Phương Tây xem xét lệnh trừng phạt mới dành cho Nga
Các nước phương Tây cho biết họ đang xem xét một biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga, sau khi thất bại cáo buộc Nga làm gia tăng cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Pháp, Đức, Mỹ, Anh và Italy đã cáo buộc Nga không tôn trọng thỏa thuận giải giáp vũ khí lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine. Trước đó, Nga đã cho rằng phương Tây muốn thâu tóm Ukraine. Trong khi đó, Ukraina cảnh báo sẽ coi bất kỳ hành động nào của quân đội Nga vào lãnh thổ nước mình như một “cuộc xâm lược quân sự”.
Moscow có hàng chục ngàn quân đồn trú dọc theo biên giới với Ukraine và đội ngũ quân đội ly khai Nga đã chiếm giữ các tòa nhà chính trong hàng chục thị trấn ở phía đông, bất chấp chính quyền trung ương tại Kiev.
Một lực lượng vũ trang tại Ukraine
Một tuần trước, Ukraine và Nga ký một thỏa thuận tại Geneva kêu gọi quân đội ly khai rời khỏi cơ sở chính thức và cung cấp vũ khí cho họ. Hiệp ước bao gồm một lệnh ân xá cho những người đồng ý rút lui một cách hòa bình.
Trong một diễn biến khác hôm thứ Sáu, Bộ Nội vụ Ukraine đã nói đội ngũ ly khai vũ trang ở thành phố phía đông của Sloviansk đã bắt giữ một chiếc xe buýt chở các quan sát viên quốc tế đến từ Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE).
Video đang HOT
Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama đã thảo luận về tình hình ở Ukraine với Tổng thống Pháp Francois Hollande, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng của Anh và Italia vào hôm thứ sáu: “Các nhà lãnh đạo nhất trí hợp tác chặt chẽ với nhau, qua G7 và Liên minh châu Âu, phối hợp các bước bổ sung để áp đặt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga”.
“Các nước cũng đồng ý rằng Nga đã không đáp lại – bao gồm cả việc không công khai ủng hộ hiệp định Genève cũng như kêu gọi các nhóm chiến binh vũ trang hạ vũ khí của họ và rời khỏi tòa nhà chính phủ họ đã chiếm đóng. Tình hình quận sự tiếp tục leo thang, khi Nga tổ chức diễn tập quân sự trên biên giới của Ukraine”.
Trong tuyên bố của mình, Pháp cho rằng cuộc bầu cử tổng thống dự kiến được tổ chức tại Ukraine vào ngày 25 tháng 5, là vô cùng cần thiết để Ukraine quyết định tương lai của họ một cách minh bạch và tự do.
Thủ tướng Merkel trước đó cho biết bà đã nói chuyện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và bày tỏ sự không hài lòng của mình với sự thiếu cam kết của Nga để mang lại một con đường hòa bình với quân đội ly khai ở miền đông Ukraine.
Xếp hạng ngoại tệ của Nga đã bị cắt vào ngày thứ sáu khi cơ quan xếp hạng tín dụng Standard & Poor hạ một bậc trên bảng giá. Cơ quan cảnh báo rằng nó sẽ tiếp tục hạ hơn nữa nếu phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt chặt chẽ hơn để chống lại Moscow.
Trong khi đó, Ukraine đã thực hiện các cuộc tấn công quân sự để lấy lại các tòa nhà bị chiếm đóng bởi quân đội ly khai trong một số thị trấn phía đông. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov mô tả cuộc tấn công như một “tội ác đẫm máu”.
Thủ tướng Ukraina Arseniy Yatsenyuk cáo buộc Nga muốn “bắt đầu chiến tranh thế giới Ba” bằng cách chiếm Ukraine về quân sự và chính trị, từ tạo ra một cuộc xung đột có thể sẽ lây lan sang phần còn lại của châu Âu.
Theo ANTD
Biệt kích Pravyi sector "luồn" vào thành phố để đánh tập hậu?
Hôm 26-4, lực lượng tự vệ địa phương Slavyansk, miền Đông Ukraine đang bắt giữ một nhóm quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Lực lượng tại đây nghi ngờ có sự trà trộn của nhóm tình báo NATO cùng các thành viên của nhóm cực hữu Ukraine.
Trong số quan sát viên OSCE bị bắt tại Slaviansk, miền đông Ukraine, có 8 đại diện của OSCE và 4 thành viên lực lượng vũ trang Ukraine. Hiện nhóm người này đang bị giữ trong một tòa nhà nguyên của Cơ quan An ninh Quốc gia Ukraine (SBU) tại thành phố Slavyansk, giờ do lực lượng tự vệ ở đây kiểm soát.
Người đứng đầu lực lượng nổi dậy ông Denis Pushilin cáo buộc nhóm người này là "gián điệp của tổ chức NATO" và khẳng định "họ sẽ không được trả tự do, họ sẽ được sử dụng để trao đổi với nhóm tù nhân" của lực lượng này.
Ông Vyacheslav Ponomarev, thị trưởng nhân dân của Slaviansk cho biết trong số những người bị bắt giữ tại tỉnh Donetsk có các sĩ quan tình báo Đức, Đan Mạch, Bulgaria, Cộng hòa Séc và Ba Lan. Ông cho rằng những người này chỉ hành động núp dưới cái vỏ bọc thực hiện sứ mệnh OSCE.
Giải thích nhận định này, ông Ponomarev cho biết "ở những người này, ngoài số hiệu quân sự còn tìm thấy bản đồ đánh dấu tất cả các trạm kiểm soát. Đây là bằng chứng về hoạt động tình báo của họ dưới chiêu bài là sứ mệnh OSCE".
Sự kiện này có thể liên quan đến việc ngày hôm nay, lực lượng quân đội Ukraine đã phá hủy trạm kiểm soát ngoại vi thứ tư của lực lượng dân quân. Tuyên bố trên trang web của bộ nội vụ Ukraina cho biết,, đã có 3 trạm gác ở ngoại ô Slovyansk nối với các thành phố khác bị phá hủy trong giai đoạn trước đó.
Máy bay MiG- 29 của quân đội Ukraine trên bầu trời thành phố Kramatorsk vào hôm 16-4
Ngoài nhóm tình báo bị bắt giữ, lực lượng dân quân Slavyansk còn phát hiện các dấu hiệu cho thấy các thành viên của Tổ chức cực đoan khu vực cánh hữu đang tìm cách đột nhập thành phố nhằm thực hiện nhiệm vụ tấn công lực lượng dân quân từ phía sau, cũng như tổ chức khủng bố phá hoại các chủ thể do tổ chức dân quân nắm giữ.
Trước đó, ông Vyacheslav Ponomarev cũng cho biết "trong khu vực bị đơn vị quân đội Ukraine tạm chiếm có các nhóm chiến binh "Khu vực cánh hữu" được trang bị súng bắn tỉa và thiết bị quan sát đêm".
Hôm 24-4, quân đội Ukraine tiến sát tới ngoại ô Slavyansk nhưng không tấn công vào bên trong thành phố. Một số trường hợp thương vong của dân quân địa phương trong các vụ chạm súng lẻ tẻ đã xảy ra. Nhưng quân đội Ukraine dường như đang chờ đợi lực lượng đột nhập trong thành phố, rồi mới tiến hành "nội công, ngoại kích".
Với những diễn biến gần đây, tình hình chiến sự tại đây chắc chắn sẽ nổ ra quyết liệt.
Quan sát viên châu Âu thành lá chắn sống ở Ukraine Lực lượng thân Nga ở một thành phố miền đông Ukraine đang đòi đổi những quan sát viên châu Âu lấy những nhà hoạt động bị chính quyền Ukraine bắt giữ, trong một cuộc "trao đổi tù nhân". Một tay súng thân Nga tại một điểm kiểm soát ở ngoại ô Slavyansk, đông Ukraine. Ảnh: Reuters "Chính quyền Kiev có trong tay những...