Phương thuốc “cây nhà lá vườn” giúp chữa cảm cúm, nghẹt mũi vừa ít tốn tiền vừa không gây tác dụng phụ
Thời tiết cuối năm nóng lạnh thất thường rất dễ khiến chúng ta mắc bệnh cảm cúm, đặc biệt là nghẹt mũi rất khó chịu. Dưới đây là những “tuyệt chiêu” giảm nghẹt mũi đơn giản mà hiệu quả khi thời tiết thay đổi ai cũng cần ghi nhớ.
Súc miệng nước muối khoáng
Súc miệng với nước muối khoáng chính là một trong những biện pháp khắc phục chứng chảy dịch mũi sau tại gia dễ dàng và rẻ tiền nhất.
Đơn giản bạn chỉ cần cho một chút muối pha loãng với nước ấm và súc miệng, bạn sẽ thấy được hiệu quả thần kì của nước muối trong việc đánh tan dịch nhầy ở cổ họng và làm dịu cơn ho. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy súc miệng với nước muối loãng ấm một vài lần trong ngày.
Lá húng quế
Bài thuốc đơn giản nhất để trị chứng nghẹt mũi là hãy nhai từ 2 – 4 lá húng quế, hoặc bạn cũng có thể uống trà húng quế vì thức uống này cũng mang lại lợi ích tương tự.
Hành tây và tỏi tía
Sử dụng hỗn hợp tỏi tía, hành tây, hành tím băm nhỏ rồi cho vào một chiếc khăn mỏng rồi đưa lên mũi ngửi cũng là cách giúp ngạt mũi nhanh hết hơn.
Hành ta
Loại rau gia vị rất quen thuộc trong mỗi bữa cơm của người Việt này cũng có tính sát khuẩn mạnh giúp trị cảm cúm rất hiệu quả. Bài thuốc chữa cảm cúm, nghẹt mũi đơn giản nhất từ hành là nấu cháo gạo tẻ, cho thêm vào thật nhiều hành và ăn lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm ra mồ hôi sau đó lau khô mình là được.
Chanh và mật ong
Video đang HOT
Chỉ cần dùng 1 thìa mật ong và vài giọt nước cốt chanh bỏ vào một cốc nước ấm, khuấy đều và uống hàng ngày. Đây là một cách giúp mũi họng khỏe mạnh và chống ho rất hiệu quả.
Để trị cảm cúm, nghẹt mũi, bạn chỉ cần cho vài lát gừng tươi cùng một ít đường phèn (hay ít mật ong) vào ấm nước đun sôi để ấm rồi uống. Chỉ cần uống nước gừng 3 lần/ngày sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, nghẹt mũi mà không cần dùng đến các loại thuốc kháng sinh.
Lá cúc tần
Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau, được dùng chữa cảm mạo, sốt không ra mồ hôi, cơ thể đau nhức. Chỉ cần dùng lá và cành non rửa sạch, sau đó đun lên lấy nước uống hoặc để xông. Những người bệnh cảm sốt không ra mồ hôi, nhức đầu có thể dùng 20g lá cúc tần tươi, 10g lá sả, 10g lá chanh rồi đem nấu với nước và uống khi còn nóng. Nhớ cho thêm nước vào phần bã và đun sôi rồi dùng để xông cho ra mồ hôi nhằm giúp giảm sốt, giải cảm.
Lá tía tô
Nếu bị cảm do mưa gió, thân thể đau mỏi, nhức đầu sổ mũi, nôn đầy bạn có thể dùng 15g lá tía tô, vỏ quýt, củ gấu (hương phụ), gừng tươi, 10g hành trắng cả cây xắt uống lúc thuốc còn nóng. Trong trường hợp mắc cảm lạnh hoặc cảm cúm không có mồ hôi và ho tức ngực, nôn đầy, bạn nên dùng 20g lá tía tô tươi giã nhỏ, thêm nước sôi, khuấy đều và gạn lấy nước uống khi còn ấm; hoặc bạn cũng có thể cắt nhỏ lá tía tô trộn với cháo nóng và ăn rồi nằm nghỉ cho ra mồ hôi.
Lá và vỏ quả bưởi
Vỏ quả bưởi chứa tinh dầu có vị cay, đắng, ngọt, tính ấm, có tác dụng trị ho, giải cảm tốt. Nếu ho có đờm, bạn có thể dùng vỏ bưởi đã cạo bỏ lớp ngoài, cắt thành từng khúc, nấu với nước sôi vài phút rồi vắt nước, ngâm trong đường một tuần. Sau đó lấy nước ngâm vỏ quả bưởi uống dần, dùng liền 5 ngày có thể thuyên giảm bệnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng là bưởi tươi kết hợp cùng một số loại lá có tinh dầu thơm như lá chanh, sả, hương nhu để nấu nước xông giúp giải cảm.
Theo phunutoday.vn
Khoa học "bật mí" lý do cơn cảm cúm của bạn nghiêm trọng hơn so với nhiều người khác
Theo một nghiên cứu mới, vi khuẩn sống trong mũi của bạn có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tồi tệ này.
Vi khuẩn sống trong mũi là nguyên nhân dẫn đến mức độ nguy hiểm của cơn cảm cúm
Nếu bạn là người có khả năng cảm nhận được cơn cảm cúm của mình thảm khốc hơn hẳn, tồi tệ hơn hẳn so với những người trong gia đình, bạn bè của mình thì giờ đây bạn đã có thể tìm được nguyên nhân đổ lỗi: vi khuẩn sống bên trong mũi của bạn.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Scientific Reports, các nhà nghiên cứu lấy mẫu vi khuẩn trong mũi từ 152 người để kiểm tra cộng đồng vi khuẩn sống trong mũi. Những người có mũi chứa nhiều loại vi khuẩn nhất định được cho là có triệu chứng tồi tệ hơn và nhiều virus hơn trong cơ thể sau khi mắc bệnh với rhinovirus, một nguyên nhân phổ biến của cảm cúm, cảm lạnh.
