Phút lầm lỡ khiến nữ sinh phải hầu tòa và bản án lương tâm
Nữ sinh người Malaysia Jia Xin Teo đang bị xét xử tại Anh với cáo buộc đã sát hại chính đứa con vừa chào đời của mình trong ký túc xá.
Jia Xin Teo (22 tuổi) là du học sinh người Malaysia tại đại học Coventry (Anh). Teo bị tình nghi ra tay sát hại con gái ruột ngay sau khi bí mật sinh con trong ký túc xá. Thi thể của bé gái sơ sinh đã được tìm thấy bên trong một chiếc vali. Quá trình xét xử Jia Xin Teo đang được nhà chức trách Anh tiến hành.
Jia Xin Teo đã giữ kín việc mình mang thai, không cho một ai biết về điều này, bao gồm cả cha ruột của đứa trẻ sơ sinh. Sự việc chỉ bị phát hiện khi những sinh viên trong ký túc xá quyết định cùng nhau phá cửa, xông vào phòng riêng của Teo khi gọi mãi nhưng không thấy cô mở cửa hay đáp tiếng.
Vụ việc của nữ sinh viên Jia Xin Teo đang được xét xử tại tòa án hình sự ở Coventry, Anh (Ảnh minh họa: DM).
Khi phá cửa xông vào, các sinh viên thấy đồ đạc lộn xộn khắp phòng trong khi Teo tự nhốt mình trong phòng tắm. Phải thuyết phục khá lâu, các sinh viên mới đưa được cô ra ngoài.
Video đang HOT
Nhân viên y tế nhanh chóng được gọi tới, thoạt tiên, Teo từ chối tới bệnh viện. Cô được đưa sang một căn phòng sạch sẽ để trấn tĩnh lại trước khi đồng ý tới bệnh viện.
Tại bệnh viện, cảnh sát đã phối hợp với nhân viên y tế để tiếp nhận thông tin điều tra và nhanh chóng có mặt tại ký túc xá để thu thập các bằng chứng liên quan tới vụ việc.
Từ những bằng chứng tìm thấy tại hiện trường, cảnh sát Anh xác định Teo đã bí mật sinh con trong phòng riêng. Ngay sau khi đứa trẻ chào đời, Teo bị tình nghi đã ra tay sát hại đứa trẻ, rồi giấu thi thể đứa bé trong vali.
Sau đó, Teo nhờ một người bạn đem vứt giúp một số đồ đạc, bao gồm cả chiếc vali có chứa thi thể của bé gái. Người bạn này không hề biết trong các thùng đồ và vali có chứa gì.
Chính Teo đã thừa nhận với cảnh sát rằng, sau khi ra đời, đứa trẻ vẫn có dấu hiệu của sự sống. Cô cũng cung cấp thông tin để cảnh sát có thể tìm tới nơi vứt đồ đạc và vali. Thi thể của đứa bé đã được tìm thấy ngay sau đó.
Tại bệnh viện, một chuyên gia điều trị tâm lý cho các sản phụ đã được mời tới để hỗ trợ Teo. Teo đã tâm sự rằng cô không thể chia sẻ chuyện mang thai với ai. Cô quyết định tự xử lý mọi chuyện.
Dù vậy, tại thời điểm đứa trẻ ra đời, Teo trở nên hoảng loạn, sợ hãi. Cô sợ cha mẹ biết chuyện, sợ bạn bè và nhà trường phát hiện, sợ gặp vấn đề với pháp luật…
Teo cho biết mọi chuyện trở nên tồi tệ khi cô không thể kiểm soát bản thân, dẫn đến hành động không thể tha thứ được. Trong suốt thời gian chờ đợi ra tòa, cô sống trong sự căng thẳng tột độ. “Cảm xúc giận dữ và ân hận đan xen đến với tôi liên tục, kể cả trong những giấc ngủ ngắn ngủi”, cô trải lòng.
Vụ việc đang được đưa ra xét xử tại Anh và gây bàng hoàng trong dư luận suốt thời gian qua.
