Phương Tây tìm cớ, Syria sẵn sàng chiến tranh
Các quốc gia phương Tây đang cố tìm cơ sở pháp lý phát động chiến tranh ở Syria, trong khi người dân nước này hối hả chuẩn bị cho chiến tranh.
Ngày 28/8, người dân thủ đô Damascus của Syria đang hối hả sơ tán khỏi những khu vực được cho là mục tiêu tiềm năng trong khi các quan chức Mỹ vạch ra kế hoạch phát động cuộc không kích đa quốc gia kéo dài trong vài ngày nhắm vào nước này.
Các thanh sát viên vũ khí của Liên Hợp Quốc đã hoàn thành chuyến kiểm tra thực địa thứ hai của họ tới các khu vực ở ngoại ô Damascus do phe đối lập kiểm soát để tìm kiếm bằng chứng về một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Tuy nhiên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã kêu gọi các cường quốc thế giới đoàn kết lại và dành nhiều thời gian hơn cho các thanh sát viên hoàn thành công việc của mình.
Thanh sát viên vũ khí Liên Hợp Quốc ở Syria
Trong khi đó, Mỹ và các đồng minh ở châu Âu, Trung Đông đều cho biết họ đã “đưa ra quyết định” và Tổng thống Syria Assad phải chịu trừng phạt vì đã sử dụng các loại vũ khí bị cấm chống lại người dân.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy thời gian biểu cho một cuộc tấn công quân sự vào Syria có thể trở nên phức tạp hơn không chỉ vì các thanh sát viên Liên Hợp Quốc vẫn tiếp tục có mặt ở Syria mà các đồng minh của Mỹ cũng đang dần thay đổi thái độ trong khi các nghị sĩ Mỹ yêu cầu Tổng thống phải thông qua Quốc hội trước khi phát động tấn công.
Anh đã thể hiện sự lưỡng lự của mình trong việc tham gia vào vụ tấn công này khi Thủ tướng David Cameron cho biết hành động can thiệp quân sự vào Syria cần phải được đưa ra trước Hội đồng Bảo an, đồng thời Nghị viện Anh cũng sẽ phải bỏ phiếu 2 lần về vấn đề này dưới sức ép của dư luận trong nước và quốc tế.
Video đang HOT
Về phần mình, chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của đồng minh Nga mạnh mẽ lên tiếng bác bỏ các buộc này của phương Tây. Họ cho rằng chính những “kẻ khủng bố” trong lực lượng đối lập đã phát tán chất độc với sự tiếp tay của Mỹ, Anh và Pháp, đồng thời lên tiếng cảnh báo rằng nếu bị tấn công, đất nước này sẽ trở thành “nấm mồ cho những kẻ xâm lược”.
Các quan chức Syria cho hay phương Tây đang rơi vào cái bẫy của kẻ thù al Qaeda ở Syria. Chính sự xuất hiện của các chiến binh Hồi giáo cực đoan này ở Syria đã khiến phương Tây không dám cung cấp vũ khí cho phe đối lập, thế nhưng giờ đây chính phương Tây lại tuyên bố phải hành động để ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hóa học.
Ở thủ đô Damascus, người dân sinh sống gần các doanh trại quân đội và các cơ quan chính phủ đang gấp rút sơ tán đến nơi trú ẩn an toàn hơn. Người dân cũng đổ xô đến các cửa hàng, siêu thị để mua dự trữ đồ ăn, thực phẩm khô và đồ hộp. Nước đóng chai và ắc-quy cũng trở thành mặt hàng khan hiếm trong những ngày này ở thủ đô Syria.
Trong khi đó, Tổng thống Syria Assad cũng đã ra lệnh cho các cơ quan chính phủ và các đơn vị trọng yếu sơ tán để tránh đòn không kích hủy diệt của Mỹ và phương Tây. Cả đất nước Syria đang gồng mình chuẩn bị cho nguy cơ về một cuộc tấn công đang ngày càng hiển hiện trước mắt.
Theo khampha
Ngày mai, Mỹ có thể tấn công Syria
Các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết quân đội Mỹ đã sẵn sàng cho cuộc tấn công vào Syria nhiều khả năng sẽ được phát động vào ngày mai.
Ngày 27/8, các quan chức cấp cao của Mỹ cho biết cuộc tấn công Syria trong ba ngày của Mỹ bằng tên lửa có thể sẽ bắt đầu vào ngày thứ Năm với mục đích gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Tổng thống Syria Bashar al-Assad hơn là lật đổ ông này hoặc hủy diệt quân đội Syria.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã lên tiếng hưởng ứng những lời kêu gọi can thiệp quân sự đáp lại hành động được cho là sử dụng vũ khí hóa học của quân đội Syria chống lại phe đối lập hôm 21/8 bằng cách tuyên bố họ đã "rõ như ban ngày" rằng chính quyền của ông Assad đứng đằng sau vụ tấn công này và cộng đồng tình báo Mỹ sẽ đưa ra báo cáo chính thức ngay trong tuần này.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden còn đi xa hơn khi thẳng thừng tuyên bố trước các thính giả ở Houston: "Vũ khí hóa học đã được sử dụng."
