Phút kinh hoàng bị voi rừng tấn công
Xung đột người – voi đã kéo dài hàng chục năm nay, nhưng nay, sự xung đột đã lên đến đỉnh điểm khi đàn voi rừng nổi giận liên tục phá hoại mùa màng đã có những người dân vô tội phải bỏ mạng oan uổng. Điển hình là vụ voi quật chết người ngày 27/10 vừa qua.
Khi voi nổi giận
Đã 4 ngày trôi qua nhưng các anh Cao Xuân Chiên, Cao Xuân Đồng ở xã Ea Lê, huyện Ea Súp (Đắk Lắk) – những người may mắn chạy thoát thân vẫn chưa hoàn hồn khi kể lại sự việc đụng độ với đàn voi rừng vào đêm 27/10.
Hai anh may mắn tránh được những cú quật của voi nhưng anh Cao Quang Cảnh (SN 1970, công an viên xã Ea Lê) thì đã vĩnh viễn ra đi, để lại người vợ và 2 đứa con thơ.
Anh Cao Xuân Chiên – người trong nhóm đi đào mai và cũng là em ruột anh Cảnh ngồi trước di ảnh của anh trai, thất thần kể về buổi tối kinh hoàng hôm đó.
Con voi Pắc Kú thuộc sở hữu của Khu Du Lịch Thanh Hà (Buôn Đôn) có bộ ngà đẹp dài gần 1m bị những kẻ thủ ác chém trên 200 nhát đến chết vào đầu năm 2011
Đó là vào chiều thứ 7, tranh thủ ngày nghỉ cuối tuần 3 anh Cảnh, Chiên và Đồng đèo nhau trên 2 xe máy chạy vào khu rừng thuộc xã Ya T’mốt đào gốc mai rừng về làm cảnh chuẩn bị tết.
Do lần đầu đi đào mai, lại không thông thạo đường nên các anh bị lạc trong rừng, phải đến 20 giờ mới tìm ra được đường chính.
Lúc này trời đã tối không còn thấy mặt người. Anh Cảnh một mình một xe chạy trước, 2 anh Chiên, Đồng đèo nhau trên một xe máy chạy theo sau. Đi được một đoạn thì bất ngờ nghe tiếng voi rống, 3 anh nổi da gà, tóc tai dựng ngược.
Anh Cảnh chạy trước, do đêm tối nên khi phát hiện ra đàn voi rừng thì chúng đã ở ngay trước mặt.
Video đang HOT
Anh Cảnh vứt xe máy bỏ chạy, nhưng gặp trời tối, cây rừng rậm rạp, không thể chạy nhanh, nên chẳng mấy chốc đàn voi bắt kịp, lao vào tấn công.
Phát hiện thấy anh Cảnh bị đàn voi cả chục con rượt đuổi, 2 anh Chiên, Đồng chỉ biết vứt xe máy bỏ chạy thục mạng mà không dám ngoái đầu lại. Đàn voi chỉ tập trung tấn công anh Cảnh nhờ vậy mà các anh chạy thoát.
Tuy nhiên, 2 anh đã bị lạc đường, mãi đến gần mờ sáng ngày hôm sau (28/10) mới tìm được về đến nhà và báo hung tin cho gia đình cùng chính quyền địa phương, sau đó dẫn người trở lại tìm xác anh Cảnh.
Đến nơi, mọi người chứng kiến một cảnh tượng đau lòng, anh Cảnh đã bị đàn voi rừng quật chết, khắp cơ thể đầy những vết thâm tím, xương cốt gãy vụn, cơ thể mềm như cọng bún.
Đàn voi chỉ tập trung quật chết anh Cảnh, sau đó bỏ đi mà không hề phá hoại hay dẫm nát chiếc xe máy vứt lăn lóc cạnh đó! Sau khi sự việc xảy ra, gia đình, chính quyền địa phương đã lo mai táng và động viên gia đình vượt qua nỗi đau.
