Phút cuối kinh hoàng trên máy bay Air France gặp nạn
Hai trong số ba viên phi công của Air France đang ngủ, khi chiếc máy bay gặp nguy hiểm trong vùng thời tiết xấu.
Các thông tin khủng khiếp về những phút cuối của chuyến bay 447 đã được tiết lộ, khi người ta tiến hành một cuộc điều tra mới về thảm họa liên quan tới chiếc Airbus 330.
Chuyến bay 447 của Air France gặp nạn trên đường từ Rio de Janeiro tới Paris vào ngày 1/6/2009. Toàn bộ 228 hành khách, tổ tiếp viên và phi công đều thiệt mạng.
Được đăng tải trên tạp chí Vanity Fair số tháng 10, báo cáo đã đưa ra những câu hỏi đáng sợ về sự an toàn trên các chuyến bay chở khách dân sự và “văn hóa” của các viên phi công Air France.
Trích đoạn ghi âm cuộc nói chuyện giữa các phi công David Robert, 37 tuổi, Pierre-Cedric Bonin, 32 tuổi và Marc Dubois, 58 tuổi, cho thấy hai trong số họ đang ngủ khi máy bay gặp nguy hiểm trong vùng bão.
Nhắc tới vai trò của viên phi công Bonin, người mới có vài trăm giờ bay, báo cáo viết: “Mặc kệ thời tiết còn xấu và viên phi công đang điều khiển máy bay còn non tay, (cơ trưởng) Dubois vẫn quyết định đi ngủ”.
Người đứng đầu cuộc điều tra, ông Alain Boullard, cho biết: “Nếu cơ trưởng tiếp tục lái máy bay qua dải hội tụ liên nhiệt đới, thì cùng lắm ông ấy cũng chỉ phải thức thêm không quá 15 phút. Và với kinh nghiệm của ông ấy, sự việc có thể đã có cái kết khác”.
Video đang HOT
“Nhưng, tôi không tin ông ta rời vị trí vì quá mệt mỏi, mà có lẽ đó là một hành vi thông thường, một phần của văn hóa phi công Air France”.
“Cho dù việc ông ấy rời vị trí không hề trái luật, song điều đó vẫn đáng ngạc nhiên. Nếu bạn là người chịu trách nhiệm về hậu quả, bạn sẽ không bỏ đi ngủ khi đang đối mặt với một tình huống quan trọng như thế”, Alain Boullard cho biết thêm.
“Tối qua, tôi ngủ không đủ giấc. Chỉ có mỗi một tiếng, không thể nào đủ được”, Dubois nói trước khi rời vị trí để đi ngủ.
Trong khi đó, tại khoang nghỉ ở phía sau buồng lái, viên phi công Robert cũng đang “ngon giấc”, báo cáo cho hay.
Như vậy, theo báo cáo, “vào đêm 31/5/2009, rõ ràng là các viên phi công trên chuyến bay 447 đã không phục vụ các hành khách hết trách nhiệm”.
Chưa hết, khi máy bay bị mất áp lực và bộ cảm biến tốc độ không khí bị hỏng, các viên phi công lại nâng mũi máy bay lên, thay vì phải hạ thấp xuống, để đối phó với tình trạng mất áp lực.
Sau khi bộ cảm biến không khí bị hỏng, Dubois đã quay lại buồng lái, song vào thời điểm đó, mọi người đã hoảng loạn.
Robert nói: “Chúng ta sắp đâm. Sao lại có thể như thế được. Điều gì đang xảy ra vậy?”.
Tiếp đó có tiếng của Robert hoặc Bonin: “Chúng ta sẽ chết trước khi hành trình kết thúc”. Không lâu sau, chiếc máy bay đã đâm xuống Đại Tây Dương.
Mất hai năm, thi thể các nạn nhân mới được vớt lên từ đáy biển sâu, cùng với những thông tin cần thiết như thiết bị ghi âm giọng nói trên chuyến bay.
