lái phải khởi động xe nhanh nhất có thể và thế là ổ khóa được đặt ở bên trái vô lăng, sát cửa để tiện thao tác (một tay vặn khóa/bấm nút, một tay chỉnh cần số).
Le Mans đã bỏ quy định đua khá lạ thường nay từ năm 1970 vì lý do an toàn nhưng Porsche vẫn giữ cách bài trí này lại tới tận ngày nay.
Subaru - Hệ dẫn động 2 cầu
Subaru trình làng dòng xe 2 cầu đầu tiên là Leone tại Nhật vào năm 1972 và ngay sau đó là tại Mỹ. Chính hệ dẫn động toàn diện này là nguyên nhân họ thu hút được một số lượng không nhỏ khách hàng trung thành tại cả Mỹ và Nhật, nhất là khi trải nghiệm lái khi đó của Leone giống xe du lịch hơn là xe tải sử dụng dẫn động 2 cầu.
Thành công tới với Subaru khiến họ đưa ra quyết định "tiêu chuẩn hóa" hệ dẫn động 2 cầu lên mọi dòng xe của mình bất kể giá xe hay phân khúc ra sao với ngoại lệ duy nhất là dòng thể thao BRZ được trang bị hệ dẫn động cầu sau theo yêu cầu của khách hàng.
Tham khảo: Autocar
Quang Phong
Theo Trí Thức Trẻ
Porsche 911 GT3 RS đâm thẳng vào bãi cỏ do không kiểm soát được tốc độ Chiếc Porsche 911 GT3 RS đã không kiểm soát được tốc độ khi đang lưu thông tại Zoute Grand Prix GT Tour (Bỉ) và đâm thẳng vào một bãi cỏ... Những người hâm mộ xe hơi tập trung tại Zoute Grand Prix GT Tour ở Bỉ cuối tuần qua đã chứng kiến một sự cố liên quan đến chiếc Porsche 911 GT3 RS....