Pokemon và con quái vật vô tính sẽ ‘nhấn chìm’ Việt Nam?
Làn sóng hâm mộ “Pokemon Go” đã trùm khắp thế giới, nên người ta không chút nghi ngờ rằng nó sẽ dễ dàng “nhấn chìm” Việt Nam – một quốc gia có “cộng đồng mạng” gần như không có chút sức đề kháng nào.
Bức tranh này có tiêu đề “Control” (Kiểm soát), do Pawel Kuczynski – một họa sĩ theo trường phái biếm họa chính trị nổi tiếng của Ba Lan – đưa lên trang Facebook vào ngày 27/7 vừa qua. Rất có tính thời sự, bức tranh biểu thị sự lo ngại khi trò chơi “Pokemon Go” phổ biến tại Ba Lan. Hẳn nhiều người đồng tình với sự lo ngại này, bởi bức “Control” được 281 nghìn lượt yêu thích, và hơn 274 nghìn lượt chia sẻ – những con số khá lớn cho một bức biếm họa đăng tải qua mạng.
Thực tế đúng là như vậy, 3 ngày sau khi bức tranh được đưa lên mạng, thì tại Đại học Warsaw’s Vistula University, cuộc thi đấu trò chơi “Pokemon Go” cấp quốc tế lần đầu tiên được tổ chức. Đấu thủ có điểm số cao nhất, sẽ giành được 1 năm học bổng của ĐH tư nhân đắt đỏ nhất Ba Lan này.
Một học sinh đi xe máy điện lên vỉa hè để săn Pokemon
Làn sóng hâm mộ “Pokemon Go” đã trùm khắp thế giới, nên người ta không chút nghi ngờ rằng nó sẽ dễ dàng “nhấn chìm” Việt Nam – một quốc gia có “cộng đồng mạng” gần như không có chút sức đề kháng nào. Quả vậy, những gì diễn ra trên khắp thế giới xung quanh sức mê hoặc của trò chơi “Pokemon Go”, thì chỉ trong vòng 1 tuần đã tái hiện đầy đủ ở Việt Nam.
Những đoàn người hối hả chạy đuổi bắt Pokemon, trong khi mắt vẫn dán vào màn hình điện thoại hay máy tính bảng. Những chiếc xe chạy tà tà bên đường, hay đột nhiên khựng lại ngay giữa ngã tư, khi chủ nhân đang mải mê dò tìm “yêu quái”. Những ông bố, bà mẹ đưa con tới công viên vui chơi, nhưng rồi mặc đứa trẻ loay hoay dưới nắng, còn bản thân thì lùng khắp gốc cây bụi cỏ tìm Pokemon. Những tin nhắn cãi vã, những bức ảnh cười ra nước mắt, những cảnh báo và cả những “mẹo hack game” tràn ngập khắp mạng xã hội và các trang tin điện tử.
Nhưng, cộng đồng mạnh Việt Nam luôn có cách để chứng tỏ sự khác biệt của mình với thế giới. Ngày 10/8 vừa qua, Cộng đồng những người tình nguyện xây dựng bản đồ Google Việt Nam đã phải gửi thư ngỏ tới… cộng đồng người chơi “Pokemon Go”. Bức thư đại ý kêu gọi (nhưng với giọng gần như là khóc lóc), người chơi “Pokemon Go” đừng phá hoại bản đồ nữa. Bởi vì để tiện lợi hơn, có kết quả nhanh hơn, bắt được nhiều “yêu quái” hơn, thì có những người chơi sẵn sàng tạo vị trí spam hàng loạt, tạo các vị trí giả mạo trên dữ liệu bản đồ và thậm chí là di chuyển các vị trí công trình công cộng cùng các danh thắng quan trọng đi lung tung (thường là đến sát…nhà mình).
Người chơi Pokemon trên thế giới cũng nghĩ ra nhiều thủ đoạn để “ăn gian” (hack), như gắn điện thoại vào cánh quạt máy để đỡ phải đi bộ, bắn “trứng bắt yêu” bằng thiết bị tự tạo để đảm bảo trăm phát trăm trúng… Nhưng đến mức phá hoại cả dữ liệu bản đồ mở để chơi, thì hiện mới chỉ có Việt Nam.
