Phút kinh hoàng 44 căn nhà bị đâm sập ở Cần Thơ
Vụ 2 chiếc xà lan tổng tải trọng hơn 1.000 tấn đứt dây neo, trôi dạt và tông sập 44 căn nhà sàn ven Sông Cái Sắn (đoạn thuộc địa phận xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ) vừa qua là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của những hộ dân sinh sống tại khu vực này… PV báo Đất Việt đã có mặt tại hiện trường và ghi nhận lại toàn bộ diễn biến vụ tai nạn hy hữu trên qua lời kể của các nhân chứng đồng thời cùng là nạn nhân.
Cả xóm náo loạn kêu cứu
Dù đã hơn 1 ngày sau vụ tai nạn, nhưng tiếp xúc chúng tôi, anh Phạm Hồng Hải (1969), nhà ở địa chỉ số 422 – Quốc lộ 80 (thuộc ấp Vĩnh Quy, xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP.Cần Thơ), một trong những người đầu tiên trực tiếp chứng kiến và thuật lại cảnh tượng vụ tai nạn nói trên, vẫn còn trong tâm trạng rất hồi hộp.
Anh kể: Lúc đó là khoảng 8h00 sáng (ngày 18/6), anh đang ở nhà thì nghe cách đó vài căn nhà có tiếng la hét rất lớn nhưng không rõ là việc gì. Khi chạy ra phía sau nhà, nhìn ra sông xem có việc gì thì chứng kiến cảnh tượng 2 chiếc xà lan to đùng neo dính vào nhau, trôi tự do trên sông thừ hướng hạ nguồn (huyện Vĩnh Thạnh) đổ ngược về. Hai phương tiện này di chuyển trong không có ai điều khiển, lao đi với tốc độ khá nhanh vì xuôi con nước ròng và hướng thẳng vào phía dãy nhà của anh đang ở.
“Lúc đó tôi chỉ biết vừa chạy ra ngoài thoát thân, vừa la lên để cảnh báo hàng xóm chung dãy nhà cũng chạy thoát chứ không kịp đem theo đồ đạc gì hết. Chậm chút xíu là xà lan nghiền nát tui trong căn nhà này rồi..!” anh Hải kể.
Người dân khắc phục hậu quả sau tai nạn
Tất cả đồ đạc, tư trang, tài sản khác của gia đình anh chắt mót cả chục năm cùng căn nhà sàn cấp 4 khá khang trang.. đều đã bị 02 chiếc xà lan nói trên đụng sập và gần như chìm xuống đáy sông.
Video đang HOT
Ngay sau những căn nhà đầu tiên bị va sập, nhiều người dân và người đi đường chứng kiến đã dừng lại, tham gia ứng cứu với gia đình các nạn nhân. Đồng thời nhiều người đã đồng thanh cùng nhau la hét, chạy báo tin đến những dãy nhà phía thượng nguồn – hướng 2 chiếc xà lan đang lăm le “trôi tự do” thẳng tiến.
Cùng chứng kiến và tham gia cảnh tượng tán loạn đó, chị Nguyễn Thu Thủy, thuật lại: “Lúc đó, chồng tui và đứa con lớn đi làm không có nhà. Tui ở nhà với đứa con nhỏ 10 tuổi… Nhìn thấy xà lan ầm ầm lao vào nhà kế bên, tui sợ đến chết điếng không biết làm gì hết. Hoàng hồn lại thì chỉ kịp xốc thằng nhỏ chạy ra ngoài để thoát nạn, không kịp lấy đồ đạc gì hết.
Nhìn cảnh cả căn nhà đổ sụp ầm ầm xuống trước mắt, hai mẹ con tui chỉ biết đứng la khóc kêu cứu và thông báo cho mấy người hàng xóm biết mà chạy thoát… Tới giờ nghĩ lại thiệt tình còn sợ muốn chết!”.
Che lều ở tạm, nơm nớp lo… mưa!
Tuy nhiên, đáng thương nhất là các hộ dân lao động nghèo, phải đóng cửa đi làm từ sáng sớm. Khi hay tin tai nạn sập nhà, quay trở về đứng nhìn toàn bộ tài sản và nhà cửa nằm dưới sông trơ trọi như một đống rác… hầu hết đều chết đứng.
Có gia đình phụ nữ, người già và trẻ em thay phiên nhau quẹt nước mắt, đứng lặng hàng giờ nhìn cảnh tượng đau lòng mà không bước chân nổi.
