Pompeo kêu gọi hợp lực chống một Trung Quốc ‘chuyên chế mới’
Pompeo tiếp tục chỉ trích Trung Quốc, cho rằng Washington và các đồng minh phải chống lại “chế độ chuyên chế mới” của Trung Quốc mạnh hơn.
“Sự thật là các chính sách của chúng ta đã làm hồi sinh nền kinh tế kiệt quệ của Trung Quốc, để rồi Bắc Kinh quay lại lấy oán trả ân”, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 23/7 nói tại Thư viện Nixon tại Yorba Linda, nơi sinh của cố tổng thống Mỹ Richard Nixon tại bang California.
“Chúng ta, các quốc gia yêu tự do trên thế giới, phải khiến Trung Quốc thay đổi… bằng những cách sáng tạo và mạnh mẽ hơn, vì những hành động của Bắc Kinh đe dọa người dân và sự thịnh vượng của chúng ta”, Pompeo nói. “Nếu chúng ta không thay đổi, Trung Quốc sẽ thay đổi chúng ta”.
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi “các quốc gia tự do” cùng hợp lực để chiến thắng mối đe dọa mà ông gọi là “chế độ chuyên chế mới” của Trung Quốc. “Ngày nay, Trung Quốc ngày càng độc đoán ở trong nước và thù địch với sự tự do ở mọi nơi”, ông nói. Và để đối phó với Trung Quốc, các nước sẽ phải chọn bên “giữa tự do và chuyên chế”.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo phát biểu tại Thư viện Nixon, Yorba Linda, bang California, ngày 23/7. Ảnh: Reuters.
Pompeo thừa nhận rằng nỗi lo của Nixon khi mở cửa thế giới với Trung Quốc vào những năm 1970 là một “lời tiên tri”. “Tổng thống Nixon từng nói rằng ông sợ sẽ tạo ra một ‘Frankenstein’ khi mở cửa thế giới cho Trung Quốc. Giờ thì chúng ta thấy đó”, ông Pompeo nói, đề cập tới quái vật Frankenstein, một nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết cùng tên của Mary Shelley.
Video đang HOT
Nixon, tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 1969-1974, đã mở đường cho việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc thông qua một loạt cuộc tiếp xúc, trong đó có chuyến thăm lịch sử tới Bắc Kinh năm 1972.
Bài phát biểu đánh dấu một cấp độ mới trong cách tiếp cận cứng rắn đối với Trung Quốc của chính quyền của Tổng thống Trump. Phát biểu của ông Pompeo cùng với các bài phát biểu về chính sách khác của các quan chức hàng đầu chính quyền Trump như Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Chris Wray và Bộ trưởng Tư pháp Bill Barr, mỗi người tập trung vào một khía cạnh khi chỉ ra các mối đe dọa từ Trung Quốc, gồm tư tưởng, tình báo và thương mại.
Ngoại trưởng Mỹ hôm 13/7 cũng ra tuyên bố, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc về Biển Đông, đánh dấu leo thang căng thẳng song phương. Ông nhấn mạnh rằng “thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế trên biển của mình. Mỹ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong bảo vệ chủ quyền của họ với các tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế”.
Trong bài phát biểu mới nhất, sau khi Washington yêu cầu Bắc Kinh đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston, Pompeo đã nhắc lại những cáo buộc trước đó của Mỹ về Trung Quốc, bao gồm chính sách thương mại bất bình đẳng, vi phạm nhân quyền và các nỗ lực xâm nhập xã hội Mỹ.
Ông nói rằng quân đội Trung Quốc đã “trở nên mạnh hơn và đe dọa hơn” và Mỹ cùng các đồng minh cần “hoài nghi và kiểm chứng” Trung Quốc thay vì “tin nhưng có kiểm chứng”, khẩu hiệu được cố tổng thống Ronald Reagan đưa thời Chiến tranh Lạnh vào thập niên 1980.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ còn nói rằng một đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã không dám đứng lên bảo vệ tự do của Hong Kong và lo sợ bị mất thị trường Trung Quốc, nhưng không nêu đích danh nước nào.
Quan hệ Washington – Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều năm. Mỹ nhiều lần cáo buộc Trung Quốc giấu dịch khiến Covid-19 lây lan, ảnh hưởng tới công tác chống dịch của nước khác, điều mà Bắc Kinh kiên quyết phủ nhận. Chỉ trong vài tuần, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump cũng áp đặt trừng phạt với Trung Quốc vì những chính sách liên quan đến Hong Kong và Tân Cương, đồng thời gây sức ép để các đồng minh dừng hợp tác với Huawei.