Joe Biden: Syria đã sử dụng vũ khí hóa học
Ông Biden nói: "Không ai nghi ngờ rằng những con người vô tội đã trở thành nạn nhân của các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria, và chắc chắn kẻ phải chịu trách nhiệm cho hành động tàn ác này chính là chế độ Syria."
Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jay Carney cho biết Nhà Trắng không xem xét đến khả năng lật đổ Tổng thống Assad. Ông nói: "Những kế hoạch mà chúng tôi đang xem xét không phải là thay đổi chế độ. Đó là những kế hoạch nhằm đáp trả sự vi phạm trắng trợn các tiêu chuẩn quốc tế cấm sử dụng vũ khí hóa học."
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ John McCain, một tiếng nói có trọng lượng trong các vấn đề quân sự lại hối thúc Mỹ và đồng minh đi xa hơn bằng cách cung cấp vũ khí cho "lực lượng đối lập trên mặt đất".
Ông McCain tuyên bố: "Điều quan trọng trong tình hình này là cuộc tấn công này chỉ là một cuộc không kích trả đũa không có tác động lâu dài hay điều gì đó tạo ra bước ngoặt trong thế trận trên mặt đất ở Syria."
Các quan chức cấp cao của Mỹ cũng cho biết Bộ Quốc phòng nước này đã lên kế hoạch tấn công trong ba ngày, sau đó các chiến lược gia sẽ đánh giá và xác định những mục tiêu chưa đạt được cho các hành động tiếp theo.
Các cuộc tấn công bằng tên lửa của Mỹ chắc hẳn sẽ được phát động từ tàu khu trục hoặc tàu ngầm tại Địa Trung Hải. Trong những ngày gần đây, Mỹ đã điều động nhiều tàu khu trục tới gần bờ biển phía đông Syria, tuy nhiên đó hầu như chỉ là một động thái mang tính biểu tượng. Tên lửa Tomahawk của Mỹ có độ chính xác cao đến mức chúng có thể bắn vào từng cửa sổ của các tòa nhà, và chúng có thể bắn tới Syria từ khoảng cách xa hơn, chẳng hạn như ở Địa Trung Hải.
Mỹ có thể sẽ dùng tên lửa Tomahawk tấn công Syria
Các quan chức hải quân Mỹ cho biết 4 chiếc tàu khu trục đã sẵn sàng cho cuộc tấn công, đó là USS Barry, USS Mahan, USS Ramage và USS Gravely.
Hôm thứ Ba, chiếc tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường thứ năm là USS Stout cũng đã được điều đến Địa Trung Hải qua eo biển Gibraltar, tuy nhiên các quan chức hải quân nói rằng chiếc tàu này sẽ không tham gia vào các vụ tấn công tên lửa vì "bốn tàu khu trục trên đã có quá đủ tên lửa hành trình".
Ở Anh, Thủ tướng David Cameron cũng đã kêu gọi các nghị sĩ kết thúc sớm kỳ nghỉ để biểu quyết về hành động quân sự vào ngày thứ Năm, trong khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết quân đội Mỹ đã "sẵn sàng hành động".
Hôm thứ Hai, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã dùng những ngôn từ mạnh khi nói rằng vụ tấn công hóa học ở Syria là "điều ghê tởm về đạo đức" và cáo buộc chính quyền của ông Assad không những sử dụng vũ khí hóa học mà còn che đậy dấu vết, mặc dù nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết đến ngày thứ Tư họ mới đưa ra kết luận về vụ việc này.
Ở Cairo, Liên đoàn Arab tuyên bố ông Assad phải chịu trách nhiệm cho vụ tấn công này, trong khi Qatar và Saudi Arabia cùng nhiều nước khác chỉ trích việc sử dụng vũ khí hóa học.
Sự ủng hộ dù là hạn chế của Liên đoàn Arab sẽ tạo ra vỏ bọc ngoại giao quan trọng cho cuộc tấn công của phương Tây vào Syria khi hành động quân sự dựa vào Liên Hợp Quốc là không thể vì Nga chắc chắn sẽ phủ quyết.
Một số đồng minh của Mỹ, điển hình là Anh, đã đưa ra tín hiệu cho thấy một cuộc tấn công hạn chế sẽ được tiến hành mà không cần thông qua Hội đồng Bảo an. Tuy nhiên Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết đó sẽ là "sự vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế", và Trung Quốc cũng đã lên tiếng cảnh báo Mỹ phải kiềm chế "hành động can thiệp quân sự vội vàng".
Hội đồng Bảo an chưa quyết định tấn công Syria Đại sứ 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã kết thúc cuộc thảo luận về tình hình Syria vào đêm qua theo giờ Việt Nam nhưng không có dấu hiệu có thấy sẽ tấn công Syria trong một hai ngày tới. Các thành viên HĐBA tiếp tục bất đồng về nghị quyết đối với Syria. Các nguồn tin...