Polyp tử cung và những điều chị em cần biết
Một phụ nữ có thể có một hoặc nhiều polyp tử cung. Polyp tử cung nếu không chữa trị sẽ phát triển to ra, làm tắc cổ tử cung, gây khó khăn trong việc thụ thai.
Chào bác sĩ, em năm nay 28 tuổi, đã kết hôn gần 1 năm nhưng chưa có con. Tuần trước em đi khám ở một phòng khám tư thì được biết mình bị polyp ở tử cung và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm có con của em.
Hiện tại em chưa đi khám lại và chưa uống thuốc gì. Bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em có khỏi được không và em nên đi khám ở đâu để được chữa bệnh tốt nhất? Em xin cảm ơn bác sĩ! (P. Thảo)
Trả lời:
Bạn P. Thảo thân mến!
Sự hình thành polyp tử cung là một mối nguy hại đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nguyên nhân gây ra bệnh polyp tử cung được cho rằng có liên quan tới hormone trong cơ thể vì nó nhạy cảm với estrogen.
Polyp tử cung là sự phát triển quá mức của lớp niêm mạc tử cung tạo thành một khối mô nhô vào trong lòng tử cung. Chúng được nối vào thành tử cung và nằm bên trong tử cung. Một phụ nữ có thể có một hoặc nhiều polyp tử cung. Polyp tử cung nếu không chữa trị sẽ phát triển to ra, làm tắc cổ tử cung khiến cho cổ tử cung hẹp lại hoặc biến dạng.
Video đang HOT
Một phụ nữ có thể có một hoặc nhiều polyp tử cung. Polyp tử cung nếu không chữa trị sẽ phát triển to ra, làm tắc cổ tử cung, gây khó khăn trong việc thụ thai. Ảnh minh họa
Bản thân những polyp tử cung là những tổn thường lành tính, tuy nhiên nếu không được phát hiện và can thiệp sớm có thể gây nên các biến chứng gây nguy hại đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở phụ nữ. Dưới đây là một số những biến chứng của bệnh polyp tử cung mà chị em cần chú ý.
- Vô sinh: Biểu hiện thường gặp ở những người có polyp tử cung là tình trạng kinh nguyệt không đều mà kinh nguyệt ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển và rụng trứng. Do đó, nó có thể can thiệp không tốt vào quá trình thụ thai của người phụ nữ.
- Gây ra các bệnh phụ khoa khác: Polyp tử cung có thể là nguyên nhân gây nên các bệnh khác như lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang.
- Gây sẩy thai: Polyp tử cung có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai ở những phụ nữthụ tinh trong ống nghiệm. Vì vậy, bạn nên cắt bỏ polyp tử cung trước khi đặt phôi vào buồng tử cung.
- Ung thư: Bản thân polyp cổ tử cung là một khối u lành tính, tuy nhiên nó có thể là biểu hiện của ung thư trong tương lai bởi nó có thể phát triển từ các vị trí khác nhau của tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Khám phụ khoa thường xuyên sẽ giúp xác định và điều trị polyp trước khi chúng gây ra những biến chứng.
Trong trường hợp của bạn, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện chuyên sản phụ khoa(bệnh viện Phụ sản Trung ương hoặc bệnh viện Phụ sản Hà Nội) đã được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và có biện pháp điều trị tốt nhất cho bạn.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh!
Theo VNE
Những điều liên quan đến bệnh phụ khoa chị em cần biết
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa nhưng không phải chị em nào cũng đi khám để chữa trị dứt điểm bệnh.
Ngại đi khám phụ khoa vì xấu hổ
Chị Vân Anh (Nhật Tân - Tây Hồ) cho biết hiện tại chị có một con và chuẩn bị lên kế hoạch sinh đứa thứ hai, trong thời gian này chị thấy ở "vùng kín" của mình ra nhiều chất nhầy màu trắng xen lẫn huyết, có mùi hôi khó chịu. Chị đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về đặt chứ không đi khám. Nhưng càng ngày chị thấy các khí hư càng ra nhiều không có triệu chứng giảm dần, lo lắng chị đi khám bác sĩ cho chị biết nhiễm khuẩn âm đạo có ra huyết.
Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng chuyên khoa sản Bệnh viện Đống Đa tình trạng viêm nhiễm âm đạo lâu ngày rồi mới đi khám phụ khoa như trường hợp chị Vân Anh là rất nhiều. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại của chị em khi bệnh ở "vùng kín" và họ tự mua thuốc để chữa trị. Đây là một thực trạng đáng báo động về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị không đúng cách hay tự ý điều trị, điều trị muộn nên bệnh trở nên nặng, khó chữa, để lại một số di chứng đáng tiếc như: dính vòi trứng, gây vô sinh, thai ngoài tử cung, sinh non, con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai.
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Những người bị nhiễm khuẩn âm đạo có ra huyết khi đi khám phụ khoa sẽ được bác sĩ khám kiểm tra kết hợp với làm xét nghiệm mới có thể xác định vị trí ra huyết (từ âm đạo, cổ tử cung hay tử cung...), nguyên nhân ra huyết từ nguyên nhân nào để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong quá trình làm các xét nghiệm có thể phát hiện thêm ra các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, nấm, u xơ tử cung, thậm chí là ung thư tử cung...
Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ ở thời kì mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa. Chính vì thế việc đi khám phụ khoa làm các xét nghiệm về đường âm đạo hay soi cổ tử cung để phát hiện kịp thời ung thư tế bào cổ tử cung là điều rất cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi này.
Bệnh phụ khoa không loại trừ một ai
Bác sĩ Hùng cho biết, những người làm văn phòng thường khó tránh mắc cácbệnh phụ khoa. Do đặc thù công việc hàng ngày phải làm việc căng thẳng, ngồi lâu trước máy tính, việc di chuyển giữa văn phòng máy lạnh và môi trường bên ngoài thường xuyên, ít vận động làm cho quá trình lưu thông máu về các cơ quan sinh sản bị trì trệ... Khi sức đề kháng giảm thì vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công lên các vùng kín và gây bệnh ở đó. Chính vì thế những trường hợp bị bệnh ngứa ở các "vùng kín" nên làm các xét nghiệm phụ khoa bằng cách soi tươi dịch âm đạo chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục do vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu... từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ tiến hành làm những xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán liên quan thì mới có thể phát hiện chính xác bệnh, còn nếu khám phụ khoathông thường bằng mắt thì sẽ rất khó chẩn đoán được đúng bệnh và nguyên nhân của nó.
Khi có bất kỳ biểu hiện nào "lạ" ở "vùng nhạy cảm", chị em cần đi khám bác sĩ để kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết. Ảnh minh họa
Thông thường, khi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ cho làm siêu âm phần phụ và vú; soi cổ tử cung để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới; soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới như vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu...; xét nghiệm tìm vi khuẩn có khả năng gây vô sinh khi tìm hiểu thông tin qua người bệnh; xét nghiệm HPV tìm virus gây ung thư cổ tử cung; phết tế bào âm đạo - cổ tử cung để sớm phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung, âm đạo; sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán chính xác các bất thường ở cổ tử cung; cấy dịch âm đạo nhằm tìm vi khuẩn gây bệnh mà dùng kháng sinh thích hợp; xét nghiệm nội tiết - hormone và đánh giá những rối loạn nội tiết tố; hoặc chụp tử cung vòi trứng bằng phương pháp cản quang để tầm soát các dấu hiệu bất thường.... bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Mặt khác, đối với phụ nữ mang thai khi có biểu hiện viêm ngứa, có dịch mùi hôi... cần phải đi khám phụ khoa để làm các xét nghiệm sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục do các nguyên nhân khác nhau để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ sinh non, sinh con thiếu tháng.
Chính vì thế đi khám phụ khoa định kỳ sẽ là điều kiện hạn chế được các bệnh tật thường mắc phải ở phụ nữ. Và khi có bất kỳ biểu hiện nào "lạ" ở "vùng nhạy cảm", chị em cần đi khám bác sĩ để kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết.
Theo Eva
Những điều cần biết về thực phẩm chức năng giảm cân Thị trường thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam phát triển rất nhanh trong những năm qua. Với hơn 5.500 dòng sản phẩm, việc buôn bán và sử dụng TPCN đang còn nhiều bất cập về giá cả, nguồn gốc, nhãn mác... khiến người tiêu dùng hoang mang, dễ "tiền mất tật mang" khi lựa chọn TPCN, đặc biệt là TPCN giảm cân....