“Phường Văn hóa” đầu tiên của Thủ đô
Sáng nay, 9-10, UBND phường Quảng An long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu “Phường Văn hóa” do UBND quận Tây Hồ trao tặng. Đây là lần đầu tiên có một phường trên địa bàn Hà Nội được trao tặng danh hiệu này.
Nghề ướp trà sen đang được ưu tiên phát triển và bảo tồn tại Quảng An
Đạt 100% tiêu chí
Việc phong tặng danh hiệu này nằm trong nội dung Đề án “Xây dựng phường văn hóa trên địa bàn quận Tây Hồ”, đồng thời hưởng ứng cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở”. Hơn nữa, việc công nhận phường văn hóa nhằm phát huy nguồn lực, sức mạnh dân chủ của toàn dân, cơ sở để xây dựng môi trường, nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, khôi phục kế thừa, phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa truyền thống của Thăng Long- Hà Nội.
Là đơn vị đầu tiên trên địa bàn quận được chọn triển khai thí điểm Đề án, qua hơn 4 năm thực hiện, với sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị quận, sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị phường và các khu dân cư, đồng thời được sự đồng thuận, ủng hộ tích cực của nhân dân, phường Quảng An đã đạt được các tiêu chí đề ra. Kết quả xây dựng phường văn hóa mà Quảng An đạt được khá toàn diện, bản thân mỗi người dân đều nhận thấy, việc xây dựng phường văn hóa là việc làm cần thiết, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Bộ mặt đô thị phường Quảng An ngày càng sạch đẹp, khang trang, các thiết chế văn hóa được đầu tư đồng bộ, đời sống kinh tế của nhân dân trên địa bàn phường ổn định, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.
Giàu lên từ vốn cổ
Ông Nguyễn Mạnh Trường – Phó Chủ tịch UBND phường Quảng An cho biết, dù đã lên phố gần 20 năm nay, nhưng những truyền thống của một ngôi làng cổ bên bờ hồ Tây vẫn đang được gìn giữ. Quảng An cũng là một trong không nhiều phường trên địa bàn Hà Nội còn giữ được nếp sinh hoạt của Hội Nông dân và hoạt động của Hợp tác xã Nông nghiệp. Dù diện tích canh tác bị thu hẹp, nhường chỗ cho các công trình dân sinh thì nhiều người dân Quảng An vẫn bền bỉ giữ nghề. Không còn đất trong đê, thì chuyển dần sản xuất nông nghiệp ra ngoài bãi sông Hồng. Doanh thu của HTX Nông nghiệp và Kinh doanh dịch vụ Quảng An giữ ở mức ổn định, giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt khoảng 250 triệu đồng/ha.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Mạnh Trường cho biết thêm, một trong những nét văn hóa đặc sắc ở Quảng An hiện vẫn còn bảo tồn và phát triển là nghề ướp trà sen. Được sự ưu đãi của thiên nhiên, với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng đặc biệt, đất Quảng An trồng được giống sen quý – sen Bách Diệp. Để cho ra đời 1kg trà sen thượng hạng, cần tới 1.400 bông sen và cũng vì công phu nên thứ đặc sản này hiện được bán với giá 6 triệu đồng/kg. Dù giá cả bạc triệu, nhưng trà ở đây vẫn cứ đắt hàng, nhiều khách ở Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp… uống một lần rồi cứ nhớ đặt mua. Năm 2012 vừa qua, Trà sen Quảng An đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận Tinh hoa trà Việt. Trong thời gian tới, UBND phường Quảng An sẽ triển khai nhân rộng giống sen quý, giữ gìn hương vị đặc biệt này.
