Phút nghỉ hiếm hoi của ‘biệt đội săn Covid’
Trên chuyến xe từ Việt Yên về chỗ nghỉ, hơn 30 tình nguyện viên hát vang ca khúc “Mái trường mến yêu” để cổ vũ nhau sau một ngày chống dịch.
Bằng giọng nói khỏe và tràn đầy nội lực, giảng viên Huỳnh Thị Hồng Nhung, Học viện Y dược học cổ truyền Hà Nội, trở thành nhạc trưởng, bắt nhịp cho mọi người.
” Xin chào các bạn, mình là Huỳnh Thị Hồng Nhung, phóng viên thường trực của Học viện Y dược học cổ truyền tại Việt Yên, Bắc Giang. Chúng mình đang trên xe từ Thôn My Điền 2 đi về thành phố và hôm nay chúng mình gửi đến các thầy cô bài hát Mái trường mến yêu “.
Vừa dứt lời, tiếng hò reo của các bạn sinh viên vang lên. Họ vừa hát, vừa vỗ tay, mặt vẫn còn chưa tháo khẩu trang. Ánh đèn flash lóe ra những chiếc điện thoại khiến không khí thêm vui nhộn. Không ai nghĩ, họ vừa xử lý cả nghìn mẫu xét nghiệm dưới thời tiết 40 độ C tại điểm nóng dịch bệnh.
“Biệt đội săn Covid” còn tận dụng mọi cách để động viên bản thân và bạn bè bền bỉ hoàn thành nhiệm vụ như dùng bút viết lên sau áo dòng chữ “mệt mỏi chỉ là cảm giác” hay “tôi muốn tắt nắng đi”, “chưa có người yêu”…
“Đây là những ngày tháng ý nghĩa nhất, rực lửa nhất của chúng tôi”, giảng viên Hồng Nhung tâm sự. “Cảm phục vì các em đã không bị khuất phục bởi cái nắng hè gay gắt, của nhiều điều “khó nói” khi khoác lên người bộ bảo hộ cấp 4 hay phải làm việc triền miên nhiều giờ đồng hồ”.
Ca khúc “Mái trường mến yêu” do các bạn sinh viên trường Y dược học cổ truyền hát vang khi trên xe di chuyển về chỗ nghỉ. Video: Nhân vật cung cấp
“Biệt đội săn Covid VUTM” là tên gọi thân thương của đoàn 37 giảng viên, sinh viên Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam (trực thuộc Bộ Y tế) được cử đến chi viện cho Bắc Giang chống dịch.
Tiến sĩ Trần Anh Tuấn, giảng viên bộ môn nội, cho biết nhiệm vụ chính của đoàn là lấy mẫu xét nghiệm thực địa tại địa bàn huyện Việt Yên.
“Chúng tôi lên đường với tâm thế là bước vào một trận chiến chứ không phải là đi tình nguyện thông thường nên thầy trò đã đặt quyết tâm cao nhất, góp một phần nhỏ bé giúp địa phương sớm kiểm soát và chiến thắng dịch bệnh”, thầy Tuấn nói.
Những ngày chống dịch nắng 40 độ C, nhiều bạn sinh viên trở về nơi nghỉ với thân thể ướt sũng, mặt hằn vết khẩu trang, tay, chân nhăn nheo, trắng bệch vì đeo găng và “ngâm” mồ hôi nhiều giờ liền, đến mức bấm vân tay điện thoại không nhận. Nhiều bạn khác bị trầy xước, lưng nổi ban đỏ thẫm, mặt nổi mụn, dị ứng vì đeo khẩu trang và mặc đồ bảo hộ. Nhiều bạn phải hạn chế uống nước, nhịn đi vệ sinh để tiết kiệm đồ bảo hộ.Những lúc quá mệt, mọi người tranh thủ nghỉ ngơi nhanh hoặc áp túi nước đá chườm lên vai, lên đầu cho đỡ nóng, không ai nghĩ sẽ bỏ cuộc giữa chừng.
