Phương Tây tự dâng chiến thắng cho Tổng thống Putin
Mọi nỗ lực của các nước phương Tây nhằm gây áp lực về chính trị và kinh tế cho Nga đều đã thất bại. Không những thế, những nỗ lực đó còn giúp Tổng thống Vladimir Putin trở thành một nhà lãnh đạo thậm chí còn nổi tiếng hơn và được yêu mến hơn ở Nga. Đó là nhận định vừa được tạp chí Boulevard Voltaire của Pháp đưa ra.
Tổng thống Putin giữa cuộc diễu hành của Trung đoàn Bất tử
Trong suốt năm qua, nước Nga đã trải qua thời kỳ đầy khó khăn, thách thức khi phải đối mặt với sự cô lập về chính trị và ngoại giao cũng như sự vây ép về kinh tế từ phương Tây vì cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Tuy nhiên, cho đến “cuối ngày”, Nhà lãnh đạo Nga Putin đã nổi lên như một người chiến thắng giữa tất cả các đối thủ và thậm chí ông chủ điện Kremlin có lẽ nên cảm ơn phương Tây vì đã trao cho ông một cơ hội để củng cố sức mạnh cho đất nước mình, mở ra những “đại lộ” kinh tế mới và giúp ông đoàn kết người dân của mình dưới một tư tưởng quốc gia mới, tạp chí Boulevard Voltaire đã phân tích như vậy.
Sau cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn chính thức lật đổ chính quyền của Tổng thống Viktor Yanukovych hồi tháng 2 năm ngoái và sự bùng phát của cuộc nội chiến ở miền đôngUkraine, Nga đã có thể đưa bán đảo Crimea sáp nhập trở lại nước này. Người dân bán đảo Crimea không chấp nhận cuộc đảo chính bất hợp pháp ở Kiev và đã bỏ phiếu để tách ra khỏi Ukraine, quay trở lại với Liên bang Nga. Vì vậy, kết cục là Nga đã mở rộng được lãnh thổ của mình, tạp chí Boulevard Voltaire cho biết.
Mặc dù các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã làm tổn thương đến nền kinh tế của Nga nhưng những đòn trừng phạt đó lại buộc Nga phải xem lại các chính sách kinh tế, tìm kiếm các đối tác kinh doanh mới và phấn đấu tiến tới sự độc lập về kinh tế bằng cách phát triển những ngành công nghiệp trong nước. Con đường đó có thể dài và khó khăn nhưng kết quả cuối cùng của nó chắc chắn là xứng đáng để Nga nỗ lực.
Theo tạp chí của Pháp, sự cô lập của phương Tây đã tạo cho Nga một cơ hội để phát triển các mối quan hệ mới với những nước láng giềng ở phía Đông. Nga đã và đang theo đuổi rất nhiều thỏa thuận hợp tác về kinh tế, tài chính và quân sự với hai cường quốc lớn của khu vực Châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ trong năm qua. Ngược lại, ở bên kia, phương Tây đang bỏ qua rất nhiều cơ hội kinh tế lớn bằng cách biến Nga từ một đối tác tiềm năng trở thành một đối thủ.
Bằng cách từ chối lời mời đến tham dự lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng phát xít Đức hôm 9/5 mới đây, giới lãnh đạo phương Tây không chỉ xúc phạm cá nhân Tổng thống Putin mà cả toàn thể người dân Nga. Cuộc diễu hành của Trung đoàn Bất tử đã cho thấy một thực tế hết sức rõ ràng rằng, hầu hết người dân Nga ủng hộ và sẵn sàng tập hợp đằng sau Nhà lãnh đạo Putin của họ. Mọi người có thể không thích ông Joseph Stalin nhưng tất cả mọi người đều mang theo biểu tượng chiến thắng của Liên Xô trước phát xít Đức. Nỗ lực của phương Tây nhằm làm giảm vai trò của Hồng quân Liên Xô trong cuộc Chiến tranh Thế giới thứ II chắc chắn sẽ không nhân được sự ủng hộ của những người dân ở xứ sở Bạch Dương.