Đàn voi nhà Đắk Lắk luôn đối diện nguy cơ bị sát hại để lấy lông đuôi
Ông Đặng Phú Bình – Bí thư Đảng ủy, kiêm Chủ tịch xã cho biết: Gia đình nạn nhân khá khó khăn. Anh Cảnh có vợ và hai người con, trong đó có một cháu mới 12 tuổi. Đứa con lớn đã 19 tuổi, do kinh tế khó khăn nên phải xuống Sài Gòn làm thêm, hôm nghe hung tin cháu vội vàng bắt xe đò trở về trong đêm đưa tang cha.
Như vậy, vụ voi rừng quật chết người tại xã Ea Lê tối 27/10, là vụ thứ hai trong năm nay tại Đắk Lắk xảy ra tình trạng voi rừng nổi giận quật chết người.
Trước đó, vào ngày 13/3, tại xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo, Đắk Lắk), anh Trần Văn Tư (SN 1975, trú thôn 2A, xã Ea H’leo) trên đường đi làm rẫy về đã bị một con voi rừng lao vào quật chết tại chỗ.
“Khẩn trương đến khẩn cấp”!
Trước nguy cơ tuyệt cũng của đàn voi, vào năm 2005, tỉnh Đắk Lắk đã phê duyệt Dự án bảo tồn đàn voi hoang dã Đắk Lắk với mức độ bảo tồn là “khẩn trương”, vậy nhưng đã qua nửa chặng đường, dự án này vẫn chỉ là những con số trên giấy tờ.
Mới đây, Thủ tướng đã phải chỉ đạo tỉnh này khẩn trương bổ sung dự án, nâng tầm bảo tồn lên cấp quốc gia với mức “khẩn cấp”!
Theo thống kê của Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk, tại tỉnh này hiện có khoảng 10 đàn voi rừng với trên 100 cá thể đang sống dọc theo các khu rừng thuộc Vườn Quốc gia Yok Đôn, các huyện Buôn Đôn, Ea Súp, Ea H’leo và vùng rừng giáp ranh với Campuchia.
Hiện nay, rừng ở tỉnh này đang ở mức báo động do tình trạng khai thác rừng trái phép và nhiều diện tích rừng tự nhiên được tỉnh này thu hồi rồi giao cho các dự án trồng rừng, trồng cao su khiến cho môi trường sống của đàn voi rừng ngày càng bị thu hẹp, thức ăn ngày một khan hiếm.
Để có môi trường sống, có thức ăn, đàn voi rừng đã thường xuyên về các khu vực dân cư sinh sống tìm thức ăn, phá hoại mùa màng.
Ông Huỳnh Trung Luân – Giám đốc Trung tâm bảo tồn voi Đắk Lắk cho biết: mỗi năm, người dân sống dọc các vùng rừng có voi sinh sống phải chịu thiệt hại khoảng 40-50 ha hoa màu các loại do voi về phá. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là những con số thống kê chính xác.
Hiện trường vụ 2 con voi trưởng thành bị sát hại tại VQG Yok Đôn vào tháng 8/2012
Cũng theo ông Luân, trong vụ việc đàn voi rừng quật chết người dân ở xã Ea Lê, huyện Ea Súp tối 27/10, đây là đàn voi có 2 con voi trưởng thành bị thợ săn sát hại vào hồi tháng 8/2012 vừa qua và 1 con voi đực trưởng thành (cũng thuộc đàn này) bị giết vào tháng 3/2012, vì thế mà đàn voi trở nên hoảng loạn và rất hung dữ.
Thực trạng đàn voi là vậy, nhưng chính quyền địa phương nơi đây vẫn chưa có một phương án nào hiệu quả để bảo vệ đàn voi cũng như bảo vệ người dân cơ quan có trách nhiệm chỉ biết khuyến cáo người dân nên tránh đi vào rừng ban đêm, nếu voi có về phá hoại mùa màng thì tuyệt đối không được làm tổn hại đến đàn voi, chỉ nên áp dụng các biện pháp xua đuổi truyền thống như pha đèn, đốt lửa hay gây tiếng ồn để xua đuổi…
“Hiện nay đàn voi rừng Đắk Lắk đã quá dạn con người. Nếu có xua đuổi, chúng cũng chỉ bỏ đi rồi sau đó lập tức quay trở lại, đó là vì chúng quá thiếu thốn thức ăn, bức bách về môi trường sống” – ông Luân nhận định.
