Phút “nghẹt thở” cứu người phụ nữ nhảy cầu ở sông Sài Gòn
Nghe tiếng tri hô có người nhảy cầu Sài Gòn, anh Tiến cùng hai đồng nghiệp tức tốc tháo dây neo, khởi động tàu buýt sông đến cứu người phụ nữ đang chới với giữa dòng nước.
Khoảng 14h ngày 1/11, khi đang di chuyển trên cầu Sài Gòn, anh Nguyễn Hồng Sơn (27 tuổi, trú TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) trông thấy một người phụ nữ đứng giữa cầu, hướng từ Landmark 81 về quận 2.
“Tôi vừa quay mặt nhìn sang hướng khác, người phụ nữ đã trèo qua lan can, nhảy xuống sông”, anh Sơn nhớ lại khoảnh khắc diễn ra trong tích tắc, không ai dám nghĩ đến. Anh vội cùng người dân đứng trên cầu đồng loạt tri hô.
Nghe tiếng động lớn cách nơi tàu neo đậu khoảng 100m tại bến Bình An ( phường An Khánh, TP Thủ Đức), lại thấy đông người dân tập trung trên cầu Sài Gòn, anh Viết Tiến (máy trưởng Công ty buýt sông Sài Gòn – Saigon Waterbus) biết có người nhảy cầu.
Anh cùng hai đồng nghiệp tức tốc tháo dây neo, khởi động tàu buýt sông đến cứu người phụ nữ đang chới với giữa dòng nước.
Khoảnh khắc anh Tiến mặc áo phao, lao xuống sông cứu người (Ảnh cắt từ video).
Video đang HOT
Trong đoạn video được đăng tải trên mạng xã hội, anh Tiến mặc áo phao, nhảy xuống giữ chặt và nâng người phụ nữ lên cao. Các nhân viên khác trên tàu thả phao xuống, cùng anh Tiến đưa nạn nhân lên tàu an toàn.
“Thời điểm đó tôi chỉ nghĩ làm sao cứu người nhanh nhất, không màng đến khó khăn hay sự an nguy của bản thân”, anh nói. Là một thuyền viên, anh đã lường trước các tình huống, luôn chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cứu hộ cứu nạn.
Đứng từ trên cầu, anh Sơn nhìn thấy toàn bộ sự việc diễn ra nhanh, từ lúc người phụ nữ nhảy xuống, đến khi được đưa lên tàu chỉ khoảng 5 phút. Nếu chậm một phút, nạn nhân có thể đã chìm hẳn do đuối sức, có dấu hiệu ngất lịm.
“Tình huống xảy ra nhanh. Ai cũng nghĩ người phụ nữ không qua khỏi, nhưng may mắn bà được nhân viên buýt sông cứu sống”, anh Sơn nói.
Cơ quan chức năng xác định người phụ nữ khoảng 64 tuổi, trú quận 4 (TPHCM), sức khỏe đã ổn định. Công an phường An Khánh đã bàn giao nạn nhân cho người nhà.
Anh Tiến cùng đồng nghiệp cứu hộ thành công người phụ nữ nhảy cầu Sài Gòn (Ảnh cắt từ video).
Máy trưởng Viết Tiến nói không riêng bản thân, mà những thuyền viên khác đều sẽ không ngần ngại lao xuống nước cứu người trong tình huống tương tự.
Ông Nguyễn Kim Toản, CEO Công ty TNHH Thường Nhật (Saigon Waterbus) gọi đây là “cam kết trách nhiệm làm nghề”.
“Nếu phát hiện những sự việc bất thường, chúng tôi luôn ưu tiên cứu người, nhất là khu vực cầu Sài Gòn thường xuyên xảy ra những vụ nhảy cầu. Đó là điều đã khắc sâu trong tâm khảm người làm nghề đường thủy như chúng tôi”, ông Toản nói.
Theo ông, từ năm 2017 khai thác vận hành tuyến buýt đường thủy đến nay, các thuyền viên đã cứu hộ thành công hơn 10 trường hợp. Các nạn nhân gồm cả nam và nữ, trong độ tuổi từ 30 đến 50, hiếm người trên 60 tuổi.