Nhà cửa bị trôi sông, người dân phải sống cảnh ‘màn trời chiếu đất’
Chị Nguyễn Thị Thúy (SN 1973, ngụ tại địa chỉ số 426), một trong những nạn nhân như vậy, xúc động nói: “Hai vợ chồng tui có 2 con nhỏ. Sáng sớm khóa cửa, gửi tụi nhỏ đi học xong là cùng nhau tản ra đi làm mướn kiếm sống. Nghe bà con gọi điện báo tin tui như trời trồng, hai lỗ tai lùng bùng… Chạy về tới nhà nhìn cảnh nhà cửa tài sản của mình nằm chèm quẹp dưới sông, đồ đạc chìm ngủm hết, mất hết không còn thứ gì… tôi chỉ biết khóc chứ không biết làm gì nữa bây giờ”.
Thiệt hại nặng nề nhất có lẽ là hoàn cảnh của chị Châu Lý Nương (1986, ngụ địa chỉ 338 – QL80). Chị kể: “Đang loay hoay tiếp bên nhà cha mẹ dọn đồ, nhìn lại nhà mình thì nó đụng rầm rầm, từ từ sụm xuống thấy mà đau lòng…! Chồng tui liều mạng, nhanh chân chạy vô khi nhà chưa rơi xuống sông, may mắn dẫn được chiếc xe máy ra. Còn lại đồ đạc gì đều xuống sông hết!”.
Trong các hộ dân bị nạn thiệt hại 100% về nhà, hầu hết đều là các hộ nghèo, gia cảnh đơn chiếc và hiện nay vợ chồng con cái đều không có chỗ ăn ở. Một số người dân hàng xóm tốt bụng đã cho mượn đất trước sân nhà để mấy hộ dân này che tạm lều bạt, cùng nhau chen chút nghỉ tạm.
Ở Nam bộ đang vào cao điểm mùa mưa, việc hàng chục người già – trẻ – bé – lớn phải che lều ở tạm bợ.
Những đứa trẻ thoát chết kì diệu May mắn nhất trong vụ tai nạn kinh hoàng này, có lẽ là hộ của vợ chồng anh Nguyễn Văn Sữa và chị Nguyễn Thúy Nga. Lúc xảy ra vụ việc, vợ chồng anh đi làm xa, ở nhà chỉ còn bé Nguyễn Cẩm Linh 11 tuổi (đang nghỉ hè). Nghe tiếng la hét từ xóm dưới, lúc đó bé Linh chỉ biết chạy thục mạng ra ngoài, mượn điện thoại gọi cho ba mẹ và khóc la kêu cứu… Khi anh chị chạy về, phân nửa căn nhà và đồ dùng trong phòng ngủ đề đã nằm dưới sông. Còn chị Nga thì ôm bé Linh, 2 mẹ con khóc nức nở vì nửa sợ nửa mừng con mình vẫn bình an. Tương tự, bà Ngô Thị Kim Anh (1954, ngụ địa chỉ 336 – QL80) lúc xảy ra sự việc bà và 2 đứa cháu (đứa lớn 12 tuổi và đứa nhỏ hơn 1 tuổi) vẫn còn đang ngủ… May mắn nghe tiếng truy hô cảnh báo của hàng xóm, bà liền chạy ra nhìn và hãi hùng chứng kiến cảnh những căn nhà hàng xóm lần lượt bị đụng sập ầm ầm… Bà lập tức chạy vào đánh thức 2 đứa cháu dậy, 1 tay bồng đứa nhỏ, 1 tay lôi xềnh xệch đứa lớn chạy ra ngoài thoát thân. Chỉ khoảng 30 giây sau, căn nahf của bà bị đụng sập gần 3/4 và toàn bộ diện phòng ngủ nơi mấy bà cháu này đang nằm trước đó đều đổ ầm xuống sông với lổn ngổn cây – tôn – bêtông chất đống… Chiều ngày 19/6, UBND xã Vĩnh Trinh đã chỉ đạo cán bộ cơ sở đến từng hộ dân để ghi chép, thống kê thiệt hại về tài sản của người dân làm căn cứ yêu cầu bồi thường – hỗ trợ. Theo thống kê sơ bộ của các hộ dân trình lên Ủy ban xã, hiện vụ tai nạn gây thiệt hại về nhà cửa và tài sản ước tính khoảng trên 2 tỷ đồng. Trong đó các hộ bị thiệt lớn nhất vào khoảng hơn 290 triệu đồng; các hộ còn lại trung bình thiệt hại từ 50 – 150 triệu đồng. Nhiều người đều chung nhận định: Không có thiệt hại về người là một điều kỳ diệu của vụ tai nạn kinh hoàng và hy hữu này!
Theo vietbao
Vụ sà lan đâm chìm 44 nhà: Mối nguy chực chờ
Có lẽ người dân ở đây không ai nghĩ có ngày sà lan "dọn" nhà mình xuống sông. Nhưng với số lượng ghe xuồng, tàu bè đi lại trên sông Cái Sắn ngày một nhiều thì đúng là không thể nói trước được điều gì...