Bên cạnh đó, UBND phường cũng xây dựng phương án, đề xuất quỹ đất để phát triển và bảo tồn nghề trồng quất cảnh – cũng là một trong những điểm riêng biệt của ngôi làng cổ ven hồ Tây. Ông Lê Văn Hợp (77 tuổi) là một trong những hộ gia đình hiện nay đang gìn giữ và phát triển nghề trồng hoa cây cảnh, một trong những nghề truyền thống đặc sắc của Quảng An. Tại Quảng An từ nhiều năm nay cũng có nhiều hộ gia đình mạnh dạn đầu tư trồng hoa ly, thu nhập ổn định. Giống hoa ly được trồng ở ngoài bãi sông Hồng cho năng suất cao và đang được xem như một trong những giống cây hiệu quả cùng với loa kèn, cúc hay sen.
Yên Vân
Theo ANTD
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới
Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, công tác bảo vệ an ninh quốc gia cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức mới, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã có bài viết quan trọng nhấn mạnh: cần khẳng định, bảo vệ an ninh quốc gia là cuộc đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, là cuộc đấu tranh toàn diện nhằm làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên các lĩnh vực.
Tính chất căn bản của cuộc đấu tranh này là phức tạp, gay go, quyết liệt và lâu dài. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân làm nòng cốt. Báo An ninh Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết này.
CATP Hà Nôi diễn tập chống khủng bố
Từ khi giành được chính quyền đến nay, Đảng ta luôn coi trọng và quan tâm chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", coi đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị các khóa đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã từng bước thống nhất, nâng cao nhận thức, tập trung chỉ đạo và có nhiều giải pháp huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia.
Lực lượng Công an nhân dân đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia; làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước trong việc ban hành các chủ trương, giải pháp bảo vệ quốc gia và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả; tập trung giải quyết các vấn đề mới đặt ra về đảm bảo an ninh quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Không ngừng đổi mới tư duy cùng các biện pháp nghiệp vụ, sáng tạo trong tổ chức thực hiện, kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, tạo thế chủ động chiến lược trong phòng ngừa, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước.
Trong quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng Công an nhân dân đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt; tổ chức bộ máy của lực lượng Công an nhân dân ngày càng được củng cố, hoàn thiện; đội ngũ cán bộ, chiến sĩ công an không ngừng được rèn luyện về bản lĩnh chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, pháp luật, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong tình hình mới.
Tuy nhiên, công tác bảo vệ an ninh quốc gia còn một số mặt hạn chế, bất cập, đó là hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh quốc gia trên một số lĩnh vực chưa cao; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia chưa đồng bộ, thống nhất, thậm chí còn chồng chéo; tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước còn xảy ra ở nhiều cơ quan; việc giáo dục và tổ chức các biện pháp chủ động phòng ngừa bảo vệ an ninh chính trị nội bộ ở một số tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan nhà nước còn sơ hở, mất cảnh giác...
Thời gian tới, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, công tác bảo vệ an ninh quốc gia cũng đang đứng trước nhiều nguy cơ, thách thức mới. Các thế lực thù địch, phản động và số đối tượng cơ hội chính trị tiếp tục hoạt động chống phá công khai, quyết liệt, thâm độc và xảo quyệt hơn. Trước tác động của các thế lực thù địch và khó khăn của tình hình kinh tế - xã hội, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ sẽ diễn biến ngày càng phức tạp. Vấn đề phòng, chống khủng bố, gây rối an ninh, trật tự vẫn là những vấn đề nổi lên, cần được tập trung chủ động đối phó. An ninh tài chính, tiền tệ, đầu tư; an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn hóa, tư tưởng; an ninh trong tôn giáo, dân tộc và an ninh xã hội tiềm ẩn những yếu tố có thể gây mất ổn định về an ninh, trật tự. Các vấn đề an ninh phi truyền thống, nhất là tội phạm mạng, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm khủng bố đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ mất an ninh, an toàn thông tin, lộ lọt bí mật nhà nước sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không có giải pháp phòng, chống hữu hiệu.