“Hầu hết họ đều quay lại cảm ơn anh em thuyền viên”, ông Toản cho hay.
Để kịp thời động viên, khen thưởng việc cứu người trên sông Sài Gòn, Phòng Quản lý đường thủy TPHCM đã đề nghị Phòng Tổ chức cán bộ xem xét, trình Giám đốc Sở Giao thông Vận tải khen thưởng tập thể và cá nhân đã có hành động dũng cảm.
Đoàn kết và hành động không khoan nhượng để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ, trẻ em gái
Ngày 25/11 là mở màn cho chiến dịch trọng điểm 16 ngày đoàn kết cùng hành động để xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, được Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phát động, trong bối cảnh LHQ cảnh báo những nguy cơ gây ra vấn nạn này đang trở nên trầm trọng hơn và các hình thức bạo lực đang ngày càng đa dạng.
Những bức ảnh phụ nữ bị sát hại trong các vụ bạo lực gia đình trưng bày tại một triển lãm ảnh tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo mới nhất của UN Women dựa trên dữ liệu từ 13 quốc gia (Kenya, Thái Lan, Ukraine, Cameroon, Albania, Bangladesh, Colombia, Paraguay, Nigeria, Côte d'Ivoire, Maroc, Jordan và Kyrgyzstan), kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, cứ 3 phụ nữ thì có 2 người cho biết họ hoặc một phụ nữ mà họ biết từng bị bạo hành. Gần 70% số phụ nữ được khảo sát cũng cho rằng bạo lực gia đình gia tăng trong thời gian đại dịch và 60% nghĩ rằng hành vi quấy rối tình dục tại nơi công cộng gia tăng. Hơn 30%, tương đương khoảng 736 triệu phụ nữ trên toàn thế giới, từng hứng chịu bạo hành về thể xác và tâm lý. Cứ 11 phút trôi qua lại có 1 phụ nữ hoặc trẻ em gái bị bạn tình, chồng hoặc người thân sát hại.
Những số liệu này cho thấy vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái, một trong những hành vi vi phạm quyền con người nghiêm trọng nhất, vẫn đang tồn tại dai dẳng và có xu hướng gia tăng do nhiều yếu tố như dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế - xã hội, biến đổi khí hậu... Những hình thức bạo lực phụ nữ và trẻ em gái phổ biến nhất là bạo hành tinh thần (50%), sau đó là quấy rối tình dục (40%) và bạo hành về thể xác (36%), xảy ra trong gia đình, ở nơi làm việc, học tập, nơi công cộng và trên mạng. Cứ 10 phụ nữ được hỏi thì có 7 người nói rằng hành vi bạo hành đối với phụ nữ là phổ biến trong cộng đồng của họ. Đặc biệt trong những trường hợp bạo lực gia đình, phụ nữ thường không tìm sự trợ giúp bên ngoài. Chỉ có một trong số 10 phụ nữ cho biết các nạn nhân đến trình báo cảnh sát để được giúp đỡ. Theo Khảo sát quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam do Quỹ Dân số LHQ (UNFPA) thực hiện, trong xã hội Việt Nam, bạo lực thường bị giấu kín với 90,4% phụ nữ bị bạo lực không tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền và một nửa trong số họ không bao giờ kể với bất kỳ ai về việc họ bị bạo lực.
Bạo lực đối với phụ nữ và bé gái để lại những hậu quả tiêu cực trên nhiều phương diện: sức khỏe thể chất, sức khỏe sinh sản, tổn thương về tinh thần, tổn thất về kinh tế. Đó là chưa kể đến khía cạnh "liên thế hệ" của bạo lực gia đình khi trẻ em phải chứng kiến, thậm chí là chịu đựng những hành vi bạo lực. Hơn nữa, thực trạng này còn hạn chế sự tham gia của phụ nữ và trẻ em gái trong mọi tầng lớp xã hội, phủ nhận các quyền cơ bản của họ, đồng thời ngăn cản đà phục hồi kinh tế đồng đều và tăng trưởng bền vững mà thế giới đang cần hiện nay.
