Phương Tây tìm cách tịch thu tài sản Nga để tái thiết Ukraine
Trong khi Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua luật sửa đổi về sử dụng một số tài sản bị tịch thu của Nga để hỗ trợ Ukraine, thì chính phủ Canada lần đầu tiên áp dụng luật mới để tịch thu tài sản của các cá nhân Nga trong “danh sách đen” trừng phạt theo lệnh của tòa án.
Cờ Nga bay trên trụ sở Ngân hàng Trung ướng Nga. Ảnh: EPA
Theo kênh truyền hình RT, Thượng viện Mỹ vừa “bật đèn xanh” cho phép chính quyền của Tổng thống Joe Biden tịch thu tài sản của các quan chức, doanh nhân và tổ chức Nga tại Mỹ, cũng như gửi số tiền thu được để tái thiết Ukraine. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Lindsey Graham cho biết luật thay đổi sẽ giúp Kiev có thêm hàng tỷ USD.
Việc sửa đổi do Thượng nghị sĩ Graham và Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Sheldon Whitehouse đề xuất. Sau khi nhận được 68 phiếu ủng hộ, 29 phiếu phản đối, luật sửa đổi này đã được bổ sung vào gói chi tiêu trị giá 1.700 tỷ USD.
Luật sửa đổi cho phép Bộ Tư pháp bán bớt tài sản của các nhà tài phiệt và các tổ chức Nga bị trừng phạt, từ đó có tiền giúp đỡ Ukraine. Luật chi tiêu dự kiến phải trải qua một cuộc bỏ phiếu khác tại Hạ viện, song được cho là sẽ được ủng hộ.
Theo số liệu từ Hội đồng tư vấn Atlantic, tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã trừng phạt 1.097 thực thể và 1.331 cá nhân Nga. Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản mà Mỹ thu giữ đối với những cá nhân này chưa được công bố.
Trong khi đó, theo tính toán của Điện Kremlin, Mỹ và các đồng minh đã đóng băng tài sản thuộc Ngân hàng Trung ương Nga có tổng trị giá khoảng 300 tỷ USD. Tổng gia trị tài sản các cá nhân Nga bị đóng băng tại các quốc gia thành viên EU hiện lên tới khoảng 20 tỷ USD. Song các quan chức Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vẫn chưa tìm ra cách hợp pháp nào để thu giữ những tài sản này, phần lớn được hình thành từ ngoại tệ.
Mới đây, chính phủ Canada tuyên bố dự định tịch thu tài sản của tỉ phú Nga Roman Abramovich. Đây là lần đầu tiên Canada sử dụng luật mới, có tên gọi “Luật các biện pháp kinh tế đặc biệt”, cho phép chính phủ tịch thu tài sản của các cá nhân trong “danh sách đen” trừng phạt theo lệnh của tòa án. Canada là quốc gia thuộc Nhóm các nước phát triển trên thế giới (G7) đầu tiên áp dụng luật này.
Canada dự định tịch thu 26 triệu USD từ công ty Granite Capital do tài phiệt Abramovich sở hữu và chuyển số tiền này để tái thiết Ukraine.
William Pellerin, một luật sư thương mại có trụ sở tại Ottawa của công ty McMillan LLP, cho biết nỗ lực của Canada nhằm tịch thu tài sản của một nhà tài phiệt Nga sẽ là một phép thử lớn về cách chính phủ liên bang cân bằng giữa các biện pháp trừng phạt và các quyền trong Hiến chương. Vụ việc có thể đặt ra nghi vấn về luật hiến pháp và quyền tài phán, đồng thời định hình những nỗ lực trong tương lai nhằm lấy tiền từ các cá nhân bị trừng phạt.
“Chuyện này chưa từng xảy ra trong bất kỳ quốc gia G7 nào cũng như Australia. Chúng ta thực sự dẫn đầu xu hướng này”, luật sư Pellerin nói.
Video đang HOT
Trong những tháng qua, EU tích cực thảo luận cách thu giữ tài sản của Nga ở nước ngoài một cách hợp pháp, bao gồm của nhà nước và tư nhân, đang bị đóng băng do lệnh trừng phạt.
