Pogba được cảnh sát bảo vệ ở Italy
Truyền thông Pháp tiết lộ tiền vệ Paul Pogba nhận sự chăm sóc đặc biệt sau khi là nạn nhân của một vụ tống tiền trong suốt những tháng qua.
Le Parisien tiết lộ Pogba và gia đình được đội ngũ cảnh sát bảo vệ ở Turin, Italy. Tiền vệ người Pháp là nạn nhân của âm mưu tống tiền đến từ một băng nhóm tội phạm, trong đó có một thành viên là người anh trai Mathias của Pogba. Nhóm này được cho đã yêu cầu Pogba phải trả số tiền lên đến 13 triệu euro.
Mathias cùng 4 nghi phạm khác bị cảnh sát bắt giữ để tiến hành thẩm vấn. Đêm 17/9, Mathias bị phòng công tố Versailles buộc tội “tống tiền trong một băng nhóm có tổ chức”.
Anh trai của Pogba yêu cầu trả tiền để được tại ngoại nhưng không được chấp thuận. Mathias phải chấp nhận bị tạm giam trong suốt quá trình điều tra của cảnh sát.
Pogba nhận được sự bảo vệ của cảnh sát Italy. Ảnh: Marca.
Video đang HOT
Theo lời kể của Pogba với phòng công tố Paris, tiền vệ này bị tống tiền bởi những người bạn thời thơ ấu kể từ tháng 3. Pogba phải trả 100.000 euro cho nhóm này vào hè vừa qua. Tháng trước, Mathias chia sẻ đoạn video cho rằng anh ta sẽ sớm tiết lộ một loạt “bí mật động trời” về cậu em trai là tuyển thủ quốc gia Pháp. Nhưng hiện tại, Mathias bị tạm giam và không tung ra thêm bằng chứng cho lời cáo buộc trên.
Pogba vừa hoàn tất ca phẫu thuật chấn thương đầu gối hôm 5/9. Tiền vệ người Pháp chạy đua để kịp hồi phục nhằm tham dự World Cup 2022. Sky Sports đưa tin cựu tiền vệ MU có thể mất 6 tuần để điều trị.
Ở tuyển Pháp, Pogba cũng dính vào vụ lùm xùm với Kylian Mbappe. Pogba bị anh trai Mathias tố đã “thuê phù thủy để nguyền rủa” tiền đạo chủ lực của PSG.
Nhóm của Mathias từng cho biết họ giữ đoạn video bằng chứng về hành vi mờ ám của Pogba. Phía Pogba phủ nhận âm mưu hại Mbappe. Tiền vệ sinh năm 1993 tuyên bố “tất cả được dàn dựng để hạ thấp uy tín của anh”.
Cảnh báo giá điện ở châu Âu có thể tăng gấp 10 lần
Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne cảnh báo rằng giá năng lượng dự kiến tăng vọt vào đầu năm 2023, trong đó giá điện trên thị trường châu Âu có thể cao gấp 10 lần so với năm ngoái.
Theo đài RT ngày 16/9, Bà Borne nói trong một cuộc họp báo: "Giá năng lượng đang tăng. Đối với khí đốt, thị trường đã định giá cho năm 2023 cao gấp 5 lần giá năm 2021".
Trước đó, truyền thông Pháp đưa tin giá bán buôn điện ở Pháp sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm tới, vượt 1.000 euro/megawatt-giờ, cao gấp 10 lần so với một năm trước.
Ngày 14/9, bà Borne đã công bố các bước mới của chính phủ để đối phó với giá khí đốt và điện tăng ở Pháp. Chính phủ đã cam kết giữ mức tăng giá khí đốt và điện ở mức 15% vào năm 2023. Để làm điều này, Pháp có thể tiêu tốn 16 tỷ euro ngân sách.
