“Phương thuốc” đẩy lùi mệt mỏi
Mệt mỏi, căng thẳng là triệu chứng thường xảy ra đối với nhiều người trong cuộc sống bận rộn ngày nay, đặc biệt là những người lao động trí óc.
Stress là phản ứng của cơ thể trước bất cứ một yêu cầu, áp lực hay một yếu tố tác động nào đe dọa đến sự tồn tại lành mạnh của con người cả về thể chất lẫn tinh thần.
Lời khuyên sau đây của các chuyên gia sức khỏe Hoa Kỳ sẽ là “phương thuốc” hữu hiệu giúp bạn lấy lại trạng thái cân bằng.
Hít thở sâu
Thở sâu có thể làm chậm nhịp đập của tim, giảm sự ức chế thần kinh và giảm huyết áp. Hãy ngồi ở tư thế thoải mái, hoặc đi lại dọc hành lang công sở rồi thở sâu trong vài phút. Khi thở sâu, không khí vào đầy lồng ngực và khoang bụng, sau đó thở ra từ từ sẽ có tác dụng giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Là biện pháp lấy lại sự cân bằng cho cơ thể một cách khá hiệu quả. Khi ngồi thiền, người bạn ở tâm thế hoàn toàn thư thái, tĩnh lặng, thả lỏng toàn thân, và chỉ sau 10-15 phút bạn sẽ lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Nếu sau một ngày làm việc mệt mỏi, tối đến trước lúc đi ngủ, bạn có thể ngồi thiền khoảng 30 phút, rất có lợi cho sức khỏe.
Ngủ đủ
Giấc ngủ có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Sau những ngày làm việc căng thẳng, nếu có được giấc ngủ ngon bạn sẽ lấy lại sự cân bằng cơ thể, đầu óc bớt căng thẳng, tinh thần thư thái, ôn hòa hơn. Vì thế, không nên thức khuya và nên ngủ đủ mỗi ngày khoảng 7 tiếng. Nên nhớ, một giấc ngủ trưa, dù ngắn cũng mang lại sự cân bằng cho sức khỏe trong một ngày làm việc căng thẳng.
Video đang HOT
Nên nhớ, một giấc ngủ trưa, dù ngắn cũng mang lại sự cân bằng cho sức khỏe trong một ngày làm việc căng thẳng (Ảnh: Internet)
Không ăn quá no
Sau khi ăn, lượng máu trong cơ thể sẽ được huy động về hệ tiêu hóa, lúc này máu ở não rất ít, khiến con người chậm chạp, không muốn hoạt động và dễ buồn ngủ. Nếu ăn quá no, dạ dày phải làm việc nhiều, không tốt cho hệ tiêu hóa. Các chuyên gia sức khỏe khuyên mỗi người nên chia lượng thức ăn của mình trong một ngày ra làm 4 bữa thay vì 3 bữa, như vậy, đường huyết trong cơ thể bạn sẽ giữ được mức ổn định, đồng thời có lợi cho gan và dạ dày.
Thay đổi tư thế trong khi làm việc
Nếu bạn giữ nguyên một tư thế ngồi làm việc trong suốt 3-4 giờ liền chắc chắn bạn sẽ bị chồn chân, mỏi gối, đau lưng, cứng cổ, hoặc nhức mắt. Lời khuyên của các chuyên gia sức khoẻ là, cho dù bạn mê mải công việc đến mấy thì sau 2 giờ làm việc cũng nên đứng dậy, đi lại thư giãn trong phòng, thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng như vươn vai, duỗi tay, cúi người lên, xuống và hít thở đều. Như vậy, huyết khí trong người bạn sẽ được lưu thông và tinh thần cũng bớt căng thẳng.
Uống nước trái cây
Một ly nước cam vắt hay nước bưởi, nước nho, nước táo… sẽ bổ sung các vitamine và khoáng chất cần thiết giúp bạn giải toả mệt mỏi, căng thẳng đồng thời giúp não lấy lại sự cân bằng thư thái. Bởi thế, thay vì một cốc cà phê giữa buổi chiều làm việc, bạn nên sử dụng một ly nước trái cây bổ dưỡng.
