Phút cuối của máy bay Philippines trước khi rơi khiến 50 người chết
Các nhân chứng đã kể lại khoảnh khắc cuối cùng trước khi máy bay vận tải của không quân Philippines rơi xuống đất khiến 50 người thiệt mạng.
Rơi máy bay quân sự Philippines, ít nhất 45 người chết
Hiện trường vụ rơi máy bay vận tải quân sự Philippines ở Sulu ngày 4/7 (Ảnh: Dailymail).
Giới chức Philippines hôm nay 5/7 cho biết, quân đội nước này đã tìm thấy thêm 5 người thiệt mạng sau vụ rơi máy bay vận tải Lockheed C-130 ở khu vực phía nam, nâng số người chết lên 50 trường hợp. Đây là một trong những thảm kịch hàng không nghiêm trọng nhất của quân đội Philippines.
Các quan chức quân sự cho biết, chiếc Lockheed C-130 chở 96 binh sĩ đã bay quá đường băng và không kịp lấy lại độ cao trong khi tìm cách hạ cánh xuống sân bay Jolo ở tỉnh Sulu, Philippines hôm 4/7.
Máy bay đã đâm sầm vào một rặng dừa bên ngoài sân bay và bốc cháy trước sự chứng kiến của các binh sĩ và người dân ở khu vực xung quanh.
Lực lượng quân đội, cảnh sát và lính cứu hỏa đã giải cứu 49 binh sĩ, trong đó một số người đã nhảy khỏi máy bay trước khi máy bay phát nổ và bị lửa thiêu rụi. 7 người dưới mặt đất đã bị các bộ phận và mảnh vỡ của máy bay rơi trúng, và 3 người trong số đó đã thiệt mạng.
Một phần của máy bay gặp nạn tại hiện trường (Ảnh: Dailymail).
Chiếc Lockheed C-130 gặp nạn là một trong 2 máy bay được tân trang lại do Không quân Mỹ bàn giao cho Philippines, đồng minh lâu đời nhất của Washington ở châu Á. Đây là một phần trong cam kết hỗ trợ quân sự giữa hai nước trong năm nay.
Hầu hết những người trên máy bay gặp nạn là binh sĩ vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự và được triển khai để tham gia chiến dịch chống lại các chiến binh Abu Sayyaf ở phía nam.
Một video do các binh sĩ dưới mặt đất quay lại cho thấy máy bay hạ cánh trong thời tiết quang đãng, sau đó biến mất khỏi sân bay.
“Nó biến mất rồi, biến mất rồi”, một binh sĩ thốt lên.
Khói đen sau đó bốc lên từ nơi xảy ra vụ tai nạn tại một khu vực nhiều cây cối, trong khi các binh sĩ hét lên “Máy bay rơi rồi”.
Almar Hajiraini Aki, học sinh lớp 12 tại trường Trung học Quốc gia Sulu, cho biết nhiều người ở làng Bangkal, nơi đa số người dân theo đạo Hồi, đang cầu nguyện thì nghe thấy tiếng động lớn và giật mình vì âm thanh này.
“Tôi đang đi trên đường thì máy bay rơi. Tôi quay lưng lại, sau đó tôi nghe thấy tiếng va chạm mạnh gần nhà mình. Tôi chợt nhớ ra bà tôi đang ở trong nhà, và tôi chạy về nhà vì nghĩ rằng máy bay đã rơi ở đó”, Aki kể lại khoảnh khắc máy bay vận tải của không quân Philippines rơi xuống đất.
Các nhân viên cứu hộ đưa nạn nhân rời khỏi hiện trường vụ tai nạn máy bay ở Sulu (Ảnh: Reuters).
Aki cho biết máy bay rơi cách nhà chỉ khoảng 20 m. Aki nhìn thấy làn khói đen dày đặc bao trùm cả khu vực khi lao đến hiện trường vụ tai nạn – nơi nam sinh này nhìn thấy đống đổ nát và đám cháy bốc lên.
“Bạn tôi bảo tôi đến kiểm tra xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng khi đến đó, chúng tôi không thể tới gần được vì đạn dược trên máy bay vẫn đang nổ”, Aki cho biết.
Aki nhìn thấy một số binh sĩ nằm trên mặt đất và phát hiện một số người vẫn còn sống. Nam sinh này cùng những người bạn của mình đã giúp đỡ 3 người lính nằm đang bất động và giành giật sự sống. Một binh sĩ nói với Aki rằng họ là sĩ quan quân đội trên máy bay gặp nạn.
Theo nhà sử học quân sự Jose Custodio, trước vụ rơi máy bay hôm 4/7, thảm họa chết chóc nhất của lực lượng không quân Philippines là vụ tai nạn trên cánh đồng phía bắc Manila vào năm 1971 khiến 40 quân nhân thiệt mạng.
Cách đây hơn một tuần, trực thăng S-701 Blackhawk vừa được bàn giao của Philippines đã rơi khiến toàn bộ 6 người trên máy bay thiệt mạng.