Biện pháp trên sẽ giúp các hộ gia đình Pháp tiết kiệm tiền điện khoảng 160 euro mỗi tháng và 175 euro đối với chi phí mua khí đốt. Tại một cuộc họp báo sau cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Pháp, bà Borne nói rằng các kho khí đốt của nước này đã tích trữ đủ 95% lượng khí đốt để ứng phó với tình trạng thiếu khí đốt có thể xảy ra trong mùa đông tới.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Pháp Bruno Le Maire, so với các nước châu Âu khác, Pháp đã lường trước tình trạng tăng giá nhiên liệu bằng "lá chắn thuế". Nhờ vậy, Pháp hiện có tỷ lệ lạm phát thấp nhất trong số các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ông lưu ý rằng Pháp sẽ tiếp tục hợp tác với Ủy ban châu Âu (EC) để đoàn kết các nước EU. Cũng theo ông Le Maire, lá chắn thuế năng lượng là cần thiết để tránh trường hợp xảy ra thêm cuộc khủng hoảng kinh tế ngoài khủng hoảng năng lượng.
Trước đó, ngày 13/9, Thị trưởng thành phố Paris Anne Hidalgo đã công bố một loạt các biện pháp tiết kiệm năng lượng để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới, trong đó có tắt đèn Tháp Eiffel. Từ ngày 23/9, thành phố Paris sẽ tắt đèn Tháp Eiffel sớm hơn 1 giờ so với bình thường; tắt đèn tại các tòa nhà công cộng vào lúc 22h, hạ nhiệt độ nước trong các bể bơi thành phố xuống 25 độ C so với 26 độ C hiện nay, giảm hệ thống sưởi ấm trong các tòa nhà công cộng xuống còn 18 độ C.
Hiện nay, tòa tháp biểu tượng của Paris được thắp sáng đến 1h sáng nhờ một hệ thống đèn chiếu sáng. Kế hoạch tắt đèn Tháp Eiffel từ 23h45' sẽ giúp giảm 4% lượng điện năng tiêu thụ. Hóa đơn tiền điện của thành phố Paris ước tính sẽ lên tới 90 triệu euro trong năm nay, tăng 35 triệu euro so với thông thường.
Các biện pháp trên nhằm đáp ứng mục tiêu mà Tổng thống Emmanuel Macron đề ra cho ngành công nghiệp, hộ gia đình và chính quyền các thành phố, theo đó nước này sẽ cắt giảm 10% mức tiêu thụ năng lượng để đối phó với việc Nga cắt giảm nguồn cung khí đốt và giá năng lượng leo thang.
Pháp không phụ thuộc vào nhiều vào nguồn cung khí đốt từ Nga như các nước láng giềng. Tuy nhiên, Pháp buộc phải nhập khẩu điện do số lượng kỷ lục các lò phản ứng hạt nhân ngừng hoạt động ở nước này, làm tăng áp lực lên ngành điện. Thông thường, Pháp là nước xuất khẩu điện ở châu Âu.
Trong khi đó, các chính phủ trên khắp châu Âu đã đầu tư hàng trăm tỷ euro để cắt giảm thuế, trợ cấp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng đang làm gia tăng lạm phát, buộc các ngành công nghiệp phải đóng cửa sản xuất và đẩy chi phí điện tăng vọt trước mùa đông.
Chủ tịch EC Ursula von der Leyen cho biết EU sẽ đề xuất các biện pháp nhằm giới hạn mức trần doanh thu của các công ty sản xuất điện từ các nguồn chi phí thấp và buộc các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thạch phải chia sẻ lợi nhuận có được nhờ giá năng lượng tăng cao.
Bắt nhiều đối tượng buôn người đến châu Âu bằng máy bay riêng Ngày 14/9, Cảnh sát Italy thông báo bắt giữ 5 người ở Rome (Italy) và Brussels (Bỉ) vì đưa người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ sang các nước Tây Âu bằng máy bay riêng, với chi phí 1 chuyến đi của mỗi người có thể lên tới 10.000 euro. Cảnh sát tuần tra tại Ostia, Italy. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Các đối...