Video đang HOT
Không biết những game thủ “Pokemon Go” sẽ cảm thấy thế nào khi cuốc bộ nhiều cây số để “tầm yêu bắt quái”, còn một số ma mãnh hơn, thì ngồi nhà và hack game. Chính mắt người viết, đã nhìn thấy 1 chủ tiệm bán điện thoại ngồi chơi “Pokemon Go” bằng laptop, hack bản đồ, và thong dong đi khắp…thế giới mà chẳng cần tốn giọt mồ hôi nào. Những trò láu cá như thế, cộng đồng Việt Nam luôn đi đầu thế giới.
Và điều thú vị là, Pokemon khiến mọi vấn đề bức xúc của xã hội gần như biến mất khỏi màn hình điện thoại. Trong khoảng 10 ngày Pokemon bắt đầu vào Việt Nam, thì ở Hà Nội có 1 ngôi nhà sập khiến 2 người chết, 1 cây cầu mấy tỷ đồng chưa xây xong đã sập ở Cà Mau, hàng nghìn nhà vệ sinh công cộng dự tính được xây mới ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội, lũ dữ cô lập một loạt huyện biên giới miền núi phía Bắc.
Đâu đó trên báo chí hoặc mạng xã hội có nhắc tới những sự kiện này, nhưng cơ bản là công chúng bỏ trôi qua như những tin tức nhạt nhẽo bình thường. Có người nói vui, ở Việt Nam thời gian này, ngoài vận động viên Hoàng Xuân Vinh với 2 huy chương vàng và bạc ở Olympic ra, thì khó có ai hay điều gì cạnh tranh được với những “yêu quái” Pokemon.
Nhiều người đã phản đối quan điểm mà Gustve Le Bon viết trong cuốn sách nổi tiếng “Tâm lý học đám đông”: …Chỉ riêng việc biến mình thành bộ phận trong một đám đông có tổ chức, con người đã tụt xuống nhiều nấc trong thang bậc văn minh.
Le Bon lập luận như vậy, bởi ông cho rằng đám đông luôn triệt tiêu nhân cách có ý thức, thậm trí triệt tiêu luôn cả ý thức, nương theo bản năng đến mức gần như là trạng thái thôi miên, và đưa trí tuệ của tất cả các cá nhân nổi trội về 1 mặt bằng chung.
Ứng dụng Yahoo! vừa chính thức giã từ thế giới. Hàng triệu người sử dụng internet Việt Nam giật mình nhận ra, mình đã từng mải mê “chat” nhiều ngày tháng với Yahoo! Messenger, đã từng tận tâm tận lực viết “blog” với Yahoo!360, và rồi nhanh chóng lãng quên với làn sóng Facebook.
Hóa ra, sự sâu sắc hay cuồng nhiệt say mê, cũng có trào lưu cả. Những đám đông đi hết từ cơn cuồng này tới cơn cuồng khác, chỉ có những người tạo ra những cơn cuồng thì bình tĩnh mỉm cười.
À vâng, còn những thân phận nào phải khóc, thì cứ khóc.
Theo Vietnamnet
Chơi game Pokemon Go, có bị lộ thông tin cá nhân?
Đại diện Bkav cho biết, với việc yêu cầu của game Pokémon GO với người chơi là phải bật tính năng định vị (GPS) và camera, nhà sản xuất game thực tế ảo này có thể biết được thông tin về địa chỉ nhà ở, quang cảnh khu dân cư của những người chơi.
Một game thủ Pokémon GO vừa đi xe máy vừa bắt Pokémon
Lo ngại Pokémon GO bị cài phần mềm gián điệp
Những ngày gần đây, Pokémon GO đã tạo nên cơn sốt, làm bùng nổ cộng đồng yêu thích game. Chỉ trong 24 giờ đầu tiên, Pokémon GO đã trở thành tựa game được tải nhiều nhất tại Việt Nam. Pokémon GO đã thu hút lượng người chơi "khủng", thậm chí nhiều người còn đánh giá game thủ Việt đang phát cuồng vì Pokémon GO. Tại Hà Nội, TP.HCM, không khó để bắt gặp hình ảnh các bạn trẻ say sưa đi "săn lùng" Pokemon.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại về khả năng game Pokémon GO bị cài phần mềm gián điệp. Thậm chí có ý kiến còn đưa ra cảnh báo: "Pokémon GO chỉ là biến thể từ một đề án của CIA nhằm thu thập hình ảnh bề mặt trái đất trên phạm vi toàn cầu. Công nghệ này đã được CIA gắn trong hàng triệu xe ô tô trên khắp thế giới.