Tính mạng người dân là quan trọng, bảo vệ đàn voi rừng Đắk Lắk khỏi nguy cơ tuyệt chủng cũng là việc làm cấp thiết.
Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo, yêu cầu tỉnh Đắk Lắk tiếp tục bổ sung Dự án để trình Thủ tướng phê duyệt tín hiệu là khả quan nhưng chờ đến khi Dự án đi vào hoạt động trơn tru, liệu rồi không biết có thêm người dân vô tội nào bị mất mạng oan nữa hay không!?
Theo 24h
Ảnh hai con voi rừng chết tại "thiên đường" Yok Đôn
Ngày 27.8, nhiếp ảnh gia Lê Văn Thao đã gửi đến Thanh Niên Online chùm ảnh về xác chết của 2 con voi rừng ở Vườn quốc gia Yok Đôn (Đắk Lắk) - nơi vẫn được mệnh danh là "thiên đường cuối cùng" của loài voi.
Xác voi đang trong quá trình phân hủy - Ảnh: Lê Văn Thao
Trao đổi với PV Thanh Niên Online, nhiếp ảnh gia Lê Văn Thao kể lại: "Sau nhiều ngày lặn lội, chúng tôi thấy những dấu hiệu đàn voi tan rã, tản ra thành những toán nhỏ nên đành phải rút về buôn chờ với hy vọng đàn voi sẽ sớm tập hợp lại trong những ngày tới".
Thế nhưng, tin dữ đã đến sau đó. Qua thông báo của người dân, ngày 26.8, nhiếp ảnh gia Lê Văn Thao đã tìm đến Vườn quốc gia Yok Đôn. "Tại tiểu khu 257, dưới cơn mưa tầm tã. Con voi đực bị vạt hết mặt, cắt vòi, đục hàm trên để lấy ngà", ông Thao cho biết.
Trước đó, ông Thao cùng nhóm Enter Việt Nam đã ra một cuốn sách về voi tại Yok Đôn có tên "Những người bạn lớn" với thông điệp: "Đừng để voi chỉ còn là ký ức".
Về vấn đề bảo tồn voi ở Tây Nguyên, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng từng lên tiếng cảnh báo: "Đừng để voi không còn nữa, để khi con cháu chúng ta làm phim về thời Hai Bà Trưng thì phải sang nước ngoài để thuê voi".
Xác voi được tìm thấy ở tiểu khu 257, vườn quốc gia Yok Đôn
Voi đã bị vạc mặt, đục hàm trên để lấy ngà
Xác voi bị giết lấy ngà ở Vườn quốc gia Yok Đôn
Vườn quốc gia Yok Đôn được thành lập năm 1992, diện tích hơn 100.000 ha, là rừng quốc gia rộng nhất Việt Nam. Đặc biệt, với hệ thực vật phù hợp với loài voi, nơi đây được coi là "thiên đường cuối cùng" của loài voi rừng. Vào mùa mưa tại vườn quốc gia Yok Đôn, có khoảng 30 đến 40 cá thể voi, có lúc tập hợp thành đàn, có lúc chia làm nhiều toán nhỏ cư trú trong rừng. Theo Vietbao
Những cái chết thảm của voi rừng Chỉ trong một thời gian ngắn, những đàn voi rừng hiếm hoi còn sót tại vùng rừng núi Quảng Nam đã tan tác vì vùng sinh cảnh bị thu hẹp và những họng súng đen ngòm của đám thợ săn rình rập giữa rừng sâu. Hai con voi xấu số chết thảm giữa rừng Nà Lau, huyện Nông Sơn là một minh chứng....