Poroshenko hy vọng giành quyền kiểm soát Donbass sau khi cấp quyền tự trị
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 19/7 đã bày tỏ hy vọng rằng chính phủ của ông sẽ giành lại quyền kiểm soát khu vực đòi ly khai Donbass trước năm 2016.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm 19/7 đã bày tỏ hy vọng rằng chính phủ của ông sẽ giành lại quyền kiểm soát khu vực đòi ly khai Donbass vào cuối năm nay sau khi thông qua luật trao quyền tự kiểm soát đặc biệt cho khu vực này
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko. Ảnh Sputnik.
Ngày 18/7, Tổng thống Petro Poroshenko đã đệ trình dự thảo Hiến pháp sửa đổi lên Quốc hội xem xét, trong đó công nhận tình trạng đặc biệt của khu vực Donbass hay trao quyền tự trị cho khu vực này.
Tuy nhiên, ông Poroshenko nhấn mạnh thêm rằng động thái này không đồng nghĩa với việc đe dọa đến tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.
Theo nhà lãnh đạo Ukraine, sau khi phía chính phủ Kiev đã thực hiện nghĩa vụ cải cách Hiến pháp đúng theo lịch trình thỏa thuận Minsk, chính phủ Nga cũng phải bắt đầu thực hiện các cam kết của mình.
“Nga phải rút lực lượng vũ trang bất hợp pháp, đóng cửa biên giới và trả lại quyền kiểm soát biên giới cho Ukraine trước năm tới”, ông Poroshenko nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình ICTV.
Video đang HOT
Việc công nhận tình trạng đặc biệt của khu vực Donetsk và Lugansk là một trong những điểm chính của thỏa thuận Minsk cũng như nguyện vọng chính của lực lượng ly khai ủng hộ Nga./.
Nguyễn Hường
Theo giaoduc
Kích động người dân không phải cách giải quyết vấn đề biên giới
Sử dụng người dân không phải cách giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới và nó cũng không tuân theo chuẩn mực quốc tế nào.
Campuchia hỏi Mỹ, Pháp, Anh cho mượn bản đồ có biên giới với Việt Nam
The Cambodia Daily ngày 16/7 đưa tin, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã gửi công hàm cho Tổng thống Pháp Francois Hollande, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron để hỏi mượn các bản đồ thể hiện tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia và xác nhận rằng chính phủ Campuchia đã tổ chức đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam một cách hợp pháp.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen.
Kể từ tháng 6 vừa quan đảng Cứu quốc Campuchia đối lập (CNRP) đã phát động một chiến dịch tuyên truyền (xuyên tạc, chống phá kịch liệt) về biên giới Việt Nam - Campuchia trong đó nói (bịa đặt) rằng Việt Nam lấn đất.
CNRP cũng tuyên truyền (vu cáo) chính phủ Campuchia tiến hành đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam "không theo bản đồ Hiến pháp". Hôm qua ông Hun Sen đã nhờ sự giúp đỡ của Anh, Pháp, Mỹ để chứng minh rằng chính phủ Campuchia đã đàm phán, phân giới cắm mốc với Việt Nam hoàn toàn hợp pháp.
"Pháp là quốc gia phát hành các bản đồ Bonne tỉ lệ 1:100000 thể hiện biên giới trên đất liền giữa Campuchia với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam, tôi xin đề nghị ngài cung cấp cho Campuchia bản sao các bản đồ này", The Cambodia Daily dẫn nội dung công hàm Thủ tướng Hun Sen gửi Tổng thống Pháp Hollande cho biết.
Thủ tướng Campuchia cũng đề nghị Tổng thống Pháp cung cấp một nhóm chuyên gia bản đồ để giúp nước này xác minh rằng bản đồ Campuchia và Việt Nam sử dụng để đàm phán phân giới giống như (cùng loại với) các bản đồ Pháp đã xuất bản (trước 1953).