Nhân chứng kể khoảng khắc máy bay Philippines rơi cạnh nhà
Vận tải cơ C-130H của không quân Philippines lao xuống thị trấn Patikul thuộc tỉnh Sulu khi dân địa phương đang cầu nguyện vào buổi trưa.
"Tôi đang đi trên đường thì máy bay rơi. Tôi quay lưng lại rồi nghe thấy tiếng va chạm mạnh gần nhà mình", Almar Hajiraini Aki, học sinh lớp 12 tại trường Trung học Quốc gia Sulu, kể lại khoảnh khắc vận tải cơ C-130H của không quân Philippines đâm xuống đất ngày 4/7.
Aki, 20 tuổi, nói rằng cậu nhớ ra bà mình còn ở trong nhà và chạy về vì nghĩ rằng máy bay rơi ở đó. Khi trở về nhà, Aki nhận thấy vận tải cơ C-130H rơi cách nhà mình khoảng 20 m, nhưng may mắn là bà của cậu vẫn an toàn.
Aki sau đó chạy tới hiện trường vụ tai nạn, thấy làn khói xám đen dày đặc bao trùm khu vực và lửa bốc lên từ xác máy bay. "Tôi nói với bạn mình rằng hãy đến xem chuyện gì xảy ra, song không thể tới gần được vì đạn dược trên máy bay phát nổ", Aki kể lại.
Đuôi vận tải cơ C-130H của không quân Philippines sau vụ tai nạn ngày 4/7. Ảnh: Rappler .
Aki nhìn thấy một số binh sĩ nằm trên mặt đất, vài người còn sống. Cậu cùng bạn mình giúp đỡ ba người nằm bất động, một binh sĩ sau đó cho biết đây là ba sĩ quan có mặt trên chiếc C-130H gặp nạn.
Phần lớn người dân địa phương theo đạo Hồi đang cầu nguyện buổi trưa cũng giật mình khi nghe thấy tiếng động lớn và hoảng hốt vì chấn động khi máy bay đâm xuống đất.
Các binh sĩ Philippines sau đó tới hiện trường và nhờ dân sống xung quanh hỗ trợ trước khi đội cứu hộ của chính quyền địa phương đến nơi.
Vận tải cơ C-130H chở theo 96 người gặp nạn tại đảo Jolo, tỉnh Sulu, phía nam Philippines vào sáng 4/7, khiến 50 người thiệt mạng gồm 47 binh sĩ trên phi cơ và ba dân thường dưới mặt đất. 49 binh sĩ và 4 dân thường khác bị thương.
Vài giờ sau vụ tai nạn, Lực lượng Đặc nhiệm Liên quân Sulu (JTFS) thuộc quân đội Philippines cho biết "nhiều binh sĩ nhảy khỏi máy bay trước khi nó lao xuống mặt đất", song chưa rõ bao nhiêu và liệu họ có nằm trong số người sống sót hay không.
Đại tá Michael Bawayan, giám đốc cảnh sát tỉnh Sulu, cho biết các sĩ quan thuộc văn phòng cảnh sát Jolo và tỉnh Sulu được điều động bảo đảm an ninh cho khu vực xung quanh hiện trường máy bay rơi, trong lúc hoạt động cứu hộ cứu nạn diễn ra. Thị trấn Patikul là khu vực hoạt động của nhóm phiến quân Abu Sayyaf có mối liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Vị trí vận tải cơ C-130H rơi. Đồ họa: Google .
Vận tải cơ C-130H gặp nạn mang số hiệu 5125 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 1988. Đây là một trong hai phi cơ được Mỹ chuyển giao cho Philippines hồi đầu năm nay, nhằm tăng cường năng lực vận tải hạng nặng cho Manila.
Sân bay Jolo có đường băng dài 1.200 m, chủ yếu tiếp nhận các chuyến bay dân sự và một số chuyến bay quân sự. Nhiều người trên máy bay gặp nạn vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện tân binh và đang được điều động tới đảo Jolo tham gia lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố tại đây.
Không quân Philippines từng hứng chịu hai vụ tai nạn nghiêm trọng với dòng C-130. Một vận tải cơ C-130 gặp nạn năm 1993 làm 30 người chết, trong khi một chiếc C-130 phiên bản dân sự do không quân vận hành đã lao xuống biển hồi năm 2008 làm 11 người thiệt mạng.
Người chết trong vụ rơi máy bay Philippines tăng lên 50 Ít nhất 50 người chết và hàng chục người bị thương sau khi một máy bay quân sự Philippines rơi ngày 4/7 tại đảo Jolo, phía nam nước này. 96 người, hầu hết là những binh sĩ vừa tốt nghiệp khóa huấn luyện quân sự cơ bản, có mặt trên chiếc vận tải cơ C-130 Hercules khi nó đang cố gắng hạ cánh...