Theo VNE
Mẹo cho người tham công tiếc việc
Nếu bạn nhận ra rằng công việc đang chiếm quá nhiều thời gian và sức lực của bạn thì hãy thử áp dụng những mẹo dưới đây để không trở thành "con sâu việc".
1. Luôn đặt ra ranh giới
Một trong những mẹo quan trọng nhất để không trở thành người "nghiện việc" đó là luôn đặt ranh giới rõ ràng. Hãy đảm bảo là bạn chỉ làm việc trong giờ mà thôi và không ở lại văn phòng quá muộn. Nếu làm việc ở nhà, hãy lập một kế hoạch hợp lý để bạn có thể thực hiện hàng ngày. Bạn có thể thay đổi kế hoạch nếu có vấn đề đột xuất, nhưng đừng biến điều này thành thói quen.
2. Ngủ đủ
Nếu bạn muốn làm việc hiệu quả thì hãy ngủ đủ. Đừng nghĩ rằng thức khuya có thể giúp bạn giải quyết nốt công việc. Nó chỉ khiến bạn rơi vào trạng thái bơ phờ vào ngày hôm sau. Ngủ ít nhất 7 giờ mỗi đêm là điều vô cùng quan trọng. Bạn sẽ thức dậy với tinh thần sảng khoái hơn, sáng tạo hơn và làm việc năng suất hơn.
3. Dành thời gian cho bạn bè
Ít nhất là hàng tuần, bạn hãy dành thời gian cho bạn bè để không biến mình thành con người chỉ biết đến công việc. Hãy đảm bảo xung quanh bạn luôn có những người hài hước và tràn đầy năng lượng. Bằng cách đó công việc đôi lúc sẽ không phải là gánh nặng trên vai bạn nữa. Bạn thậm chí sẽ vui vẻ trở lại làm việc sau khi được "xả stress" với bạn bè.
4. Theo đuổi một sở thích riêng
Hãy tìm một thú chơi mới không liên quan đến công việc để xả hơi sau những giờ lao động mệt mỏi. Nó sẽ giúp bạn cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng. Bạn có thể chọn bất kỳ một hoạt động nào phù hợp với sở thích. Và sẽ rất lý tưởng nếu đó là hoạt động mà bạn có thể tham gia cùng bạn bè hoặc gia đình.
5. Nghĩ đến sức khỏe bản thân
Làm việc quá nhiều thực sự không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người trong chúng ta, đặc biệt là những người có nhiều động cơ và tham vọng, có xu hướng không chú ý tới vấn đề này. Làm việc quá sức sẽ ảnh hưởng đến cơ thể bạn về cả thể chất và tinh thần. Vì vậy, hãy cố gắng làm việc một cách khoa học, chú ý tới những thứ bạn ăn uống và tập thể dục nhiều nhất có thể.
6. Hòa mình vào thiên nhiên
Dành thời gian đi dạo (dù là ít đi chăng nữa) sẽ làm giảm căng thẳng và giúp bạn xa rời những lo âu thường ngày. Bạn có thể đi bộ nửa giờ mỗi ngày và để ý tới cảnh vật xung quanh. Nếu có thể thì hãy đi picnic hoặc ngắm cảnh vào cuối tuần.
7. Ngắt internet
Nếu công việc không đòi hỏi bạn phải kết nối internet thì hãy ngắt internet để tăng sự tập trung. Bạn sẽ không bị phân tán bởi những lợi ích mà internet mang lại như kiểm tra hòm thư, kiểm tra nhiều tài khoản khác nhau trong các trang mạng xã hội như hiện nay. Bằng cách đó, bạn sẽ hoàn thành công việc sớm hơn và có nhiều thời gian hơn cho những điều tốt đẹp khác trong cuộc sống.
Theo TNO
Một vài tác dụng tuyệt vời của việc hít thở đúng Nếu bạn nghĩ rằng việc hít thở hàng ngày là điều đương nhiên, không cần học và chú ý thì bạn đã hoàn toàn sai lầm. Cách bạn hít thở cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Nếu mỗi ngày bạn tập luyện hít thở sâu từ 20 đến 30 phút thì sau 2-3 tháng, lượng serotonin - một chất được...