Pompeo nói Mỹ không nắm thông tin về Kim Jong-un
Ngoại trưởng Mỹ cho biết Washington không có thông tin về Kim Jong-un và cảnh báo về nguy cơ nạn đói ở Triều Tiên.
“Chúng tôi chưa thấy ông ấy và không có bất kỳ thông tin nào để đưa ra hôm nay. Chúng tôi đang theo dõi sát sao tình hình”, Pompeo hôm nay nói với Fox News khi được hỏi về đồn đoán xoay quanh sức khỏe Kim Jong-un. Một ngày trước đó, Trump nói ông nắm được tình trạng hiện tại của Kim Jong-un nhưng không nêu chi tiết.
Kim Jong-un (phải) theo dõi một cuộc diễn tập ở Triều Tiên hồi tháng trước. Ảnh: KCNA.
Pompeo cho biết Mỹ đang theo dõi tình hình rộng hơn ở Triều Tiên trong bối cảnh Covid-19 đặt ra nhiều rủi ro, mặc dù Triều Tiên khẳng định họ không ghi nhận ca nhiễm nCoV nào.
Video đang HOT
“Có nguy cơ sẽ xảy ra nạn đói, thiếu lương thực trong Triều Tiên”, Pompeo nói. Khoảng 1,1 triệu người đã chết ở Triều Tiên trong nạn đói những năm 1990. “Chúng tôi đang theo dõi từng vấn đề thật kỹ lưỡng, vì chúng có tác động đến sứ mệnh của chúng tôi là phi hạt nhân hóa Triều Tiên”.
Nhiều tin đồn về sức khoẻ của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dấy lên từ khi ông vắng mặt trong dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành hôm 15/4. Lần xuất hiện gần nhất của Kim Jong-un trên truyền thông là khi ông chủ trì một cuộc họp hôm 11/4.
Trang Daily NK chuyên đưa tin về Triều Tiên dẫn nguồn tin giấu tên nói rằng ông Kim trải qua ca phẫu thuật tim hôm 12/4 tại khu nghỉ dưỡng Hyangsan, phía bắc thủ đô Bình Nhưỡng. CNN đầu tuần trước dẫn lời một quan chức Mỹ nói Washington đang xác minh tin Kim Jong-un “trong tình trạng nghiêm trọng sau phẫu thuật”.
Trong khi đó, Hàn Quốc nói rằng ông “vẫn sống và khỏe mạnh”. Truyền thông Triều Tiên đưa tin Kim Jong-un đã gửi thư cho một số lãnh đạo nước ngoài để chúc mừng các ngày lễ quan trọng và gửi lời động viên đến công nhân xây dựng thành phố Samjiyon.
Ảnh vệ tinh cho thấy đoàn tàu và du thuyền chuyên dụng của Kim Jong-un đang ở khu nghỉ dưỡng Wosan. Một số chuyên gia đánh giá Covid-19 có thể là lý do khiến Kim Jong-un hạn chế xuất hiện trước công chúng.
Hội đồng Bảo an thảo luận về Bảo vệ thường dân bị nạn đói do xung đột
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 21/4 đã họp trực tuyến, thảo luận về bảo vệ thường dân bị nạn đói do xung đột.
Theo Báo cáo toàn cầu về khủng hoảng lương thực, năm 2019 có 135 triệu người tại 55 quốc gia phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, cao nhất trong vòng 4 năm trở lại, trong đó 60% là tại các nước có xung đột hoặc bất ổn.
Một phiên hợp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Ảnh: Geopolitics
Giám đốc điều hành Chương trình Lương thực thế giới (WFP) David Beasley cảnh báo nguy cơ xảy ra "đại dịch đói" trong năm 2020 đồng thời cho biết đại dịch Covid-19 sẽ làm tăng gấp đôi số người đối mặt với nguy cơ chết đói trong năm 2020, lên tổng số 265 triệu người.
Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hòa Dominicana, nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an tháng 4/2020, phát biểu nhấn mạnh vấn đề bảo vệ thường dân bị nạn đói do xung đột vũ trang, đặc biệt các nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, là mối quan tâm của Hội đồng Bảo an, khẳng định cần điều phối các trụ cột hòa bình, an ninh, phát triển, môi trường và viện trợ nhân đạo của Liên Hợp Quốc.
Các nước thành viên Hội đồng Bảo an khác đều nhấn mạnh các cuộc xung đột vũ trang gây đình trệ hoạt động sản xuất lương thực, phá hủy cơ sở hạ tầng, dẫn đến người dân mất nhà cửa, gây hệ quả nhân đạo, và nạn đói nghiêm trọng. Các nước Hội đồng Bảo an kêu gọi các bên xung đột tuân thủ triệt để luật nhân đạo quốc tế và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an; kêu gọi Hội đồng Bảo an cần đẩy mạnh các nỗ lực ngăn ngừa và giải quyết xung đột, xây dựng hòa bình bền vững.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc kêu gọi Hội đồng Bảo an và các cơ quan trong hệ thống Liên Hợp Quốc cần nỗ lực hơn nữa khắc phục "vòng luẩn quẩn" của xung đột và mất an ninh lương thực, nhất là trong bối cảnh nguy cơ cao hơn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh bên cạnh việc duy trì cam kết viện trợ nhân đạo cho người dân, Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế cần hợp tác, hỗ trợ các nước khôi phục sau xung đột, cải thiện sinh kế người dân, duy trì nguồn cung cấp lương thực, có giải pháp toàn diện xây dựng hòa bình và bảo đảm an ninh lương thực. Đại sứ Đặng Đình Quý cũng cho rằng cần thúc đẩy sự tham gia đầy đủ của phụ nữ vào quá trình xây dựng hòa bình và bảo đảm an ninh lương thực./.
Phạm Huân
Cuộc đụng độ gay gắt của Tổng thống Trump và nhà hoạt động môi trường 17 tuổi tại Thụy Sỹ Mặc dù không chỉ mặt, gọi tên đối phương nhưng cả Tổng thống Trump và nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg đều nhắm mục tiêu vào nhau khi cùng tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2020 tại Davos (Thụy Sĩ). Vị Tổng thống Mỹ 72 tuổi và nhà hoạt động 17 tuổi thu hút mọi sự chú ý trong ngày...