Pokemon Go khiến chính phủ nhiều nước lo ngại
Từ ngày phát hành, Pokemon Go đã thành chủ đề bán tán trên toàn cầu. Bên cạnh mặt tích cực, nhiều quốc lo ngại trò chơi chứa đựng những nguy hiểm tiềm ẩn cho an ninh đất nước.
Hiện tại, Pokemon Go đã chính thức có mặt tại khoảng 30 quốc gia, vùng lãnh thổ. Song song với sự bành trướng của tựa game này là mối lo ngại của các cơ quan an ninh và tổ chức tôn giáo trên toàn thế giới.
Đàn ông Ả Rập chơi Pokemon Go giữa lòng thủ đô Riyadh. Ảnh: Getty Images.
Tại Ả Rập, 16 năm trước các sản phẩm liên quan đến Pokemon như thẻ bài, video games đều bị các giáo sĩ Hồi giáo ban lệnh cấm dựa trên fatwa (sắc lệnh tôn giáo) số 21.758 vì cho rằng đây là một dạng bài bạc trá hình, đi ngược lại với tinh thần của tôn giáo. Fatwa này được sửa đổi gần đây, áp dụng với cả Pokemon Go.
Bộ Nội vụ nước láng giềng – Kuwait thậm chí còn cảnh báo người dùng không được phép chơi trò chơi này tại các nhà thờ, trung tâm mua sắm, cây xăng,…
Giới chức trách tại Bosnia kêu gọi các game thủ sáng suốt hơn khi chơi Pokemon Go bởi nhiều người vì mải săn thú sẵn sàng đi vào khu vực có bom mìn từ những năm 1990.
Video đang HOT
Người chơi thản nhiên đi vào khu vực có biển cảnh báo bom mìn gần thị trấn Brko, Bosnia. Ảnh: Associated Press.
Một quan chức ngoại giao của Ai Cập cho biết trò chơi nên bị cấm do việc chia sẻ hình ảnh cũng như video về các địa điểm an ninh có thể tiếp tay cho những kẻ khủng bố.
Mặc dù thời gian phát hành mới chỉ tính bằng ngày, Pokemon Go đã tạo nên một cơn sốt trên toàn cầu. Người dùng đổ xô ra đường, đi đến những nơi trước đây chưa từng đặt chân đến.
Điều này dẫn đến mối quan ngại sâu sắc của các cơ quan an ninh. Trên kênh thông tin chính thống Al Jazeera, thành viên của Ủy ban Quốc phòng và An ninh quốc gia – Hamdi Bakheet cho rằng : “Pokemon Go là công cụ gián điệp mới nhất của các tổ chức tình báo trong cuộc chiến an ninh mạng. Chúng cố gắng thâm nhập, trà trộn vào cộng đồng dưới lớp vỏ bọc mang tên trò chơi giải trí”.
Máy ATM trở thành địa điểm bắt Pokemon yêu thích của game thủ. Ảnh: Reuters.
Trên các trang tin tức của Nga, nhiều người đồn đoán Pokemon Go thực chất do Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) phát triển với mục đích gián điệp.
Các quan chức Indonesia cũng đồng tình khi cho rằng Pokemon Go là mối đe dọa với an ninh quốc gia khi cho phép kẻ thù truy cập các dữ liệu tối mật. Một công dân Quốc tịch Pháp làm việc ở đây đã bị tạm giam sau khi phát hiện đang chơi Pokemon Go trong khu vực quân sự ở tỉnh Tây Java.
Tại các nước đang có chiến tranh như Israel, binh sĩ không được phép chơi game này do có thể làm lộ vị trí các căn cứ cho kẻ thù.
Không chỉ làm dấy lên các lo ngại về an ninh, Pokemon Go còn gây bất bình khi người chơi xuất hiện ở các địa điểm nhạy cảm như nghĩa trang quân đội Arlington ở Washington và đài tưởng niệm 9/11 tại thành phố New York, Mỹ.
Về phía nhà phát hành game – Niantic, hãng phủ nhận các cáo buộc, đồng thời yêu cầu tất cả người dùng “tuân thủ các quy định và luật pháp tại địa phương, tôn trọng truyền thống và sự riêng tư của người khác.”
Trần Tiến
Theo Zing
Pokemon Go đã có mặt tại châu Á
Pokemon Go đã chính thức phát hành tại Nhật Bản, quê hương của bộ truyện tranh và hoạt hình Pokemon. Nhật cũng là quốc gia châu Á đầu tiên được Niantic phát hành trò chơi này.
Sau thời gian dài chờ đợi, fan của Pokemon tại Nhật Bản đã có thể cài và chơi Pokemon Go. Đây cũng là quốc gia châu Á đầu tiên mà nhà phát hành Niantic lựa chọn.
Thông tin trên được các hãng thông tấn lớn như Bloomberg, Reuter, AP,.. đồng loạt đăng tải, dù bản đồ Pokemon Go tại Nhật Bản vẫn còn khá thưa thớt và chưa hiển thị đầy đủ. Ngay sau đó, giá trị cổ phiếu của Nintendo đã tăng thêm 6,9% tại Tokyo.
Pokemon Go đã đặt chân đến quê hương của Pikachu. Ảnh: Getty.
Thực tế, tin Pokemon Go phát hành tại Nhật Bản đã rộ lên trong vài ngày qua. Chính phủ nước này đã gửi đi thông báo "trấn an" người dân và khuyến cáo họ giữ an toàn khi chơi game. Trước đó, nhiều game thủ ở Nhật Bản đã phải tìm cách giả lập GPS để có thể đi săn Pokemon ở các nước châu Âu và Mỹ.
Hiện tại, Niantic chưa có thêm thông báo nào về kế hoạch phát hành Pokemon Go tại các nước châu Á khác. Nhiều dự đoán cho rằng lượng fan của Pokemon Go tại châu Á đông hơn so với châu Âu và Mỹ, nhưng khả năng mua vật phẩm không cao bằng.
Do đó, Niantic đã ưu tiên phát hành tại các nước phương Tây để tránh làm tắc nghẽn máy chủ, cũng như thích nghi dần với lượng người dùng khổng lồ và những vấn đề phát sinh. Việc phát hành chậm rãi Pokemon Go cũng giúp đẩy giá cổ phiếu của Nintendo tăng lên từng ngày. Công ty này hiện được định giá hơn 20 tỷ USD.
Duy Tín
Theo Zing
Bản đồ giúp truy tìm Pokemon cho Pokemon GO Một ứng dụng do thành viên Waishda chia sẻ trên mạng xã hội Reddit, hứa hẹn sẽ giúp người chơi Pokemon GO có thể chủ động hơn trong việc tìm kiếm sinh vật cho riêng mình. Các sinh vật trong Pokemon GO hiển thị trên ứng dụng bản đồ Pokemon của Waishda. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH Theo SlashGear, ý tưởng của trò chơi...