Politico: Việt Nam đứng đầu thế giới về y tế và kinh tế khi đối mặt COVID-19
Trong bảng xếp hạng 30 quốc gia và khu vực hàng đầu về kết quả y tế và kinh tế khi đối mặt COVID-19, tạp chí Politico (Mỹ) đánh giá Việt Nam có kết quả tốt nhất.
Bảng xếp hạng của Politito xem xét tổng thể số ca nhiễm bệnh, chết người, GDP và tỉ lệ thất nghiệp.
Các nước và khu vực được phân loại và xếp hạng dựa vào việc có các biện pháp hạn chế nhẹ, trung bình hay nghiêm ngặt; có kết quả y tế cộng đồng và kinh tế tốt ở mức độ nào.
“Việt Nam là quốc gia đông dân nhất không có người chết vì đại dịch, với số ca mắc bệnh chỉ xấp xỉ 300. Kinh tế Việt Nam được dự đoán tăng trưởng 2,7% năm 2020, khiến nước này nhìn chung được xếp hạng có kết quả tốt nhất khi ứng phó với đại dịch COVID-19 trên toàn cầu”, Politito nhận định.
Việt Nam được xếp ở góc phần tư phía trên bên phải, nơi kết quả y tế và kinh tế đều được đánh giá tích cực. Cùng trong góc này chỉ có Trung Quốc.
Biểu đồ xếp hạng kết quả kinh tế và y tế của một số nước và khu vực trong đại dịch. Từ trái sang phải: Kết quả y tế tốt hơn; từ dưới lên trên: Kết quả kinh tế tốt hơn. Viền màu xanh, cam, tím thể hiện lần lượt mức độ áp dụng các biện pháp hạn chế nhẹ, trung bình, nghiêm ngặt.
Theo biểu đồ của Politico, phần lớn các nước và khu vực đều chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh. Các nước và khu vực có kết quả ở mức xấp xỉ giữa tích cực và tiêu cực là Indonesia, Bangladesh, EU.
Nhìn chung, Đức có kết quả tương đối xấu. Nền kinh tế Đức “chìm” cùng tốc độ với các nước láng giềng, nhưng tỷ lệ chết người thấp hơn đáng kể nhờ xét nghiệm và chăm sóc y tế tốt.
Một số quốc gia xét nghiệm nhiều (Iceland) và đếm tất cả các trường hợp chết người do COVID-19 có thể xảy ra (Bỉ), nên số liệu của họ được đánh giá là minh bạch hơn.
New Zealand và Thụy Điển có những cách tiếp cận trái ngược để hạn chế dịch bệnh và có kết quả y tế rất khác nhau, nhưng suy thoái kinh tế gần như giống hệt nhau.
Một số quốc gia có GDP tương tự nhưng tỷ lệ thất nghiệp hoàn toàn khác nhau (Anh, Mỹ và Nhật Bản), do chính phủ hành động khác nhau trong việc đảm bảo mức lương cho người lao động.
Ấn Độ tránh áp lực cho hệ thống y tế thông qua biện pháp phong tỏa quy mô lớn nhất thế giới, nhưng điều đó đã “nhấn chìm” nền kinh tế của họ.
Trong khi đó, Đài Loan thực hiện gần như đúng tất cả mọi thứ khi ứng phó với khủng hoảng y tế, nhưng 70% GDP của họ đến từ các ngành xuất khẩu, chịu ảnh hưởng nặng nề.
Video: Nga và Brazil ‘tranh nhau’ vị trí số 2 toàn cầu về số ca nhiễm COVID-19
Trung Quốc bị tố gây áp lực EU thay đổi chỉ trích về Covid-19
Trung Quốc chặn báo cáo của EU cáo buộc nước này lan truyền thông tin sai lệch về Covid-19, theo nguồn tin và thư tín ngoại giao Reuters có được.
