Phượt thủ Việt chạy xe ở Philippines
Các tay lái hầu hết phải đối mặt với tình trạng tắc đường, thứ họ thường gặp “như cơm bữa” tại Vệt Nam.
13h30 ngày 8/10 ở thủ đô Manila, sau cơn mưa nhẹ, các biker cẩn thận lau những giọt nước mưa còn vương lại trên “chiến mã” của mình để bắt đầu chặng cuối cùng trong hành trình chạy xe qua 5 nước Đông Nam Á, Campuchia – Thái Lan – Malaysia – Indonesia – Philippines. Chặng này chỉ chạy trong phố với quãng đường khoảng 45 km. Các mẫu xe ga được sử dụng là Nmax, Mio Aerox, Mio Soul i125 và Mio i125.
Bắt đầu từ công viên Rizal Park – một trong những không gian xanh của Manila trong suốt 200 năm qua – xe container lớn nhỏ xếp hàng phủ kín 4 làn đường, thỉnh thỉnh thoảng xen kẽ vài chiếc ôtô con và dăm chiếc xe máy khó nhọc len lỏi. Dưới sự dẫn đắt của cảnh sát địa phương, các biker Việt lách qua từng khe hẹp để vượt lên. Nhiều đoạn, cảnh sát phải dùng đến quyền ưu tiên đặc biệt cho phép cả đoàn đi ngược chiều để thoát tắc đường.
Quang Thịnh, 22 tuổi đến từ Gia Lai cho biết: “Chặng Indonesisa và Philippines chỉ di chuyển trong phố đông đúc nên khá mệt mỏi. Thà chạy ngày 300 km còn hơn chạy xe chậm chậm chỉ 10-20 km/h.”. Thịnh đi chiếc Mio S 125, tiêu hao khoảng 1,64 lít/100 km.
Trời mát, gió nhẹ đoàn xe dễ dàng di chuyển hơn ở tốc độ 40-50 km/h khi hướng về Manila City Hall và dừng lại tại Đài tưởng niệm KKK (Hội những người anh em). Quảng trường tưởng niệm Andres Bonifacio, người đã lãnh đạo các dân tộc Philippines chống lại thuộc địa Tây Ban Nha năm 1896.
Đoàn phượt trong một khu chợ.
Tiếp tục ghé chợ hoa lớn nhất vùng, trời trở nên nắng gắt sau cơn mưa, các phương tiện thô sơ xuất hiện mỗi lúc một đông, không khí trở nên đặc quánh. Địa phận này tập trung nhiều dân lao động buôn bán nên sử dụng nhiều loại xe lạ mắt Việt Nam không có. Ngoài ôtô, Manila phổ biến 4 phương tiện gồm xe máy Habal Habal, Jeepney, Tricycle (xe ba bánh có motor), Pedicab (xích lô). Những phương tiện này góp phần không nhỏ cho ô nhiễm bởi âm thanh và những vệt khói đen bỏ lại.
Khác với chạy tốc độ cao 80-100 km/h ở Malaysia, khi tắc đường ở Philippines, cao nhất cũng chỉ được 40 km/h, thậm chí nhiều đoạn đường phải đứng im dưới nắng.
Video đang HOT
“Đây là lần thứ hai tôi tham gia hành trình, lần thứ nhất chỉ đi trong nước, lần này được trải nghiệm giao thông nước ngoài. Các nước bạn có hệ thống giao thông tiên tiến hơn, biển báo giao thông khá rõ ràng. Nhiều nước thậm chí còn tắc hơn Việt Nam như Thái Lan, Indonesia và Philippines, nhưng người tham gia giao thông tuân thủ khá nghiêm chỉnh”, Ngô Thiết Đại Nhân, 28 tuổi đến từ TP HCM cho biết.
Đoàn tiếp tục đi đến con phố Peso Calavite, nơi có nhiều cửa hàng bán heo quay vỉa hè khá giống Việt Nam. Cả đoàn di chuyển chầm chậm như đang lái xe tại TP HCM. Sau khi thưởng thức món đặc sản, đoàn qua khu phố người Hoa rồi quay trở lại trung tâm thành phố khi vào giờ cao điểm.
16h, đường phủ kín xe. Điểm cuối hành trình là nhà thờ đã không thể đến vì áp lực giao thông. Mọi ngả đường kẹt cứng. Đường có 4 làn xe, trong đó ba làn ôtô nối nhau san sát, làn trong cùng dành cho xe máy và các phương tiện thô sơ địa phương cũng không còn chỗ trống.
“Di chuyển tại Manila không theo quãng đường mà tính theo thời gian, thậm chí là sự may mắn. Vì nếu không may, gặp tắc đường, di chuyển một km bằng đi 10-20 km. Đường tại đây khá tương đồng với Việt Nam, so với các nước đã đi qua, tôi thấy người Philippines lái xe nhanh và nguy hiểm hơn”, Đặng Kim Hồ, 38 tuổi chạy xe FreeGo chia sẻ. Chiếc xe này có mức tiêu thụ nhiên liệu tại Manila khoảng 1,7 lít xăng/100 km.
Nắng, khói bụi, đường tắc, sức nóng trong phố khiến tất cả các biker đổ mồ hôi. Thỉnh thoảng vẫn có cỗ xe ngựa lọc cọc chậm rãi đi sát vỉa hè. Cả đoàn khó khăn hơn khi trở về điểm xuất phát trong sự hỗ trợ của cảnh sát địa phương.
Theo Vnexpress.
Vượt qua nỗi sợ của chính mình, Phương Khánh lặn xuống đáy biển để thu dọn rác
Mặc dù khả năng bơi lội không giỏi nhưng nàng hậu đã có một quyết định vô cùng táo bạo đó là lặn xuống đáy đại dương để dọn rác thải và kiểm tra tình hình ô nhiễm của vùng đáy biển nơi đây.
Vừa qua, 77 thí sinh của Miss Earth 2019 đã ra quân thực hiện các hoạt động công tác xã hội cùng với sự tham gia của đương kim Hoa hậu Trái đất 2018 - Phương Khánh.
Phương Khánh đẹp rạng rỡ trong vai trò Hoa hậu Trái đất đương nhiệm
Do số lượng người tham gia khá đông nên các thí sinh được chia thành các nhóm khác nhau để đảm bảo hoàn thành được tối đa lượng công việc. Phương Khánh cùng với nhóm của mình chịu trách nhiệm dọn dẹp rác ở ven bờ biển thuộc thành phố Batangas, Philippines.
Những hình ảnh của Phương Khánh cùng đội lặn trước khi nhặt rác dưới biển.
Dọc ven bờ biển, đủ loại rác thải nằm ngổn ngang vừa gây ô nhiễm môi trường lại khiến cho mỹ quan của bãi biển trở nên xấu xí. Với tinh thần trách nhiệm và sứ mệnh bảo vệ Mẹ thiên nhiên, nhóm Phương Khánh đã dọn dẹp rất tích cực, thu gom và phân loại các rác thải để trả lại vẻ đẹp vốn có cho bãi biển Bantangas.
Phương Khánh nắm tay một người đẹp khác khi lặn xuống biển.
Một khóc nhìn ấn tượng của Phương Khánh khi lặn biển sâu nhặt rác
Không chỉ có thế, mặc dù khả năng bơi lội không giỏi nhưng nàng hậu đã có một quyết định vô cùng táo bạo đó là lặn xuống đáy đại dương để dọn rác thải và kiểm tra tình hình ô nhiễm của vùng đáy biển nơi đây. Vượt qua nỗi sợ của bản thân để truyền cảm hứng lành mạnh cho giới trẻ, hành động của Phương Khánh nhận được rất nhiều lời khen ngợi từ cộng đồng trong và ngoài nước.
Rất nhiều rác nằm dưới biển và Phương Khánh đang nhặt 1 túi nilong chưa phân hủy.
Hơn hết, với vị trí là đương kim Hoa hậu Trái đất, hành động này còn truyền được cảm hứng đến các thí sinh Miss Earth 2019, thúc đẩy họ hành động nhiều hơn, tốt hơn trong việc bảo vệ môi trường.
Tập luyện trước khi lặn xuống biển nhặt rác
Phương Khánh chia sẻ: "Miss Earth không chỉ là một cuộc thi sắc đẹp, đây là nơi mang đến điều tốt nhất cho "vẻ đẹp của chính nghĩa" và dạy cho chúng tôi những bài học ý nghĩa về thiên nhiên". "Không quan trọng bao nhiêu bãi biển đã được làm sạch bởi Tổ chức, điều quan trọng nhất là tất cả các thí sinh của Miss Earth đã cố gắng hết sức để giúp Mẹ Trái đất với tất thảy sự tôn trọng và phẩm giá của mình.
Cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2019 đang diễn ra sôi nổi tại đất nước Philippines, trước khi bước vào những vòng thi đấu chính thức trên sân khấu như Áo tắm, trang phục dạ hội, phỏng vấn, trang phục truyền thống thì 77 người đẹp sẽ phải cùng nhau tham gia rất nhiều hoạt động bên lề khác để bảo vệ môi trường. Đây cũng là tiêu chí để đánh giá các thí sinh vì mục đích chính của Hoa hậu Trái đất chính là kêu gọi người dân bảo vệ môi trường.
Hoa hậu đương nhiệm Phương Khánh sẽ là người đồng hành cùng các thí sinh trong suốt các hoạt động bên lề này cũng như cô là một trong những ban giám khảo của cuộc thi. Người đẹp gốc Bến Tre sẽ trao lại vương miện cho người kế nhiệm mình trong đến chung kết sắp tói.
Người đẹp đang đại diện Việt Nam tham dự tại đấu trường nhan sắc này là người đẹp Hoàng Hạnh quê ở Nghệ An. Hoàng hạnh được đánh giá cao tại cuộc thi với gương mặt sáng, hình thể chuẩn, quyến rũ tuy nhiên điểm yếu của cô cũng như nhiều người đẹp khác của Việt Nam là tiếng anh. Dẫu vậy, Hoàng Hạnh vẫn được kỳ vọng sẽ làm nên chuyện tại đấu trường nhan sắc này, vì trước đó Việt Nam đã giành chiến thắng với sự đăng quang của Phương Khánh.
Giang Vũ
'Cảnh sát ninja' và cuộc chiến chống ma túy bê bối của TT Duterte Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines vừa phát hiện thêm nhiều tay buôn mới chính là những cảnh sát thực hiện đột kích vào các hang ổ tội phạm. Cuộc chiến chống ma túy ở Philippines vừa trải qua vụ bê bối mới nhất làm cả đất nước này rúng động, South China Morning Post đưa tin. Một số cảnh sát Philippines...