Phòng thí nghiệm "Niantic Labs" do CIA tài trợ đã từng tạo ra nhiều loại virus máy tính để ắn cắp dữ liệu thông tin lưu trữ trong máy tính, điện thoại di động, điện thoại cố định" và "một ai đó sau khi chơi game Pokemon một thời gian, rât co thê tất cả thông tin cá nhân của người đó như địa chỉ nhà ở, tình hình các thành viên trong gia đình, quang cảnh khu dân cư nơi sinh sống... đều sẽ bị lộ"
Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách an ninh mạng của Bkav cho biết, để chơi game Pokemon Go, người chơi cần bật tính năng định vị (GPS) và camera. Như vậy, về mặt kỹ thuật, từ tập hợp các vị trí và hình ảnh xung quanh những vị trí đó, nhà sản xuất game có thể dựng lại thông tin bản đồ, địa hình thực tế chính xác từ những người chơi.
"Nếu người chơi Pokémon GO tại những địa điểm quan trọng và nhạy cảm không được phép quay phim, chụp ảnh, các thông tin này có thể vô tình bị lộ. Đây chính là lý do nhiều quốc gia e ngại vấn đề an ninh khi những thông tin này bị sử dụng với mục đích xấu", ông Ngô Tuấn Anh nhận định.
Đại diện Bkav cho biết, với việc yêu cầu của game Pokémon GO với người chơi là phải bật tính năng định vị (GPS) và camera, nhà sản xuất game thực tế ảo này có thể biết được thông tin về địa chỉ nhà ở, quang cảnh khu dân cư của những người chơi.
Tuy nhiên, vị đại diện này cho rằng, vẫn chưa thể đưa ra nhận định thông tin cá nhân của người chơi Pokémon GO có nguy cơ bị lộ. Bởi lẽ việc bảo mật dữ liệu người dùng được tập hợp, lưu giữ trong server của nhà sản xuất Pokémon GO nằm trong điều khoản sử dụng dịch vụ, cũng tương tự như người dùng các dịch vụ khác của Google hay Facebook.
Cần cân nhắc xem có chơi hay không
Chuyên gia bảo mật Bkav khuyến nghị, ngoài lưu ý người chơi không nên chơi ở những nơi nhạy cảm, quan trọng về vị trí; người dùng cũng cần cân nhắc khi quyết định có chơi hay không game Pokémon GO, vì ứng dụng này có tính năng thu thập thông tin, khi đã sử dụng là "được" ghi lại thông tin, dữ liệu.
Giới trẻ đảo điên vì game Pokémon GO
Đối với lo ngại ứng dụng Pokémon GO bị cài mã độc, đại diện Bkav cho biết, qua kiểm tra của các chuyên gia bảo mật của công ty này thì hiện các phiên bản chính thức game Pokémon GO trên App Store và Google Play không có mã độc.
"Hiện nay Pokémon GO đã có bản chính thức tại Việt Nam. Do đó, nguy cơ các đối tượng xấu ra các ứng dụng nhái Pokémon GO để lừa, dụ người dùng sử dụng nhằm phát tán mã độc đã giảm bớt song khả năng nhiễm mã độc vẫn còn. Người dùng cần cẩn trọng khi cài phần mềm, chỉ cài từ kho chính thống Google Play hoặc App Store, không nên tải các phiên bản từ nguồn bất kỳ trên mạng", đại diện Bkav lưu ý.
Theo Danviet
Công an TP.HCM lên tiếng cảnh báo "cơn sốt" Pokémon Những hệ lụy nguy hiểm mà game Pokémon GO có thể gây ra, vừa được Công an TP.HCM cảnh báo tới người chơi. Game Pokémon GO đang tạo nên "cơn sốt" không chỉ tại Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác. Sau khi chính thức được phát hành tại Việt Nam từ ngày 6.8, game Pokémon GO đã tạo nên "cơn sốt"...