Về mặt pháp lý, các quỹ đóng băng vẫn thuộc về Nga hoặc các công dân nước này. Để sử dụng những tài sản này, EU cần tìm cách tịch thu chúng. Tuy nhiên, ở hầu hết quốc gia thành viên EU, việc thu giữ tài sản bị đóng băng chỉ có thể thực hiện hợp pháp khi chủ tại sản đó bị kết án hình sự.
Bên cạnh đó, nhiều tài sản của công dân Nga bị trừng phạt được đăng ký dưới tên của các thành viên trong gia đình hoặc người đại diện.
Cuối tháng 11, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất tạo thành lập một cơ quan đặc biệt để quản lý các quỹ bị đóng băng của Nga.
Theo bà von der Leyen, sau khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ, các khoản tiền này có thể được sử dụng để đảm bảo rằng Nga bồi thường đầy đủ những thiệt hại đã gây ra cho Ukraine.
Để giúp việc thu giữ tài sản của các cá nhân Nga dễ dàng hơn, EU ngày 2/12 đã đưa ra một đạo luật xác định việc giúp Nga trốn tránh các lệnh trừng phạt sẽ bị coi là phạm tội theo luật của EU. Tuy nhiên, theo một quan chức EU giấu tên, nếu không có mối liên kết với việc phạm tội rõ ràng, thì sẽ không thể tịch thu tiền thuộc về một cá nhân.
Về phần mình, Nga chỉ trích mạnh mẽ việc các quốc gia phương Tây thu giữ tài sản của nước này. Chính quyền Moskva đã từng nhiều lần gọi ý định của EU nhằm tịch thu tài sản Nga là bất hợp pháp và cho rằng đó là hành vi trộm cắp.
Ngày 30/11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga, bà Maria Zakharova, đã cảnh báo nếu EU thực sự có việc tịch thu tài sản của công dân, doanh nghiệp, dự trữ nhà nước của Nga, Moskva chắc chắn sẽ có các biện pháp thích hợp.
Bà Zakharova cho biết các phản ứng của Nga sẽ phụ thuộc vào các những biện pháp hạn chế được áp đặt nhằm vào nước này.
Lý do giá khí đốt châu Âu giảm sâu và những cảnh báo quan trọng
Giá khí đốt chuẩn của châu Âu đã liên tục giảm trong vài tháng qua xuống gần mức trước xung đột Ukraine, nhưng liệu đà giảm này có bền vững?
Giá khí đốt giảm mạnh nhưng các chuyên gia cảnh báo châu Âu không thể chủ quan.
Châu Âu đã phải đối mặt với tình trạng thắt chặt nguồn cung năng lượng trong năm nay khi Nga cắt dòng khí đốt để đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Giá khí đốt tại châu lục từng vọt lên mức cao kỷ lục vào tháng 8 vừa qua. Hôm 22/8, giá khí đốt hợp đồng tương lai giao tháng 9tại trung tâm giao dịch Title Transfer Facility (TTF) ở Hà Lan tăng 14,6%, đứng ở mức 280,24 euro/ megawatt giờ (MWh). Trong khi cùng thời điểm đó vào năm ngoái, khí đốt được giao dịch dưới 27 euro/MWh.
Nhưng tại sao giá khí đốt gần đây lại đang lao dốc?
Theo hãng tin Reuters, bất chấp nguồn cung từ đường ống dẫn khí đốt của Nga đang cạn kiệt, giá khí đốt chuẩn châu Âu trong tháng trước của Hà Lan đã giảm 67% so với thời điểm đạt mức cao nhất mọi thời đại vào tháng 8, xuống khoảng 100 euro / MWh và ở mức thấp nhất kể từ giữa tháng 6. Mức giá này chỉ cao hơn 12,6% so với cùng thời điểm vào năm ngoái.
Mặc dù mùa tiêu thụ khí đốt Đông bắt đầu vào đầu tháng 10, khi nhu cầu sưởi ấm thường tăng cao, châu Âu lại đang trải qua thời tiết ôn hòa hơn bình thường trong năm, điều này đã giúp giảm nhu cầu.