Những người có mũi chứa nhiều loại vi khuẩn nhất định được cho là có triệu chứng tồi tệ hơn và nhiều virus hơn trong cơ thể sau khi mắc bệnh với rhinovirus, một nguyên nhân phổ biến của cảm cúm, cảm lạnh.
Tác giả nghiên cứu Ronald B. Turner (Đại học Y khoa Virginia) cho biết: "Điều ngạc nhiên đầu tiên là bạn có thể xác định các nhóm virus phù hợp khác nhau trong mũi từng người, sau đó có một thực tế là chúng gây ra phản ứng với virus và mức độ bệnh cũng rất thú vị. Cụ thể là chúng ảnh hưởng đến số lượng virus bạn tiết ra trong dịch tiết mũi. Vì vậy, những vi sinh vật có sẵn trong mũi gây ảnh hưởng nhất định với việc phản ứng với virus và bạn bị bệnh như thế nào".
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có nhiều vi khuẩn Staphylococcus có triệu chứng nặng hơn so với những người có tụ cầu ít hơn (có thể gây nhiễm trùng da). Bác sĩ Turner nhấn mạnh, điều đó cho thấy không phải do tụ cầu khuẩn hay bất cứ vi khuẩn bình thường nào trong lỗ mũi bạn thực sự khiến bạn bị cảm lạnh.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có nhiều vi khuẩn Staphylococcus có triệu chứng nặng hơn so với những người có tụ cầu ít hơn.
Nếu vi khuẩn trong mũi có liên quan với các triệu chứng cảm lạnh, các nhà nghiên cứu sau đó muốn tìm hiểu xem nếu thay đổi nó với chế phẩm sinh học cũng có thể làm thay đổi các triệu chứng cảm lạnh hay không. Nhưng sau khi những người tham gia nghiên cứu đã uống bổ sung probiotic, các nhà nghiên cứu đã không nhận được bất kỳ thay đổi nào đối với các vi sinh vật trong mũi họ.
TS Turner nhận định, điều này thực sự không hề đơn giản. Các nghiên cứu trong tương lai có thể điều tra xem liệu thuốc kháng sinh liệu có tiêu diệt được vi khuẩn sống trong mũi, ngăn chặn các triệu chứng cảm lạnh hay không.
Bên cạnh đó, nếu bạn chỉ cảm thấy nghẹt mũi, cổ họng cào cào, đau nhức và chỉ muốn lăn ra giường, bạn có thể thoải mái không cần lo lắng quá. Hãy tập trung vào thói quen phòng chống cảm lạnh: Ngủ nhiều, ăn uống cân bằng với nhiều loại sản phẩm đầy màu sắc, và vận động cơ thể để tăng cường miễn dịch. Trong mùa cảm cúm và cảm lạnh, hãy chắc chắn rằng bạn luôn rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
Nếu bạn chỉ cảm thấy nghẹt mũi, cổ họng cào cào, đau nhức và chỉ muốn lăn ra giường, bạn có thể thoải mái không cần lo lắng quá.
Biến chứng cảm cúm, cảm lạnh có thể khiến bạn tử vong trong tích tắc không phải chuyện đùa
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), căn bệnh này có thể gặp ở mọi độ tuổi nhưng thường trở nên phổ biến hơn ở trẻ nhỏ, người già, người làm việc cường độ cao, người đang mắc phải một số bệnh mãn tính, khả năng chống chọi virus, vi khuẩn yếu kém hơn những người khác.
Nhóm bệnh nhân mắc cúm có diễn biến thất thường nhất, đáng lo ngại nhất là nhóm những người mắc bệnh mãn tính như bệnh tim mạch, bệnh về phổi, tắc nghẽn phổi mãn tính, hen phế quản, giãn phế quản...
Tiêm phòng cúm và ở nhà nếu bạn bị bệnh là 2 trong số những cách quan trọng nhất để giảm sự lây truyền.
Đặc biệt là nhóm bệnh nhân có vấn đề sẵn ở đường hô hấp, khi mắc cảm cúm, các triệu chứng của bệnh mãn tính càng được thể bùng phát và diễn biến nặng nề hơn, thậm chí là tử vong. Do đó, đừng bao giờ nghĩ chỉ một cơn cảm cúm xoàng thì chẳng có nghĩa lý gì với sức khỏe con người.ếu cảm thấy mệt mỏi quá mức so với bình thường, chuyên gia khuyên người dân nên nhập viện càng sớm càng tốt.
Tiêm phòng cúm và ở nhà nếu bạn bị bệnh là 2 trong số những cách quan trọng nhất để giảm sự lây truyền. Nhưng CDC nói rằng cũng rất quan trọng khi bạn rửa tay thường xuyên, che miệng khi ho hoặc hắt hơi và lau sạch các bề mặt có thể đã tiếp xúc với nhiễm khuẩn, vì vi trùng cúm có thể sống trên đó trong vòng 24 giờ.
Theo Helino
Phòng và điều trị bệnh viêm phổi cực hiệu quả bằng 10 bài thuốc dân gian Những bài thuốc trị viêm phổi dưới đây phù hợp với những người bị bệnh nhẹ hoặc mới có dấu hiệu viêm phổi. Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng cấp tính ở phổi do nhiều nguyên nhân gây ra, điển hình do vi rút hoặc vi khuẩn. Nhiễm trùng có thể lây lan từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp...