Phương tiện bất chấp cảnh báo, cố tình vi phạm ATGT đường thủy
Nhiều phương tiện thủy di chuyển qua địa bàn TPHCM vẫn chưa ý thức đầy đủ việc đảm bảo an toàn với những tình huống mưa giông kéo đến bất chợt.
Những ngày qua, khu vực TPHCM thường có mưa to, gió lớn, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn trên sông. Trong khi đó nhiều phương tiện thủy di chuyển qua địa bàn vẫn chưa ý thức đầy đủ việc đảm bảo an toàn với những tình huống mưa giông kéo đến bất chợt.Trên tuyến sông Sài Gòn, mỗi ngày có hàng ngàn lượt tàu thuyền qua lại. Dù mùa mưa bão nhưng mật độ tàu thuyền di chuyển vẫn khá đông đúc.
Những phương tiện quá tải nguy cơ mất an toàn giao thông.
Qua ghi nhận của phóng viên VOV, chỉ trong vòng 2 giờ, trên tuyến sông này đoạn qua khu vực Quận 1, Quận 7 và huyện Nhà Bè, có hàng trăm lượt tàu thuyền chở hàng hóa từ các tỉnh miền Tây hoặc cảng Cái Mép ở tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về những cụm cảng ở trung tâm TP. Qua quan sát, dễ dàng nhận thấy phần lớn các phương tiện đều vi phạm an toàn giao thông đường thủy, nhất là tình trạng chở quá tải.
Kiểm tra của ngành chức năng cũng cho thấy, nhiều tàu chở container, chở cát đá, vật liệu xây dựng quá tải, không đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy, phao cứu sinh cũ kỹ không đảm bảo chất lượng… Dù biết nguy hiểm, nhưng những người điều khiển phương tiện vẫn bất chấp, phớt lờ sự cảnh báo. Rất nhiều phương tiện khi bị kiểm tra thì chỉ còn những biên bản xử phạt trước đó chứ không còn bất cứ giấy tờ nào vì đã bị lực lượng chức năng ở các địa phương thu giữ để xử lý. Sà lan tự hành LA- 05559 chuyên chở cát xây dựng là một trường hợp vi phạm điển hình.
Anh Trương Văn Bốn, người điều khiển phương tiện nói: “Dạo này cũng ế ẩm quá nên chở thêm kha khá chút, cũng biết nguy hiểm mua to gió lớn mà mình chở hơi khẳm. Hiện nhiều giấy tờ bị thu hết rồi, lúc đi trạm này giữ, đến trạm khác giữ nữa giờ không còn giấy tờ gì. Mình cũng biết sai sau thì rút kinh nghiệm lại.”
Do vi phạm chủ phương tiện bị lực lượng chức năng các tỉnh xử phạt nhiều biên bản và không còn bất cứ giấy tờ nào.
Qua kiểm tra đột xuất hàng chục phương tiện di chuyển qua khu vực TPHCM, lực lượng Cảnh sát Đường thủy, Công an TPHCM đã lập biên bản xử lý các chủ phương tiện, thuyền trưởng. Lực lượng này đồng thời cũng tổ chức tuyên truyền nhắc nhở đối với chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện, áp dụng biện pháp răn đe nếu tái phạm.
Video đang HOT
Ông Lê Đình Hùng, Chủ tàu Tàu Container Tuần Phong 05 cho biết: “Chúng tôi cũng có một số vi phạm, nên ngay sau chuyến này chúng tôi cam kết với bên CSGT thủy sẽ khắc phục luôn. Nói chung các cơ quan chức năng tuyên truyền cho chúng tôi hiểu thấy rất là đúng và chấp hành.”
Theo Phòng Cảnh sát Đường thủy, Công an TPHCM, mưa bão trên địa bàn diễn biến phức tạp. Sông Sài Gòn đoạn qua các quận trung tâm dù cách bờ biển Cần Giờ khoảng 80km nhưng những cơn giông lốc luôn xuất hiện bất ngờ. Nhiều khúc sông quanh co, có những khu vực có nhà cao tầng nên dễ xuất hiện lốc xoáy.
Sà lan quá tải bị cảnh sát đường thủy kiểm tra xử lý.
Do vậy, các phương tiện di chuyển qua địa bàn không chỉ riêng thuyền trưởng mà cần phải huy động tất cả thủy thủ tập trung cảnh giới, bật đèn để đảm bảo an toàn. Thiếu tá Lê Văn Hoàn, Đội trưởng thủy đội, Phòng Cảnh sát đường thủy, Công an TPHCM cho biết: thực tế vẫn còn một số phương tiện chưa chấp hành tốt vấn đề này, trong đó có phương tiện chở quá tải, quá khổ hoặc trong khi neo đậu chờ con nước thì thuyền trưởng và thủy thủ sử dụng rượu bia, dẫn đến tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Nhiều phương tiện cũng chưa đảm bảo các quy định an toàn về phòng cháy nổ, thiết bị cứu hộ trên tàu.
“Các phương tiện qua đây cơ bản chấp hành tốt giao thông thủy nội địa, tuy nhiên vẫn có những phương tiện chở quá tải, thực tế có nổi lên vấn đề như vậy. Các phương tiện đi từ miền Tây lên, qua nhiều tỉnh thành thì đã bị lập nhiều biên bản. Đặc thù tại TP phải đang tìm chỗ để tạm giữ phương tiện quá tải hoặc không có giấy tờ để họ thực hiện nghĩa vụ đóng phạt ở các tỉnh sau đó về đây TP sẽ ra quyết định phạt tiếp.”, Thiếu tá Lê Văn Hoàn chia sẻ.
Hiện Công an TPHCM tiếp tục tăng cường kiểm tra xử lý vi phạm, tuyên truyền cho thuyền trưởng, người điều điều khiển phương tiện chấp hành các quy tắc về an toàn giao thông đường thủy nội địa./.
Ông Lê Hoàng Châu: Thị trường bất động sản đang khởi sắc, sẽ bật mạnh trở lại nếu chính sách được tháo gỡ
Các chuyên gia, doanh nghiệp BĐS đều có chung dự báo khả năng phục hồi của thị trường sau thời điểm dịch sẽ mạnh mẽ trở lại khi đang có những nền tảng khá tốt ở thời điểm này.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM (HoREA) cho rằng, trong tháng 5/2020 thị trường BĐS đang bật dậy, tỉ lệ dự án đưa ra thị trường tăng lên, khoảng gần 6 lần, tỉ lệ tiêu thụ cũng tăng lên 15% so với tháng 4/2020. Dù mới được tháo gỡ về giãn cách ly xã hội mà thị trường BĐS đã quay trở lại tốt như vậy thì nếu được tháo gỡ về chính sách, thủ tục còn sẽ bật dậy mạnh mẽ hơn.
Theo ông Châu, hiện các NĐT đang quay trở lại để đón dòng vốn từ nước ngoài về. Mặc dù dòng vốn này ở thời điểm này còn hạn chế. Vị chuyên gia này chỉ ra những nền tảng tốt để thị trường BĐS Tp.HCM kì vọng sức đua trở lại trong thời gian tới. Trong đó hàng loạt dự án hạ tầng đã và đang được triển khai trong năm nay là điểm nhấn rõ nét nhất.
Cụ thể, triển khai đường vành đai 3, khép kín vành đai 2, đề xuất làm tuyến đường sắt chuyên chở hàng hóa từ ga Sóng Thần đến cảng Cái Mép, nối từ cảng Cát Lái qua KCN Tân Thuận...Hay, làm tuyến đường cao tốc từ ngã ba Biên Hòa (Đồng Nai) đi cảng Cái Mép; cao tốc từ ngã tư Dầu Giây đi Phan Thiết, lên sân bay Liên Khương (Lâm Đồng); rồi cầu Cát Lái từ Q.2 qua Nhơn Trạch, và dự kiến sẽ đầu tư một cây cầu từ Q.9 qua Nhơn Trạch...
Lượng khách quay lại thị trường tìm hiểu dự khả quan sau thời điểm dịch
Theo Chủ tịch HoREA đó là những yếu tố sẽ tác động rõ nét đến thị trường BĐS. Dù trải qua những khó khăn về nguồn cung, dịch bệnh, vị chuyên gia này khẳng định vẫn có niềm tin rất lớn rằng BĐS sẽ phục hồi trở lại nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu nhà ở còn rất lớn trên thị trường.
Về câu chuyện giá BĐS, liệu có sự kì vọng có đợt giảm giá BĐS sau thời điểm này, ông Châu BĐS khẳng định, không có chuyện giảm giá BĐS. Có chăng, giá BĐS chỉ giảm nhẹ trên thị trường thứ cấp do một số NĐT không chịu nỗi áp lực về dòng tiền. Còn riêng thị trường sơ cấp không giảm. Nếu NĐT nào mua được giá gốc mà doanh nghiệp bán ra vẫn hưởng mức lợi khá tốt. "Hiện nay các doanh nghiệp phát triển dự án cũng đã đưa ra mức lợi nhuận hợp lý thay vì siêu lợi nhuận như trước đây, chia sẻ lợi nhuận với NĐT thứ cấp, người mua ở...", ông Châu nhấn mạnh.
Còn theo ông Nguyễn Trọng Ninh, Cục trưởng Cục phát triển nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng cho hay, hiện nay rất nhiều chủ trương chính sách của Chính phủ, các ban ngành được ban hành để hỗ trợ cho thị trường BĐS nói riêng, nền kinh tế nói chung.
Cụ thể, Chính phủ đang sửa đổi, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết để hỗ trợ doanh nghiệp tham gia đầu tư vào phân khúc nhà ở xã hội. Khi nhà ở xã hội phát triển tốt sẽ hỗ trợ thị trường phát triển ổn định.
Tiếp theo, trong thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết khuyến khích nhà ở thương mại giá thấp. Nhà nước sẽ điều tiết bằng cách tăng ưu đãi cho những doanh nghiệp tham gia vào phân khúc căn hộ thương mại giá thấp diện tích dưới 75 m2, giá dưới 20 triệu đồng/m2. Dự kiến trong quý 3/2020 sẽ có dự thảo Nghị quyết trình Chính phủ.
Đồng thời, Bộ xây dựng tiếp tục rà soát để sửa đổi Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh BĐS góp phần giải quyết những khâu vướng mắc không đáng có trong quá trình đầu tư, phát triển dự án.
Theo ông Ninh, về Nghị định 100/2018/NĐ-CP liên quan đến BĐS, sắp tới, có 5 vấn đề lớn phải sửa đổi để trình Chính phủ xem xét: Điều chỉnh lại việc bố trí quỹ đất 20% phát triển nhà ở xã hội; các quy định liên quan đến lựa chọn, ưu đãi cho NĐT làm nhà ở xã hội; phương thức xác định giá, thẩm định giá; quản lý nguồn vốn ưu đãi, vốn vay; các thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ sẽ cắt giảm tinh gọn.
Còn theo hầu hết các doanh nghiệp BĐS, hiện nay lượng khách quay trở lại thị trường tìm hiểu dự án đã khá khả quan, thậm chí, ở một số phân khúc, sản phẩm vượt sự kì vọng của doanh nghiệp. Nếu những nút thắt về pháp lý được tháo gỡ thì nguồn cung ra thị trường sẽ dồi dào, người mua sẽ có nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Đầu tư giao thông liên kết 8 tỉnh, thành phía Nam Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nghiên cứu cơ chế đặc thù và gói hỗ trợ cho các vùng kinh tế trọng điểm, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Ngày 30-5, tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ, ngành đã làm việc với 8...