Phút hoảng loạn của 84 người trên con tàu bốc cháy
Nguyễn Văn Tuấn (ngụ TP.Hà Nội) – 1 trong số 84 người thoát chết, kể “lúc đó hành khách la hét, hoảng loạn lắm, lửa bốc cháy ngùn ngụt…Mọi người lần lượt nhảy xuống sông, lội bùn, cố gắng cách càng xa con tàu đang bốc cháy càng tốt”.
Cháy tàu cánh ngầm, khách nháo nhào nhảy sông
Nổ và cháy lớn
Liên quan đến vụ “Cháy tàu cánh ngầm, khách nháo nhào nhảy sông” như TS đã thông tin, đến nay 84 hành khách đã ổn định tinh thần; tuy nhiên với họ, sự cố xảy ra trên tàu cánh ngầm VinaEpress số hiệu SG3837 xảy ra chiều 20/1 vẫn còn ám ảnh.
Mô tả
Anh Nguyễn Văn Tuấn (ngụ TP.Hà Nội) kể, 12h30 trưa 20/1 tàu khởi hành từ bến Bạch Đằng, TP.HCM đi Vùng Tàu, hành khách trên tàu khá đông đúc.
“Khoảng 15 phút sau khi xuất bến, tôi và nhiều hành khách nghe thấy có 1 tiếng nổ ở khu vực buồng máy. Lúc đó khói bốc lên cao và có lửa cháy” – anh Tuấn thuật lại.
Anh Tuấn cho biết thêm, lúc đó trên tàu đã bắt đầu nhốn nháo và khi khói lửa bao trùm thì hành khách bắt đầu la hét. Nhân viên trên tàu và một số hành khách đã dùng bình chữa cháy mini để dập lửa nhưng không hiệu quả.
Lúc này nhân viên tàu bật loa thông báo, trấn an hành khách rằng: “sự cố trong vòng kiểm soát”…nhưng theo anh Tuấn lúc đó khói, lửa vây quanh, không ai có thể bình tĩnh được, đặc biệt là người nước ngoài, phụ nữ và trẻ em…
Anh Đặng Văn Linh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) tường thuật: “Khói lửa, bao trùm cả đuôi tàu. Nhiều hành khách quơ lấy áo phao dưới ghế ngồi nhưng có người không mặc. Tôi ra đứng ngay đầu mạn tàu, thấy các nhân viên hốt hoảng, dường như họ cũng biết rằng chuyện hệ trọng, không thể xử lý được. Một số khách ra đứng trước mạn tàu để phòng hờ nếu có gì xảy ra sẽ nhảy xuống sông”.
Video đang HOT
Anh Linh nói thêm: “Lúc đó có người hô hoán rằng con tàu sẽ nổ, càng làm cho không khí trên tàu đang cháy hỗn loạn, nhốn nháo. Nhân viên trên tàu hướng dẫn những người có mặt di chuyển ra phía mạn tàu để chờ tàu cứu hộ đến nhưng lúc đó chưa thấy con tàu nào gần đó”…
Được biết ngay sau khi xảy ra sự cố cháy nổ trên tàu, trong khi các thuyền viên, nhân viên trên tàu hướng dẫn, ổn định tinh thần cho hành khách thì thuyền trưởng Lê Văn Vinh vẫn cố gắng điều khiển con tàu cập sát bờ. 5 phút sau con tàu cập sát bờ gần KCN Tân Thuận, Q,7, từ đây cuộc thoát nạn từ trên tàu xuống sông bắt đầu….
Nhảy xuống sông và lội qua sình lầy
Anh Tuấn kể, khi tàu cập sát bờ, lửa và khói bao vẫn trùm, loa thông báo của nhân viên trên tàu yêu cầu hành khách phải nhảy khỏi tàu và di chuyển tránh xa con tàu đang bốc cháy càng xa càng tốt.
“Lúc đó mạnh ai nấy nhảy xuống sông…may mà nước cạn, chỉ ngang ngực” – anh Tuấn nhớ lại.
Hành khách Nguyễn Đình Chiến kể lại, những người trên tàu lần lượt nhảy xuống sông, có người quăng áo phao xuống sông trước rồi lao theo… “Riêng tôi nhảy xuống sông thì nước đã ngập cổ, tôi bơi ra xa con tàu đang cháy, bò qua bãi sình…Khi đang trườn vào bờ thì có ca nô cứu hộ đến vớt lên”
Theo anh Chiến lúc đó những người khác được ác ca nô cứu nạn và tàu thuyền đánh cá của ngư dân đi ngang qua vớt lên được.