Nhờ vào các nỗ lực của phương Tây trong việc dồn ép, gây áp lực với Nga, Tổng thống Putin đã trở thành Nhà lãnh đạo không thể thay thế ở đất nước Nga – một đất nước luôn hãnh diện, tự hào về lịch sử và những giá trị của mình, tạp chí Boulevard Voltaire đã kết luận như vậy.
Video đang HOT
Nhờ phương Tây, tình yêu nước trào dâng trong lòng người dân Nga
Có một điều không thể phủ nhận, cuộc đối đầu với phương Tây hiện nay đã làm thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, niềm tự hào dân tộc của người dân Nga.
Trong một bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Obama đã liệt kê ra những mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh toàn cầu với dịchebola đứng đầu, sau đó là đến cái gọi là “sự xâm lược Châu Âu của Nga” rồi mới đến nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo. Ông Melikhov – một doanh nhân trung tuổi người Moscow, cho biết, chính giây phút diễn ra bài phát biểu của ông Obama là lúc trong ông trỗi dậy ý nghĩ về đất nước mình, về vị trí của đất nước Nga trên thế giới.
Ông Melikhov ủng hộ việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea giống như hầu hết người dân Nga khác. Cũng như vậy, ông Melikhov cho biết, ông tin rằng Tổng thống Putin đang bảo vệ các lợi ích tự nhiên của Nga khi hậu thuẫn cho lực lượng ly khai nói tiếng Nga ở miền đông Ukraine trong cuộc chiến với chính phủ chống Nga ở Kiev. Phát biểu của ông Obama khiến ông Melikhov choáng váng bởi nó cho thấy một khoảng cách rất xa giữa một bên là thực tế ông là người Nga với bên kia là cách phương Tây nhìn nhận Nga như thế nào. “Không chỉ mình tôi. Tất cả các đồng nghiệp của tôi đều kinh ngạc, choáng váng. Lãnh đạo của nước Mỹ lại đưa đất nước chúng tôi vào một danh sách đen có vị trí ngang bằng virus ebola và một tổ chức khủng bố. Đó là tất cả. Những tấm màn đã được dỡ xuống. Mỹ không phải là bạn. Bây giờ chỉ là “chúng tôi” và “họ”. Tôi cuối cùng cũng đã hiểu rõ hoàn toàn việc đó”.
(tổng hợp)Kiệt Linh
Theo_VnMedia
Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Trung Đông - châu Phi
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh với Trung Đông châu Phi là thực dụng về kinh tế, khó có thể hình thành quan hệ kiểu đồng minh chiến lược như của Mỹ thời gian tới.
Theo nguồn tin tại khu vực, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị có chuyến thăm chính thức Iran sau khi nước này đạt được thỏa thuận khung về vấn đề hạt nhân với các cường quốc thế giới vào ngày 2/4 vừa qua.
Trước đó, chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Trung Đông và Pakistan dự kiến trong tháng này đã phải tạm hoãn vì những bất ổn tại khu vực. Nhiều nhà phân tích cho rằng, bản chất của mối quan hệ giữa Bắc Kinh với các quốc gia Trung Đông - châu Phi là thực dụng về kinh tế, do đó khó có thể hình thành nên các mối quan hệ kiểu đồng minh chiến lược như của Mỹ trong thời gian tới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh: Tân Hoa xã)
Do sự tăng trưởng nhanh chóng trong nhập khẩu dầu khí, thương mại của Trung Quốc với Trung Đông đã tăng từ 20 tỷ USD của thập kỷ trước lên đến hơn 230 tỷ USD trong năm qua và dự kiến sẽ vượt ngưỡng 500 tỷ USD vào năm 2020. Hiện khoảng 1/3 lượng dầu của Trung Quốc được nhập từ các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Iran.
Với lợi ích như vậy, chìa khóa an ninh năng lượng của Bắc Kinh hiện nay là tăng cường sự hiện diện ở Trung Đông, trong đó tìm cách đẩy nhanh các cuộc đàm phán thương mại tự do với khối GCC nhằm cắt giảm chi phí nhập khẩu nhiên liệu.
Trong khi đó, châu Phi có vai trò đặc biệt đối với những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn dầu lửa từ Trung Đông. Được biết, hiện Trung Quốc cũng nhập 1/3 nhu cầu về dầu từ châu Phi. Các chuyên gia dự báo, nếu nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng, Bắc Kinh sẽ tăng lượng dầu nhập khẩu từ châu lục này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một chuyến thăm Tanzania
Chiến lược hướng Tây
Hia Tây, bao gồm: "con đường tơ lụa vành đai kinh tế" và "con đường tơ lụa hàng hảiện Bắc Kinh đã tạo ra hai khái niệm mới liên quan đến chiến lược mở rộng về phí". Trung Quốc mong muốn hình thành một mạng lưới phức tạp về giao thông đường sắt, đường bộ, mạng lưới thông tin liên lạc, các hiệp định thương mại, cảng biển, đường ống dẫn dầu nối giữa Đông và Tây Á. Một khi hoàn thành, chiến lược này sẽ giúp Trung Quốc có một ảnh hưởng mạnh mẽ ở Trung Á và Trung Đông. Tuy nhiên, để thực hiện, Trung Quốc sẽ phải mất rất nhiều năm xây dựng và tiêu tốn nhiều tỷ USD viện trợ và đầu tư.
Hợp tác mạnh về kinh tế nhưng mờ nhạt về chính trị
Chính sách của Trung Quốc hướng đến Trung Đông là tập trung phát triển các mối quan hệ kinh tế hiệu quả, đồng thời tránh những xung đột đang xảy ra ở khu vực. Để làm được điều này, Trung Quốc hợp tác với tất cả các quốc gia trong khu vực, nhưng không "can thiệp" vào các thể chế chính trị, tôn giáo khác biệt. Các quốc gia Arab với đa số theo dòng Hồi giáo Sunni và Iran theo dòng Shiite đều có mối quan hệ tốt với Trung Quốc.
Do vậy, gần như chắc chắn rằng, sau chuyến công du đến Iran, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm tất cả các quốc gia quan trọng trong khu vực để hoàn thành sứ mệnh ngoại giao toàn cầu của mình.
Do sự tăng trưởng nhanh chóng trong nhập khẩu dầu khí, thương mại của Trung Quốc với Trung Đông đã tăng trưởng nhanh chóng
Tuy nhiên, chính sách cân bằng của Trung Quốc tại khu vực đang trở nên khó khăn hơn, khi các quốc gia Arab không tỏ ra hài lòng trước việc Trung Quốc phủ quyết một Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc trong vấn đề Syria và mối quan hệ chặt chẽ của nước này với Israel.
Hướng đi nào tại khu vực
Tất cả các quốc gia Hồi giáo ở Trung Đông sẽ tiếp tục là đối tác quan trọng của Trung Quốc trong chiến lược "một vành đai, một con đường". Điều này phản ánh một thực tế quan trọng liên quan chiến lược mới của Bắc Kinh tại Trung Đông, đó là "tăng cường hợp tác, bất kể khác biệt về ý thức hệ". Mặc dù vậy, thời gian tới Trung Quốc sẽ phải đảm nhận trách nhiệm lớn hơn đối với sự ổn định tại khu vực này, đồng thời chi phí hỗ trợ hoặc góp phần bảo đảm an ninh có lẽ lớn hơn ngoài dự kiến.
Khi nhu cầu nhập khẩu năng lượng ngày càng tăng, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác với các quốc gia tại Trung Đông, châu Phi. Với chính sách thực dụng về kinh tế sẽ, rất khó để tin rằng Trung Quốc có thể hình thành được một liên minh chính trị, quân sự tại khu vực trong tương lai gần. Ngoài ra, hiện Bắc Kinh chưa có một đồng minh hoặc không quân và hải quân gần đó, nên sẽ khiến Mỹ và phương Tây giảm bớt mối lo ngại đối với các hoạt động mở rộng ảnh hưởng hiện nay của Trung Quốc tại khu vực, đặc biệt là về kinh tế./.
Hồng Quân
Theo_VOV
Nga hợp tác với Iran: Các nước phương Tây lo ngại Bên cạnh những lợi ích về kinh tế và thương mại, sự hợp tác của Nga và Iran vào thời điểm này cũng khiến các nước phương Tây phải "dè chừng". Nga ngày 13/4 quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán cho Iran hệ thống tên lửa phòng không S-300. Quyết định này không chỉ giúp tăng cường đáng kể khả năng quân...