Trước đó ngày 6/7 Thủ tướng Campuchia cũng gửi công hàm cho Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon với đề nghị tương tự. Tuy nhiên gần 2 tuần trôi qua ông Ban Ki-moon vẫn chưa có câu trả lời. Người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết nhà lãnh đạo này đang xem xét.
Ông Phay Siphan, người phát ngôn Chính phủ Campuchia. Ảnh: RFI.
Kích động người dân không phải cách giải quyết vấn đề biên giới
Bình luận về các hành động kích động chống phá biên giới Việt Nam - Campuchia mà CNRP đang cổ súy, ngày 14/7 Khmer Times dẫn lời Bộ trưởng Nội vụ Campuchia Sar Kheng phát biểu trước cuộc họp 400 quan chức các tỉnh giáp biên với Việt Nam:
"Một số người đang lợi dụng vấn đề biên giới phục vụ cho lợi ích chính trị của phe nhóm mình. Đó không phải là một ý tưởng tốt."
Cũng theo Khmer Times, ngày hôm qua 15/7 chính quyền tỉnh Svay Rieng sẽ cho phép một nhóm các nhà nghị sĩ CNRP kiểm tra biên giới với Việt Nam tại huyện Kampong Ro vào ngày Chủ Nhật này, nhưng tối đa chỉ được một trăm người trong khi CNRP đòi kéo ít nhất một ngàn người ra biên giới với Việt Nam.
Ros Parith, Giám đốc Sở Hành chính tỉnh Svay Rieng cho biết: "Sau cuộc họp giữa lãnh đạo tỉnh với đại diện CNRP, chúng tôi quyết định cho phép một nhóm 100 người đến thăm 2 đồn biên phòng. Những người khác có thể quan sát từ khoảng cách 500 mét tính từ đường biên giới. Chúng tôi cần phải đảm bảo không lặp lại những gì đã xảy ra tháng trước".
"Hơn nữa nếu các nhà lập pháp CNRP dẫn theo quá nhiều người, lực lượng an ninh đia phương không thể đảm bảo sự an toàn cho họ", ông Ros Parith nói.
Bình luận về động thái này, ông Phay Siphan, người phát ngôn Chính phủ Campuchia nói: "Theo quan điểm của tôi, chuyến thăm của các nhà lập pháp này không giải quyết được các vấn đề biên giới một cách hòa bình. Sử dụng người dân không phải cách giải quyết vấn đề tranh chấp biên giới và nó cũng không tuân theo chuẩn mực quốc tế nào".
"Đó là hoạt động chính trị của CNRP để gây ra một sự khiêu khích, sử dụng động cơ chính trị, mị dân bằng vấn đề biên giới. Mặc dù có nhiều trở ngại trong việc giải quyết vấn đề biên giới Campuchia - Việt Nam, nhưng giờ đây nó đang được giải quyết thông qua đàm phán giữa hai Chính phủ", ông Phay Siphan khẳng định, đàm phán là lựa chọn tốt hơn nhiều so với biểu tình hay gây rối.
"Vấn đề biên giới chỉ có thể được xử lý bởi chính phủ. Và nó không phải bổn phận của các chính trị gia khi họ kích động các hoạt động phản đối dọc theo biên giới. Họ sử dụng miệng lưỡi của mình bằng mọi cách chứ không phải là tư duy phê phán", ông Phay Siphan tuyên bố.
Hồng Thủy
Theo dantri
Mỹ cho phép hôn nhân đồng tính trên cả nước Hôn nhân đồng tính vừa được hợp pháp hóa trên toàn lãnh thổ Mỹ sau khi Tòa án tối cao nước này đưa ra phán quyết lịch sử, đánh dấu bước chuyển ở quyền dân sự lớn nhất trong nửa thế kỷ tại Mỹ. Những người ủng hộ quyền đồng giới vui mừng sau khi Tòa án tối cao Mỹ phán quyết tu...