Pjtaco (PJT): Quý I/2021 đạt 6,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng trưởng 5%
CTCP Vận tải Xăng dầu đường Thủy Petrolimex (Pjtaco, mã chứng khoán PJT – sàn HOSE) đã công bố báo cáo tài chính quý I/2021.
Theo đó, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty đạt 157,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Giá vốn hàng bán tăng 1,3% lên mức 138,3 tỷ đồng, dẫn tới lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhẹ, đạt 19,3 tỷ đồng.
Kỳ này doanh thu hoạt động tài chính ghi nhận đạt 74 triệu đồng, gấp 4 lần cùng kỳ 2020. Chi phí tài chính giảm 23% xuống 4,6 tỷ đồng, trong đó gần như toàn bộ là chi phí lãi vay.
Bên cạnh đó, chi phí bán hàng giảm 13,8% xuống 120 triệu đồng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,2% lên 6,1 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 8,5 tỷ đồng, tăng 14,9%.
Kết thúc quý đầu năm, Pjtaco đạt 6,3 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 5% so với quý I/2020.
Video đang HOT
Năm 2021, PJT đặt mục tiêu kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu đạt 692,3 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 25,2 tỷ đồng. Với kết quả trên, Công ty đã hoàn thành 22,8% chỉ tiêu doanh thu và 25% chỉ tiêu lợi nhuận.
Tổng tài sản của doanh nghiệp tính đến ngày 31/3/2021 đạt 557,6 tỷ đồng, tăng 12% so với hồi đầu năm. Tổng nợ phải trả còn 326 tỷ đồng, tăng 19,6%; trong đó, 146,9 tỷ đồng là nợ ngắn hạn và 179,1 tỷ đồng là nợ dài hạn.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/4, cổ phiếu PJT tăng nhẹ 0,4% xuống giá 12.400 đồng/CP.
Cổ phiếu Vietnam Airlines bị đưa vào diện cảnh báo
Cổ phiếu HVN bị đưa vào diện cảnh báo do lợi nhuận sau thuế của cổ đông Vietnam Airlines năm 2020 âm 10.927 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối âm 9.327 tỷ.
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) mới đây có quyết định đưa cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã cổ phiếu HVN) vào diện cảnh báo kể từ ngày 15/4.
Lý do được đưa ra là lợi nhuận sau thuế của cổ đông Vietnam Airlines năm 2020 là âm 10.927 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2020 là âm 9.327 tỷ đồng, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo tại HoSE.
Năm 2020 là năm khó khăn đối với ngành hàng không. Từ 1/4, các đường bay quốc tế thường lệ của Vietnam Airlines bắt đầu được nối lại. Ảnh: Hoàng Hà .
Cụ thể, điểm 1.1 khoản 1 Điều 22 Quy chế niêm yết chứng khoán tại HoSE quy định chứng khoán bị cảnh báo khi lợi nhuận sau thuế của năm tài chính trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán).
Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế căn cứ vào lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Cổ phiếu của doanh nghiệp cũng thuộc diện cảnh báo khi lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên báo cáo tài chính kiểm toán năm của công ty là số âm (lỗ lũy kế, có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán).
Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/4, giá cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines đứng ở mức 33.150 đồng/cổ phiếu, khối lượng khớp lệnh đạt 710.000 đơn vị. So với thời điểm trước khi có dịch Covid-19 một vài tháng, giá HVN hiện tại không thay đổi nhiều.
Năm 2020, hãng hàng không quốc gia ghi nhận tổng doanh thu 40.613 tỷ đồng, giảm 69% so với cùng kỳ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Lũy kế cả năm, hãng lỗ sau thuế 11.098 tỷ đồng.
Dòng tiền kinh doanh của Vietnam Airlines ở mức âm 6.379 tỷ đồng. Dòng tiền thuần hoạt động đầu tư của doanh nghiệp dương 3.271 tỷ đồng nhờ đẩy mạnh thu hồi công nợ và các khoản phải thu. Dòng tiền thuần hoạt động tài chính dương 1.797 tỷ đồng, đến từ các khoản vay tài chính.
Cả năm 2020, tổng tài sản của Vietnam Airlines giảm từ 76.455 tỷ đồng xuống còn 62.967 tỷ đồng. Lỗ do ảnh hưởng của Covid-19 khiến vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines giảm còn 1/3, ở mức 6.141 tỷ đồng.
Đầu tháng 1, Chính phủ đã đồng ý cho Vietnam Airlines vay ưu đãi qua Nghị quyết 194 về triển khai thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14 của Quốc hội về những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho Vietnam Airlines do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Vietnam Airlines sẽ được vay có tài sản đảm bảo không quá 4.000 tỷ đồng với lãi suất thấp để bổ sung vốn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, không để xảy ra việc trục lợi chính sách.
Đồng thời, Vietnam Airlines được phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ. Tổng công ty Đầu tư & Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) được yêu cầu thực hiện quyền mua cổ phần của cổ đông Nhà nước tại Vietnam Airlines. Hãng dự kiến thu về khoảng 8.000 tỷ đồng từ hoạt động này để bổ sung vào dòng tiền.
Lãnh đạo Vietnam Airlines cho biết hãng dự kiến có lãi trở lại từ năm 2023 và hết lỗ lũy kế vào năm 2025 trên cơ sở dịch bệnh được kiểm soát, nhu cầu di chuyển, du lịch nội địa và quốc tế được phục hồi.
Kinh doanh BOT gặp khó, dịch vụ mai táng lại kiếm đều "Ông trùm" BOT một thời, Công ty cổ phần Tasco (HUT) vào tình cảnh thua lỗ lần đầu tiên kể từ khi niêm yết năm 2008. HUT công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 với doanh thu thuần đạt 215 tỷ đồng, giảm 14% so với quý 4/2019. Chi phí giá vốn lớn hơn cả doanh thu, dẫn đến Tasco...