Như Dân Việt đã thông tin, ngày 18/6, sà lan chở cát mang biển kiểm soát TN - 0233 chạy từ hướng Lộ Tẻ về Kiên Giang khi đến khu vực tuyến sông Cái Sắn do chạy với tốc độ nhanh cộng với ngược dòng nước nên làm đứt dây neo đậu của 2 sà lan mang biển kiểm soát SG- 4753 và AG- 15599, khiến 2 sà lan này trôi từ hướng Vĩnh Trinh về Thốt Nốt (TP.Cần Thơ) dẫn đến va quệt làm sập 44 căn nhà dọc theo tuyến sông.
Ngày 19/6, chúng tôi tìm đến khu vực này và chứng kiến cảnh người dân và chính quyền địa phương khắc phục, dựng lại những ngôi nhà bên đống đỗ nát.
Anh Trần Văn Đông - một người có nhà bị sập hoàn toàn cho biết: "Nhìn những chiếc sà lan này nó trôi từ từ, không có gì dữ dội, nhưng nó đụng tới đâu là tiêu tới đó. Nhà tui ở đằng kia, nghĩ là không sao, nên tui cứ lo chống đỡ tiếp bà con đằng này không ngờ liền sau đó nó đụng cái rốp là toàn bộ căn nhà và tài sản nhà tui sập xuống sông... ". Khi được hỏi chừng nào cất nhà lại, anh nói: "Tiền đâu mà cất, có hai trăm triệu cũng chưa cất được như cũ, chưa kể đồ đạc trong nhà chẳng còn gì...".
Kế bên là căn nhà của anh Châu Văn Ấn, cất chưa đầy năm với hơn hai triệu đồng cũng sụp hết xuống sông. Cách nhà anh Ấn chừng mươi mét, là nhà của anh Trần Văn Cường cũng bị sập tương tự. Ngồi bó gối nhìn xuống dòng sông, anh Cường nói không ra hơi: "Phần nhà sau của tôi bị sà lan vướng vô rồi sụp xuống sông, nó kéo theo cả căn nhà xuống hết dưới sông". Rồi anh chỉ tay qua bên kia đường: "Bây giờ tôi đang che lều ở tạm bên mé đường bến đó".
Ngay sau khi xảy ra sự cố, UBND TP. Cần Thơ đã hỗ trợ cho 9 hộ có nhà sập hoàn toàn mỗi hộ 2 triệu đồng và 9 hộ có nhà bị hư hại nặng mỗi hộ 1 triệu đồng.
Sà lan chở cát (Ảnh minh họa)
Theo ghi nhận của chúng tôi, khu vực này có rất đông dân cư cất nhà dọc theo bờ sông Cái Sắn, dài khoảng hơn 3km thuộc địa phận của xã Vĩnh Trinh. Ông Chung Phước Sòng - Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trinh (huyện Vĩnh Thạnh) cho biết: "Đó là những hộ đã cất nhà ở đây đã lâu. Về mặt pháp lý thì họ không vi phạm nên UBND xã tiếp tục cho họ sửa chữa lại chứ không cho phép dân cất mới trên bờ sông này. Chính vì vậy mà số lượng nhà được sửa khang trang thêm mỗi ngày một nhiều trên khúc sông này. Ước tính có hàng ngàn hộ đang có nhà và sinh sống trên bờ sông Cái Sắn. Chỉ riêng khúc bờ sông thuộc địa phận xã Vĩnh Trinh đã có gần 600 hộ đang sinh sống. "Biết là sống trên sông như thế là không bảo đảm an toàn nhưng đời sống bà con ở đó đã ổn định từ lâu... Hiện nay, xã chưa có kế hoạch di dời nhà trên sông Cái Sắn, mà nếu có muốn di dời thì cũng không thể vì phải có tiền hỗ trợ cho dân..." - ông Sòng nói.
Có lẽ người dân ở đây không ai nghĩ có ngày sà lan "dọn" nhà mình xuống sông, bởi hồi nào giờ cứ sống như thế. Nhưng với tốc độ phát triển ngày một nhanh, ghe xuồng, tàu bè đi lại trên sông Cái Sắn ngày một nhiều thì đúng là sinh mạng, tài sản của dân ở khu vực không thể nói trước được điều gì. Chỉ đứng nhìn khúc sông này trong chưa đầy 5 phút mà chúng tôi đã đếm được 4 chiếc sà lan lớn cùng trên dưới chục chiếc ghe lớn nhỏ và tác ráng xuôi ngược qua đây. Không khỏi giật mình về một mối nguy hiểm chực chờ...
Theo 24h
Sà lan đứt dây làm sập 44 căn nhà Tối 18/6, hai chiếc sà lan mang số hiệu AG15599 và SG4753 đang neo đậu trên sông Cái Sắn, đoạn qua xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, Cần Thơ, thì bất ngờ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Trước đó, một chiếc sà lan chở cát mang số hiệu TN 0233 từ Lộ Tẻ về Kiên Giang, khi đến khu vực trên do...