Bốn nguồn tin ngoại giao nói rằng báo cáo của Liên minh châu Âu (EU) dự kiến công bố ngày 21/4 nhưng đã bị hoãn sau khi quan chức Trung Quốc xem được thông tin hé lộ trên tờ Politico của Mỹ. Cùng ngày, một quan chức cấp cao Trung Quốc liên lạc với các quan chức châu Âu tại Bắc Kinh để nói với họ rằng "sẽ rất tệ cho quan hệ hợp tác nếu báo cáo đúng như những gì được mô tả và được công bố hôm nay", theo thư tín ngoại giao EU mà Reuters có được.
Thư tín trích dẫn lời quan chức cấp cao Bộ ngoại giao Trung Quốc Yang Xiaoguang nói rằng việc công bố báo cáo sẽ khiến Bắc Kinh "rất tức giận" và cáo buộc quan chức châu Âu đang cố làm hài lòng "ai đó". Các nhà ngoại giao châu Âu hiểu rằng "ai đó" tức là Washington.
Kết quả là báo cáo bị hoãn và mới được công bố hôm 23/4. So sánh phiên bản lưu hành nội bộ của báo cáo mà Reuters có được và phiên bản được công bố cho thấy một số khác biệt. Ví dụ, trên trang đầu tiên của báo cáo nội bộ được chia sẻ với các chính phủ EU ngày 20/4, bộ phận chính sách đối ngoại của EU nói rằng "Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh chiến dịch đánh lạc hướng thông tin toàn cầu để chuyển hướng đổ lỗi sự bùng phát đại dịch và cải thiện hình ảnh quốc tế. Cả hai chiến thuật công khai và bí mật đã được giám sát".
Người đàn ông đeo khẩu trang mua thực phẩm tại quầy hàng đường phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 24/2 giữa lúc Covid-19 tiếp diễn. Ảnh: Reuters.
Bản tóm tắt công khai được đăng trên trang web euvsdisinfo.eu của khối quy kết sự đánh lạc hướng thông tin cho các nguồn được nhà nước hậu thuẫn từ các chính phủ khác nhau, bao gồm Nga và ở mức độ thấp hơn là Trung Quốc. Bản này cũng ghi nhận những "bằng chứng quan trọng về các hoạt động bí mật của Trung Quốc trên mạng xã hội", nhưng tài liệu tham khảo được để trong 6 đoạn cuối của bản tóm tắt.
Phái đoàn Trung Quốc tại EU không bình luận về thông tin trên, trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng không lập tức trả lời câu hỏi về báo cáo bị thay đổi.
"Chúng tôi không bao giờ bình luận về nội dung hoặc nội dung bị cáo buộc của các liên hệ ngoại giao nội bộ và liên lạc với đối tác từ các nước khác", một phát ngôn viên EU cho hay, trong khi một quan chức EU khác cho biết báo cáo được công bố như thường lệ và phủ nhận việc cắt bớt bất kỳ thông tin nào.
Thông tin sai lệch về sự bùng phát của Covid-19 đang là chủ đề tranh cãi giữa Mỹ và Trung Quốc khi quan chức hai bên cáo buộc lẫn nhau che giấu thông tin đại dịch. Châu Âu đang bị kẹt giữa cuộc đấu khẩu này. Với hơn một tỷ euro mỗi ngày trong thương mại song phương, EU là đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, trong khi Mỹ là thị trường hàng hóa và dịch vụ lớn nhất của EU.
Đại sứ Trung Quốc tại EU Zhang Ming hôm qua nói rằng "thông tin sai lệch là kẻ thù với tất cả chúng ta và tất cả chúng ta sẽ cùng giải quyết".
Huyền Lê
Estonia: Quốc gia nhỏ bé chống dịch Covid-19 hiệu quả tại Châu Âu nhờ chuyển đổi số và nguyên tắc 1 lần Khảo sát về mức độ lo lắng của người dân được thực hiện bởi Politico cho thấy Estonia đứng thứ 3 về độ lạc quan trong tình hình dịch hiện nay so với thứ 7 của Pháp và thứ 5 của Đan Mạch. Lo lắng, sợ hãi, khủng hoảng, nghi ngờ là hàng loạt những cảm xúc của người dân Châu Âu khi...