Thương vụ giúp Pepsi sở hữu 20 chiến hạm Liên Xô
Liên Xô phải gán 17 tàu ngầm và ba tàu mặt nước với tổng trị giá 3 tỷ USD để thanh toán tiền nước ngọt cho Pepsi năm 1989.
Tập đoàn Pepsi có tài sản ròng trị giá hơn 18,8 tỷ USD và sản phẩm được bán ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Tuy nhiên, tập đoàn nước ngọt của Mỹ này cũng từng sở hữu hạm đội tàu chiến đứng thứ 6 thế giới sau một thương vụ với Liên Xô.
Năm 1959, Tổng thống Dwight Eisenhower muốn đưa văn hóa Mỹ đến Liên Xô bằng cách thu xếp tổ chức "Triển lãm Quốc gia Mỹ" ở công viên Sokolniki tại thủ đô Moskva. Phó tổng thống Richard Nixon được cử đến dự lễ khai mạc, nhưng mọi thứ bắt đầu diễn biến theo chiều hướng xấu.
Trước triển lãm, phó giám đốc tiếp thị Pepsi Donald Kendall đề nghị Nixon giúp "giới thiệu tập đoàn này với lãnh đạo Liên Xô" và được đồng ý. Trong quá trình tham quan các thành tựu mới nhất trong công nghệ và sản phẩm tiêu dùng Mỹ tại triển lãm, Nixon và lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev nổ ra tranh cãi. Thời tiết oi bức và không khí căng thẳng khiến lãnh đạo Liên Xô đổ mồ hôi thấy rõ.
Khrushchev uống Pepsi, bên cạnh là Nixon và Kendall (đội mũ). Ảnh: Sputnik.
Kendall nhanh chóng chạy đến giúp Khrushchev và mời ông một cốc nước ngọt. Bức ảnh lãnh đạo Liên Xô thưởng thức đồ uống Pepsi sau đó trở nên nổi tiếng và thu hút công chúng nước này với món đồ uống có ga của Mỹ.
Đến năm 1972, Pepsi đạt thỏa thuận với Liên Xô để trở thành sản phẩm phương Tây đầu tiên được bán ở nước này. Do đồng ruble không được chấp nhận trong thanh toán quốc tế, Liên Xô phải dùng rượu vodka để giao dịch với tập đoàn Mỹ.
Thỏa thuận được Liên Xô ký với Pepsi dự kiến hết hạn vào cuối thập niên 1980. Tuy nhiên, lúc này rượu vodka mất giá và không thể đổi ngang giá với Pepsi. Dân Mỹ lúc này cũng tẩy chay sản phẩm Liên Xô vì chiến dịch can thiệp quân sự vào Afghanistan. Điều này khiến Pepsi yêu cầu Liên Xô thanh toán bằng phương thức khác.
Tháng 5/1989, chính phủ Liên Xô đề xuất thỏa thuận cho phép Pepsi đóng vai trò trung gian trong dự án tháo dỡ, bán sắt vụn 17 tàu ngầm và ba tàu mặt nước gồm một tàu tuần dương, một tàu khu trục và một khinh hạm. Tập đoàn Mỹ ban đầu tỏ ra thận trọng vì không biết xử lý khí tài hải quân Liên Xô, nhưng chấp nhận phương thức thanh toán sau khi biết tổng giá trị của đội tàu này lên tới 3 tỷ USD.
Các tàu ngầm trong được Liên Xô bán cho Pepsi năm 1989. Ảnh: Sputnik.
Thỏa thuận lịch sử này giúp Pepsi sở hữu hạm đội hải quân lớn thứ 6 thế giới. Tuy nhiên, tập đoàn Mỹ chỉ giữ đội tàu chiến Liên Xô trong vài ngày rồi bán lại cho một công ty tái chế Thụy Điển.
"Chúng tôi giải giáp vũ khí Liên Xô còn nhanh hơn các ông", Donald Kendall tuyên bố thẳng thừng trong cuộc nói chuyện với cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Brent Scowcroft sau đó.
Facebook khóa tài khoản có liên hệ với các nhóm cực đoan Mới đây, Facebook cho biết đã khóa 54 tài khoản, 50 trang fanpage và 4 tài khoản Instagram, vì liên quan đến Proud Boys - nhóm tự phát mang tư tưởng cực đoan. Facebook cho biết họ vừa xóa tài khoản cá nhân của Roger J.Stone, vì tài khoản này có quan hệ với nhiều tài khoản giả.Theo Facebook, tài khoản mang tên...