LHQ đã chọn "Đoàn kết: Tích cực tuyên truyền nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái" làm chủ đề của Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái 25/11 năm nay. Theo đó, các sự kiện cũng như chiến dịch được tổ chức nhằm huy động mọi tầng lớp xã hội trở thành những nhà hoạt động nhằm ngăn chặn bạo lực đối với phụ nữ, cũng như đoàn kết với các nhà hoạt động vì quyền phụ nữ, hỗ trợ các phong trào nữ quyền trên khắp thế giới chống lại sự thụt lùi về quyền phụ nữ và kêu gọi vì một thế giới không có bạo lực giới.
Trong thông điệp đưa ra nhân ngày này, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh hiện là lúc cần đoàn kết và cùng hành động để thay đổi nhằm chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Các chính phủ cần xây dựng, tài trợ và thực hiện các kế hoạch hành động quốc gia, đồng thời đảm bảo luật pháp được thực thi một cách nghiêm minh. Bên cạnh đó, chiến dịch cũng cần sự tham gia tích cực của các cá nhân và tổ chức đấu tranh chống lại nạn bạo lực gia đình và hỗ trợ những nạn nhân bị bạo hành. Ông Guterres kêu gọi các chính phủ từ nay đến năm 2026 tăng 50% khoản tài trợ cho các tổ chức và phong trào vì quyền của phụ nữ.
Trên thực tế, các chính phủ và tổ chức quốc tế đã và đang triển khai nhiều sáng kiến nhằm ngăn chặn vấn nạn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Đến nay, ít nhất 144 nước trên thế giới đã thông qua luật về chống bạo lực gia đình và 154 nước đã có luật về chống hành vi quấy rối tình dục. LHQ và Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động Sáng kiến Spotlight với ngân sách ban đầu trị giá 500 triệu euro ở nhiều khu vực trên thế giới, trong đó có Ecuador, Argentina, Mexico, Uganda... Đây là chương trình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái như một điều kiện tiên quyết để đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững. Với nhiều dịch vụ giúp đỡ các nạn nhân của bạo lực giới, sáng kiến đã hỗ trợ 1,6 triệu phụ nữ và bé gái tại hơn 25 quốc gia và khoảng 2,5 triệu thanh niên đã tham gia các chương trình thúc đẩy bình đẳng giới. Thông qua các chiến dịch, sáng kiến cũng tiếp cận khoảng 130 triệu người để thay đổi hành vi và nhận thức.
Tại Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Luật bình đẳng giới có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2008. Mới đây nhất, ngày 14/11, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đã được thông qua tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Chiến dịch nâng cao nhận thức "Trái tim Xanh 2022" cùng thông điệp mạnh mẽ là không khoan nhượng với tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em đã được phát động
LHQ khẳng định bình đẳng giới là chìa khóa để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Loại bỏ tất cả các hình thức bạo lực đối với tất cả phụ nữ và trẻ em gái cũng là nội dung chủ chốt của Mục tiêu số 5 "Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái" trong 17 mục tiêu phát triển bền vững được LHQ đề ra cho năm 2030. Tuy nhiên, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái vẫn đang diễn ra và cộng đồng quốc tế chỉ có thể giải quyết được khi có sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người. Với thông điệp đoàn kết, LHQ khẳng định những nỗ lực và hành động của cộng đồng quốc tế không chỉ được thực hiện trong 16 ngày (từ 25/11 đến 10/12), mà sẽ còn tiếp nối trọn 365 ngày hay lâu hơn nữa, cho tới khi thế giới đạt mục tiêu xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Tiền Giang: Xe khách va chạm xe máy, nữ công nhân tử vong tại chỗ Bị xe khách cùng chiều va chạm trên QL1, nữ công nhân đi xe máy ngã xuống đường và tử vong tại chỗ.Ngày 24.11, tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Tiền Giang, đơn vị này đang phối hợp lực lượng chức năng điều tra làm rõ vụ tai nạn giao thông làm 1 người tử vong tại chỗ. Hiện trường vụ tai...