Trước tình hình nêu trên, cần khẳng định, bảo vệ an ninh quốc gia là cuộc đấu tranh của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, là cuộc đấu tranh toàn diện nhằm làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trên các lĩnh vực. Tính chất căn bản của cuộc đấu tranh này là phức tạp, gay go, quyết liệt và lâu dài. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, của toàn dân, trong đó lực lượng Công an nhân dân làm nòng cốt, phối hợp chặt chẽ với Quân đội nhân dân và các cấp, các ngành trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Đây là quan điểm, tư tưởng cơ bản, xuyên suốt, là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh. Sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia nhằm tạo sự thống nhất về chính trị, tư tưởng trong Đảng, trong nhân dân, là nhân tố cốt lõi đảm bảo ổn định chính trị, xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia trong mọi tình huống.
Đi đôi với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, phải huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế, yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại trong bảo vệ an ninh quốc gia. Cấp ủy, chính quyền các cấp cần tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhận thức sâu sắc về công tác bảo vệ an ninh quốc gia. Đây là công tác có vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ, sự ổn định và phát triển đất nước; trên cơ sở đó, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót mà kẻ địch, các loại tội phạm đã và đang lợi dụng phá hoại.
Xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc gắn chặt với thế trận quốc phòng toàn dân ở từng khu vực và trên cả nước, nhất là ở địa bàn chiến lược, trọng điểm. Kết hợp chiến lược bảo vệ an ninh, trật tự với các chiến lược, chính sách về xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, đối ngoại. Tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở, xây dựng tổ chức Đảng và bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, gắn bó với nhân dân; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; chỉ đạo phát hiện kịp thời, xử lý công khai, nghiêm minh các vụ tiêu cực, tham nhũng; đảm bảo sự thống nhất, đoàn kết trong Đảng, xây dựng và củng cố lòng tin của quần chúng đối với Đảng. Chú trọng thực hiện tốt công tác tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho các tầng lớp nhân dân; đồng thời tích cực tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giúp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo; qua đó, góp phần tăng cường "thế trận lòng dân" vững chắc. Phát động sâu rộng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, huy động cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, an ninh, trật tự ngay từ cơ sở.
Quan tâm chỉ đạo thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an ninh quốc gia. Tăng cường công tác phối hợp với các bộ, ban, ngành, địa phương, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là với Quân đội nhân dân trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia. Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng trong phòng, chống khủng bố, gây rối, gây bạo loạn, ứng phó với các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự để bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện chính trị quan trọng, các mục tiêu bảo vệ.
Để phát huy vai trò nòng cốt trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, lực lượng Công an nhân dân phải thấu suốt tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ thị, nhất là trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Đảng, đó là: "Phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống". Lực lượng Công an nhân dân cần không ngừng đổi mới về nhận thức, tư duy, nghiệp vụ, đổi mới các chủ trương, giải pháp, lề lối và phương pháp làm việc; tăng cường công tác nắm, dự báo sát đúng tình hình, kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp đảm bảo an ninh quốc gia trong xu thế toàn cầu và hội nhập quốc tế. Chủ động phát hiện, phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Các cấp ủy Đảng trong Công an nhân dân cần xác định công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia; không ngừng phát huy vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện các mặt công tác công an; chăm lo xây dựng các tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, có sức chiến đấu cao; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào "Công an nhân dân học tập và thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy", Cuộc vận động "Công an nhân dân chấp hành nghiêm điều lệnh; xây dựng nếp sống văn hóa vì nhân dân phục vụ" và các phong trào thi đua "Vì an ninh Tổ quốc". Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, vững chắc về năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, Nhà nước và nhân dân; sẵn sàng hy sinh để bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự nghiệp đổi mới đất nước, bảo vệ nhân dân.
Đại tướng Trần Đại Quang
Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an
Theo ANTD
Bổ sung quy định về nghĩa vụ công an và nghĩa vụ xây dựng nền an ninh nhân dân Trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cần khẳng định rõ hơn trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, khơi dậy và phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, đây là cơ sở, điều kiện để xây...