Bà Nguyễn Thị Sinh (ngụ Bình Dương) kể, lúc nhảy xuống sông, dù nước chỉ ngang ngực nhưng vì cố lội cách xa con tàu đang bốc cháy và lội qua bùn nên bà kiệt sức. Đúng lúc này có tàu của ngư dân tiếp cận nên bà bám vào và được vớt lên…
Khi những người đang cố bơi vào bờ, lội qua khu vực bùn lầy thì sau lưng họ con tàu bốc cháy dữ dội hơn và chìm phần lớn xuống sông Sài Gòn
Đáng nói là nhiều hành khách thoát chết nhưng hành lý, va ly bị thất lạc hết. Như trường hợp hành khách Tuấn khai báo có mất 1 ví tiền bên trong có 10 triệu đồng, nhiều giấy tờ và 2 ĐTDĐ đắt tiền. Anh Đoàn Thế Thành (ngụ TP.HCM), xác nhận, 2 ĐTDĐ và chiếc máy tính bảng của anh đã bị hư hỏng.
Sau đó tất cả hành khách đều được di chuyển về khách sạn Hương Sen tại trung tâm quận 1 để ổn định tinh thần. Được biết phía hãng tàu VinaExpress thông báo, khi cơ quan chức năng làm rõ, xác định tài sản, hành lý bị thất lạc… hãng sẽ có phương án đền bù cho hành khách.
Lâm Anh
Theo_VietNamNet
Tàu cánh ngầm "du lịch mạo hiểm"
Hôm qua (20/1), một vụ cháy tàu cánh ngầm lại một lần nữa khiến dư luận hết sức hoang mang về sự an toàn tính mạng khi đi du lịch bằng loại tàu nguy hiểm này.
Hết hồn với tàu cánh ngầm
Chiều 20/1, một vụ tai nạn tàu cánh ngầm nghiêm trọng đã xảy ra với con mang số hiệu Vina Express 01 (số đăng ký SG 3837) thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina. Sức chở theo đăng kiểm là 132 hành khách. Chủ tàu mua bảo hiểm tàu tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bảo Long.
Vào thời điểm xuất bến, trên tàu có tổng cộng 92 người. Bao gồm 85 hành khách (trong đó có 37 hành khách nước ngoài) và 7 thuyền viên, thuyền trưởng là ông Lê Văn Vĩnh. Tàu xuất bến Bạch Đằng vào lúc 12 giờ 30 phút ngày 20/1 hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu. Lúc 12 giờ 45, khi đến khu vực phao số 66 (cách cầu Phú Mỹ về phía thượng lưu khoảng 2km) thì tàu bị phát cháy từ hầm máy và sau đó lan rộng ra toàn tàu khiến nhiều hành khách phải liều mình nhảy xuống sông để thoát nạn.
Ngay sau khi phát hiện cháy, thuyền trưởng đã chủ động điều khiển tàu hướng thẳng vào bờ sông Sài Gòn phía quận 7 (gần Khu chế xuất Tân Thuận). Rất may, vụ tai nạn không có thương vong về người.
Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh đã yêu cầu Công ty Cổ phần tàu cao tốc Vina liên hệ với hành khách để giải quyết bồi thường thiệt hại liên quan đến vụ tai nạn, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách bằng tàu cánh ngầm có trách nhiệm phối hợp với Cơ quan Đăng kiểm tiến hành kiểm tra lại điều kiện an toàn của phương tiện.
Vụ tai nạn tuy không gây chết người nhưng một câu hỏi được đặt ra là: Nếu vụ cháy xảy ra ở ngoài khơi chứ không phải ở gần bờ thì chuyện gì sẽ xảy ra với 93 hành khách đi "du lịch mạo hiểm" kiểu này?
Điều đáng nói, đây không phải là vụ tai nạn duy nhất liên quan đến tàu cánh ngầm. Mới đây, ngày 26/7/ 13h30, tàu cánh ngầm Greenlines 9 chở gần trăm hành khách từ Vũng Tàu về TP HCM. Đi được 45 phút, đến khu vực sông Lòng Tàu (TP HCM) tàu chết máy.
Đang trôi tự do trên sông, tàu va mạnh vào cọc tiêu và bị nghiêng sang một bên. Cú va cực mạnh đã khiến khoang cuối của tàu bị nước tràn vào, khói đen từ buồng máy bốc lên nghi ngút. Sự việc xảy ra khiến hành khách vô cùng hoảng loạn. Rất may, vụ tai nạn cũng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng về người vì đã được cứu hộ kịp thời.
93 hành khách trải qua một phen kinh hoàng nhưng vẫn thấy rằng họ đã cực kỳ may mắn khi con tàu bốc cháy ở khu vực gần bờ - ảnh: Dân Trí
Ngay sau đó gần 1 tháng, ngày 24/8/2013, tàu cánh ngầm Greenlines B5 chạy từ TPHCM đi TP.Vũng Tàu, khi vừa ra đến cửa biển (khu vực vịnh Gành Rái) thì bất ngờ bị sóng lớn đánh vỡ tan kính trước mũi tàu. Nước ập vào khiến hành khách hoảng loạn.