Theo nhiều chuyên gia, vụ việc của Jia Xin Teo dù rất đáng tiếc và đáng trách nhưng cũng là lời cảnh tỉnh sâu sắc tới các bạn học sinh, sinh viên có quan hệ tình cảm nhưng chưa sẵn sàng cả về thể chất, tâm lý, tài chính cho việc làm cha làm mẹ.
Bên cạnh đó, trong trường hợp mang thai ngoài ý muốn (do không sử dụng biện pháp phòng ngừa hoặc có sử dụng nhưng không đúng cách), các cô gái cần trò chuyện, trao đổi càng sớm càng tốt với người thân và người có chuyên môn (tư vấn viên, bác sĩ…).
Việc trao đổi này là tối quan trọng để có phương án xử lý phù hợp, cũng như thêm người tâm sự, hỗ trợ về sức khỏe sinh sản, tâm lý, tránh rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần, mất kiểm soát bản thân, dễ dẫn tới hành động đáng tiếc như trường hợp của Jia Xin Teo.
Armenia đang tìm cách rời xa Nga?
Diễn biến tiếp theo của động thái này sẽ phụ thuộc phần lớn vào các sự kiện bên ngoài và các lựa chọn của các nước láng giềng của Armenia.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của Tom de Waal, học giả cấp cao tại Quỹ Carnegie châu Âu, chuyên gia về Đông Âu và khu vực Caucasus mới đây, trong một quá trình bắt đầu vào năm 2018 và tăng tốc vào năm 2022, quan hệ giữa Armenia và Nga ngày càng rạn nứt. Dù quan hệ thể chế chính thức vẫn được duy trì hay các cuộc tiếp xúc cấp cao vẫn tiếp tục và mối quan hệ kinh tế đã trở nên mạnh mẽ hơn kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, nhưng thực tế là Chính phủ Armenia, do Thủ tướng Nikol Pashinyan lãnh đạo, đang tích cực tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Moskva.
Trong hai năm qua, Chính phủ Armenia đã thực hiện một loạt các động thái mang tính biểu tượng cao, phản ảnh một phần sự thay đổi này. Armenia đã đóng băng sự tham gia của mình vào hiệp ước quân sự do Nga đứng đầu, Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO). Armenia cũng đã chấp nhận một lực lượng giám sát biên giới dân sự do EU đứng đầu, từ chối đề xuất của Nga về lực lượng này. Ngoài ra, Armenia đã gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế và Thủ tướng Pashinyan đã gặp công khai hai trong số những đối thủ của Moskva: Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và nhà lãnh đạo Belarus lưu vong Sviatlana Tsikhanouskaya.
Các quan chức phương Tây đã ủng hộ động thái này. Vào ngày 5/4 vừa qua, một cuộc họp cấp cao tại Brussels có sự tham dự của Thủ tướng Pashinyan, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, đại diện cấp cao EU về chính sách đối ngoại Josep Borrell và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gửi thông điệp ủng hộ chính trị tới Armenia. Họ cũng cam kết hỗ trợ tài chính bổ sung cho Armenia.
Tuy nhiên, học giả Waal cho rằng diễn biến tiếp theo của động thái này sẽ phụ thuộc phần lớn vào các sự kiện bên ngoài và các lựa chọn của các nước láng giềng của Armenia. Trước hết, đó là Azerbaijan, quốc gia vẫn có ưu thế hơn nhiều về mặt quân sự và chính trị so với Armenia và đã thể hiện sự sẵn sàng sử dụng vũ lực nhiều lần trong vài năm qua; chỉ khi một thỏa thuận hòa bình Armenia-Azerbaijan được ký kết, thì mối đe dọa về xung đột mới giảm bớt.
Yếu tố tác động thứ hai là diễn biến của cuộc xung đột ở Ukraine. Ngoài ra, tình hình ở Gruzia và Iran cũng sẽ ảnh hưởng đối với Armenia.
Israel và Hamas đồng loạt lên tiếng trước động thái mới nhất của Tòa án Hình sự Quốc tế Ngày 20/5, cả Israel và Hamas đều lên án việc công tố viên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đề nghị bắt giữ Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel cũng như các thủ lĩnh hàng đầu của Phong trào Hồi giáo Hamas vì nghi ngờ phạm tội ác chiến tranh. Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế...