Phượt thủ lấm lem bùn đất vì tin Google Maps
Quá tin tưởng vào Google Maps trong chuyến đi phượt của mình, chàng shipper vồ ếch, lấm lem toàn thân.
Anh chàng kể lại: “Chuyện là em thấy mọi người đi phượt các thứ review vui quá nên em ham! Và thế là em làm 1 chuyến Tây Nguyên. Mấy anh lớn cứ bảo, không biết đường thì cứ bật Google Maps mà chạy. Giờ em chạy tới đây rồi! Chán không muốn nói”.
Chia sẻ nhận hàng chục nghìn lượt thích.
Đính kèm lời than thở là hình ảnh anh chàng đi ngay vào con đường đất đỏ sình lầy, nhìn cảnh tượng “tiến thoái lưỡng nan”, đi không được mà quay đầu cũng chẳng xong khiến nhiều người ngao ngán. Chưa kể, có lẽ vì không quen đường và do đường lầy lội quá mà anh chàng này đã dính liên tiếp các cú “vồ ếch” khiến từ đầu đến chân lấm lem vô cùng.
Video đang HOT
Phát hiện cá voi lưng gù trắng như tuyết hiếm hoi ngoài khơi Australia
Cá voi lưng gù toàn thân trắng như tuyết hiếm xuất hiện ở ngoài khơi bờ biển Australia. Thông tin về chú cá voi lưng gù trắng cực hiếm xuất hiện trở lại tại bờ biển Australia khiến dư luận xôn xao.
Cá voi lưng gù Trắng như tuyết hiếm hoi ngoài khơi Australia
Migaloo được cho sinh năm 1986, là trường hợp cá voi trắng đầu tiên trên thế giới. Lần đầu tiên người ta phát hiện ra cá voi Migaloo vào năm 1991 ở vịnh Hervey. Kể từ đó, nó luôn được chú ý vì màu sắc quá nổi bật.
Mới đây, người dân địa phương vui mừng khi phát hiện ra Migaloo ở vùng biển New South Wales, Australia. Các chuyên gia cho rằng, chú cá voi đang tham gia vào cuộc di cư hàng năm từ Nam cực đến vùng biển Queensland.
Cá voi lưng gù trắng như tuyết đang thực hiện cuộc di cư thường niên
Hình ảnh về Migaloo được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội và thu hút sự chú ý của cư dân mạng.
Một tài khoản Twitter dành cho thông tin về loài động vật quý hiếm Migaloo-photos đã chia sẻ hình ảnh và biết rằng: "Một con cá voi trắng có thể là Migaloo xuất hiện dọc theo bờ biển phía Nam của bang New South Wales. Dự tính hành trình của nó sẽ sớm qua Sydney và Cape Byron trong tuần này".
Cá voi lưng gù đi từ Nam Cực đến vùng biển ngoài khơi Đông Bắc Australia hàng năm từ tháng 5 đến tháng 11. Tại đây, chúng sẽ thực hiện hành vi giao phối trước khi trở về phía Nam với bạn tình cá thể cái.
Tiến sĩ Vanessa Pirotta, một nhà khoa học biển tại Đại học Macquarie, cho biết: "Migaloo là một trong số khoảng 40.000 con cá voi lưng gù, việc trông thấy nó khiến nhiều người phấn khích, và cùng nhau dự đoán chuyển động của nó".
Kể từ khi phát hiện Migaloo, các chuyên gia chỉ phát hiện thêm ba cá thể cá voi lưng gù trắng khác là Bahloo, Willow và Migaloo Jnr.
Các chuyên gia hàng hải vẫn chưa xác định được liệu Migaloo là cá thể nhiễm bệnh bạch tạng hay chứng bạch thể. Cả hai bệnh đều khiến con vật có bộ lông màu trắng, tuy nhiên bạch tạng khiến nó có mắt màu hồng còn bạch thể khiến đôi mắt có màu đen.
Tiến sĩ Pirotta cho biết: "Bạn sẽ là người vô cùng may mắn nếu bắt gặp Migaloo. Trong suốt sự nghiệp của mình tôi mới gặp con vật đúng một lần".
Tiến sĩ cũng đưa ra lời khuyên người dân không nên đến quá gần vì theo luật pháp Queensland cấm tàu thuyền gần Migaloo trong phạm vi 500 mét, nếu vi phạm sẽ bị phạt mức lên tới 16.500 USD.
Răng cá mập cổ đại to bằng bàn tay Chiếc răng dài 14,6 cm và nặng gần 0,5 kg thuộc về megalodon, loài cá mập khổng lồ đã tuyệt chủng. Jessica Rose-Standafer Owens cùng chồng phát hiện chiếc răng cá mập màu xám lớn khác thường trên bãi cát gần sông Stono, Nam Carolina, Fox News hôm nay đưa tin. "Tôi trở nên phấn khích, gọi chồng đến xem và cầm theo...