Trong 15 ngày chi viện, đoàn lấy được gần 21.000 mẫu (cả đơn lẫn gộp). Hiện, họ vẫn tiếp tục nhiệm vụ xét nghiệm trong tâm dịch Việt Yên.
“Dù chưa biết ngày về nhưng cứ thêm một ngày trôi qua, em thấy trưởng thành hơn khi đóng góp công sức cho cộng đồng, đất nước”, Lưu Thị Hà, 22 tuổi, tình nguyện viên trong đoàn, tâm sự.
Thỉnh thoảng, nghỉ ngơi giữa những ca lấy mẫu, mọi người lại cập nhật hình ảnh hoặc gọi về gia đình cho mọi người yên tâm.
“Chúng tôi trong này vẫn ổn, không thiếu ăn uống và càng không xuống tinh thần. Cả nhà hãy yên tâm”, cô Nhung nhắn gửi.
Chụp bức ảnh vui nhộn cũng là cách mà “biệt đội ” này động viên nhau mỗi ngày. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Thêm khu điều trị bệnh nhân Bắc Giang
Khu tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 quy mô 1.800 giường ở Việt Yên, Bắc Giang, tiếp nhận 100 ca đầu tiên vào chiều 8/6.
ẢNH MINH HỌA
Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, cho biết mục tiêu đưa cơ sở này vào hoạt động là nhằm giải phóng các Trung tâm y tế huyện đang tiếp nhận F0 chuyển sang khám chữa bệnh cho người dân. Cơ sở sẽ tiếp nhận và các bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng, giải phóng dần các cơ sở dã chiến và 4 trung tâm y tế huyện.
Bác sĩ Nguyễn Danh Song, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Bắc Giang, người phụ trách hoàn thiện cơ sở này, cho biết đây là khu nhà ở mới hoàn toàn, chưa qua sử dụng, đặt tại công ty Luxshare-ICT, Việt Yên. Cơ sở có 3 tòa nhà 6 tầng quy mô lên tới 1.800 giường bệnh. Trong đó, tòa F2 bố trí 880 giường, toà F3 với 920 giường và dành riêng một tòa nhà cho đội ngũ nhân viên y tế, hậu cần. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang đang phụ trách hậu cần và an ninh tại đây.
139 nhân viên y tế đang chịu trách nhiệm điều trị bệnh nhân tại đây, chủ yếu là đội chi viện từ Phú Thọ và các cơ sở tư nhân trong tỉnh, trong đó có 26 bác sĩ. Tất cả nhân sự đều đã được tập huấn kỹ thuật, kiểm soát nhiễm khuẩn...
Cơ sở bố trí tại mỗi tầng một phòng cấp cứu với hai giường, đầy đủ máy thở oxy, hộp cấp cứu, khu xét nghiệm lấy bệnh phẩm, siêu âm, điện tim và xe X-quang lưu động.
Cơ sở này sẽ được sử dụng đến khi Bắc Giang hết các bệnh nhân Covid-19 nhưng không tiếp nhận những ca có triệu chứng vì trang thiết bị điều trị chưa trang bị đầy đủ.
Đến nay, tỉnh bố trí 18 khu cách ly, điều trị cho bệnh nhân dương tính với công suất dự kiến 6.710 giường. Trong ngày, thêm 61 bệnh nhân đủ điều kiện ra viện (cộng dồn đến nay đã có 431 bệnh nhân ra viện). Hiện 332 bệnh nhân đã xét nghiệm âm tính lần một, 44 bệnh nhân xét nghiệm âm tính lần hai.
Việt Yên là tâm điểm chống dịch COVID-19 của Bắc Giang Chuyên gia y tế cho rằng cần xác định Việt Yên là trọng tâm về dịch, phải xét nghiệm thật nhanh những nơi có nguy cơ cao để khoanh vùng, truy vết các ca dương tính. Đêm 25/5, tỉnh Bắc Giang và Bộ phận thường trực Bộ Y tế họp khẩn tại Việt Yên, lên phương án triển khai test kháng nguyên nhanh,...