Theo Vietnamnet
Thêm nhiều hãng hàng không huỷ chuyến tránh dịch Ebola
Các quốc gia Guinea, Liberia và Sierra Leone, nơi đại dịch Ebola hoành hành, đang ngày càng bị cô lập khi có thêm nhiều hãng hàng không huỷ chuyến bay đến đây.
Các hãng hàng không đã huỷ hơn 1/3 số chuyến bay quốc tế đến 3 quốc gia đang xảy ra đại dịch Ebola ở Tây Phi vì lo ngại loại virus nguy hiểm này có thể lây lan rộng.
Trong số 590 chuyến bay hàng tháng đến Guinea, Liberia và Sierra Leone, có đến 216 chuyến đã bị huỷ, nhà cung cấp dữ liệu hàng không OAG cho hay. Tuy nhiên, mặc dù có đến 14 trường hợp nhiễm Ebola ở Nigeria, các chuyến bay tới quốc gia này vẫn không bị ảnh hưởng.
Các hãng hàng không Air Côte d'Ivoire, Nigeria's Arik Air, Togo's ASKY Airlines, British Airways, Emirates Airlines và Kenya Airways đều đồng loạt huỷ 76 chuyến bay tới Guinea, 70 chuyến tới Liberia và 70 chuyến tới Sierra Leone.
Nhân viên y tế của Kenya kiểm tra sức khỏe của hành khách ở sân bay Nairobi trước khi họ lên máy bay. Ảnh: EPA
Hãng hàng không Air France của Pháp cho biết họ chưa ngừng chuyến bay. Các hành khách từ Guinea, Sierra Leone và Nigeria trước khi lên chuyến bay chỉ cần thực hiện kiểm tra thân nhiệt. "Hành khách chỉ nhận thẻ lên tàu bay khi không có biểu hiện nhiễm bệnh", một người phát ngôn của hãng nói. Các hãng không hủy chuyến khác cũng áp dụng biện pháp tương tự.
Tuy nhiên, nhiều thành viên phi hành đoàn của Air France đã từ chối phục vụ trên các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia có bệnh nhân nhiễm Ebola. Điều này khiến nhiều người lo rằng hãng hàng không Pháp cũng sẽ dừng bay.
Brussels Airlines, hãng hàng không châu Âu duy nhất có chuyến bay đến cả ba nước đang có bị ảnh hưởng bởi virus Ebola, cho biết họ sẽ tiếp tục bay. Còn hãng KLM của Hà Lan cho biết việc lây nhiễm virus Ebola qua đường hàng không không cao.
Nhiều người lo ngại rằng việc cách ly sẽ khiến các quốc gia có dịch bị ảnh hưởng lớn về kinh tế và khủng hoảng lương thực. WHO cũng kêu gọi các hãng hàng không duy trì đường bay đến Tây Phi và không khuyến khích các biện pháp cấm đi lại, giao thương quốc tế.
Theo WHO, đây là dịch Ebola tồi tệ nhất từ trước đến nay, hiện đã có khoảng 1.350 người tử vong kể từ khi đợt dịch này bùng phát từ tháng 3. Các quốc gia láng giềng với những nước có bệnh nhân Ebola đang tìm mọi cách ngăn chặn dịch lây lan. Hôm thứ năm, Nam Phi ra lệnh cấm khách du lịch từ một số quốc gia Tây Phi. Hôm thứ sáu, Senegal tuyên bố đóng cửa biên giới với Guinea. Trước đó Chad cũng có động thái tương tự với Nigeria.
Theo VNE
Sốc với đường dây gái gọi của giám đốc hàng không Pháp Một giám đốc điều hành cao cấp của Air France và vợ ông ta đã mua vé giá rẻ để vận chuyển gái mại dâm từ Pháp tới Brazil và ngược lại, báo Telegraph của Anh đưa tin. Cùng với một người thứ ba, cặp vợ chồng này đã phải đối mặt với bản án 20 năm tù sau khi bị buộc tội...