Thống kê của Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian vừa qua, hoạt động vận tải hành khách bằng tàu cao tốc cánh ngầm đã xảy ra một số sự cố, tai nạn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa. Riêng trong năm 2012 đã xảy ra 6 vụ va chạm, chết máy, hỏng máy giữa hành trình đối với tàu cánh ngầm
Còn tính riêng trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thì từ năm 2007 đến nay, tàu cao tốc xảy ra 10 vụ tai nạn trên địa bàn tỉnh, trong đó có nhiều vụ sóng đập vỡ kính tàu làm nước tràn vào bên trong. Ngoài ra, còn có nhiều vụ tai nạn liên quan đến tàu cánh ngầm nhưng thuyền trưởng đã không báo cáo với cơ quan chức năng.
Trên diễn đàn Autofun, nhiều thành viên đã chia sẻ "tâm tư" sau khi vụ cháy tàu xảy ra. Thành viên T. cho biết: "Em thỉnh thoảng cũng hay đi tàu cánh ngầm SG - Vũng Tàu , đọc báo thấy một năm vài vụ nhè nhẹ... nhưng hôm nay đọc thấy cháy... may mà nó chưa nổ. Nghĩ đến mấy lần trước em đi không sao mà thấy mình may mắn.. mà ko hiểu sao mấy cái tàu này hay bị tai nạn mà không cải thiện nhiều nhỉ? tai nạn sau to hơn tai nạn trước... nếu tình hình cứ thế này chắc em chả dám đi tầu cánh ngầm nữa". Trong khi đó, thành viên T.L thì cho biết dã "tạm biệt tàu cánh ngầm cả năm nay rồi".
Một số thành viên phân tích, lý do là vì các chủ tàu đã mua tàu cũ và không thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng, coi thường tính mạng hành khách.
Những du khách đã có trải nghiệm nhớ đời khi "du lịch mạo hiểm" với tàu cánh ngầm
Dừng cấp phép tàu cánh ngầm 1 động cơ
Không chỉ việc lắp hộp đen giám sát hành trình ở xe khách đường bộ có vấn đề như lâu nay báo chí vẫn đưa tin mà đối với các tàu cánh ngầm cũng đang xảy ra hiện tượng này. Cụ thể, Thông tư 14/2012 của Bộ GTVT có yêu cầu các tàu cánh ngầm lắp thiết bị giám sát hành trình, nhưng kết quả các cuộc kiểm tra cho thấy, do quy định của thông tư chưa chặt chẽ nên các chủ tàu có lắp thiết bị giám sát hành trình nhưng là thiết bị của ôtô, gây khó khăn cho việc kiểm tra.
Trước nhiều vụ tai nạn liên quan đến tàu cánh ngầm, đe dọa đến sự an toàn của hành khách, cuối năm 2013, TP. Hồ Chí Minh và Bà Rịa-Vũng Tàu đã phải kiến nghị Bộ GTVT xem xét không cho phép các tàu có 1 động cơ hoạt động trên tuyến này do hành trình tuyến đi qua khu vực cửa biển Cần Giờ và vịnh Gàng Rái với điều kiện khai thác không thuận lợi, thường có gió to, nhất là vào mùa mưa bão.
Trước đề nghị này, Bộ GTVT đã yêu cầu các Sở GTVT của TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng chỉ đạo các Cảng vụ Đường thủy nội địa tạm thời không cấp phép rời cảng, bến đối với các tàu cao tốc cánh ngầm lắp 1 động cơ từ ngày 1/9/2013 để kiểm tra các điều kiện về an toàn theo quy định.
Bộ GTVT cũng yêu cầu các cơ quan chức năng cần thường xuyên kiểm tra các điều kiện an toàn đối với luồng hàng hải, cảng bến thủy nội địa đón trả khách bằng tàu cao tốc cánh ngầm, đồng thời đề xuất các điều kiện đảm bảo an toàn trước khi cho tàu cao tốc lắp một động cơ hoạt động.
Mỹ Hạnh
Theo_VnMedia
Công an vào cuộc điều tra vụ tàu cánh ngầm bị cháy Ủy ban nhân dân TP.HCM giao Công an Thành phố chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng bảo vệ hiện trường và tiến hành điều tra tai nạn vụ tàu cánh ngầm bị cháy. Chiều 20.1, đã xảy ra một vụ cháy tàu cánh ngầm trên luồng hàng hải tại khu vực phao số 66 trên sông Sài Gòn thuộc...