Liên minh châu Âu nhìn chung cũng đạt được mục tiêu nạp đầy các địa điểm dự trữ khí đốt lên 80% trước kế hoạch cuối vào 1/11. Dữ liệu Cơ sở hạ tầng Khí đốt châu Âu (Gas Infrastructure Europe) cho thấy các kho chứa tại châu lục hiện đã đầy 93%, so với mức 77% vào cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó, nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và nguồn cung qua đường ống của Na Uy tăng mạnh. Tính đến tuần trước, nhập khẩu LNG vào châu Âu đạt tổng cộng 2,81 triệu tấn, theo Nikoline Bromander, một nhà phân tích tại công ty tư vấn Rystad Energy.
Thêm vào đó, sản lượng điện gió đạt mức khá cao, làm giảm nhu cầu về khí đốt từ các nhà máy điện. Ngoài ra, thỏa thuận hợp tác giữa các nước EU về giảm giá và tiêu dùng năng lượng cũng góp phần đẩy giá khí đốt giảm.
Theo các nhà phân tích, cuộc tranh luận của EU về các biện pháp kiềm chế chi phí nhiên liệu cũng đã gây áp lực lên giá. Trong số này phải kể đến cuộc tranh luận của các thành viên về áp đặt trần giá trên toàn EU và hạn chế biến động giá khí đốt trong ngày.
Biểu đồ giá khí đốt đã đi xuống từ tháng 9/2022. Nguồn: Bloomberg
Mức giá khí đốt thấp liệu có bền vững?
Câu trả lời phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ảnh hưởng tới nhu cầu, và một số yếu tố bất thường khác.
Các dự báo cho thấy châu Âu sẽ tiếp tục duy trì nền nhiệt độ ôn hòa =trong 2 tuần tới. Điều này sẽ làm chậm tốc độ rút khí đốt từ kho dự trữ.
Các dự báo dài hạn cho thấy phần lớn châu Âu sẽ có nhiệt độ ôn hòa hơn bình thường trong mùa Đông năm nay.
Sự khác biệt giữa mùa Đông lạnh khắc nghiệt và ôn hòa là khoảng 25 tỷ mét khối (bcm) khí đốt, tương đương 7-8% tổng nhu cầu khí đốt của EU - theo chuyên gia Bromander.
Tuy vậy các nhà phân tích đã cảnh báo châu Âu không thể chủ quan. "Sự cám dỗ ở châu Âu sẽ là thở phào nhẹ nhõm, thừa nhận những nỗ lực làm việc và những quyết định khó khăn về cung và cầu đã được thực hiện", ông Bromander nói.
Chuyên gia này cảnh báo, các yếu tố như nhu cầu cao hơn với LNG từ châu Á nếu lục địa này trải qua một mùa đông lạnh giá, cộng với bất kỳ sự chậm trễ nào gây ngừng cung cấp LNG hoặc sự cố mất điện lớn ở các cơ sở hạ tầng khí đốt, đều có thể ảnh hưởng đến giá cả.
Một số tàu chở LNG đang phải lượn vòng bên ngoài bờ biển Tây Ban Nha mà chưa thể dỡ hàng, cũng cho thấy châu Âu còn thiếu năng lực tiếp nhận khí hóa lỏng.
Ông Tom Marzec-Manser, trưởng bộ phận phân tích khí đốt tại ICIS, cho biết: "Chúng ta liệu đã ra khỏi khó khăn? Hoàn toàn không. Lúc này thời tiết ôn hòa, nhưng một đợt lạnh kéo dài có thể đẩy giá lên cao tới cuối mùa đông, thậm chí mùa đông của năm tới".
Giá bán lẻ năng lượng tới hộ gia đình và nhà máy có giảm?
Giá bán buôn thấp hơn không ngay lập tức chuyển thành giá bán lẻ thấp hơn cho người tiêu dùng.
Các nhà cung cấp năng lượng thường phòng ngừa hoặc mua trước nguồn điện họ cần cho khách hàng, thường là khoảng sáu tháng trước, nghĩa là thị trường bán buôn tăng hay giảm cần thời gian trễ trước khi có thay đổi tới hóa đơn thanh toán của người dân.
Để đối phó với giá năng lượng cao, một số ngành công nghiệp phụ thuộc vào khí đốt làm nguyên liệu thô như phân bón, gốm sứ, thủy tinh và xi măng, đã giảm sản lượng trong năm nay.
Các nhà phân tích tại công ty nghiên cứu ING Research cho biết: "Rủi ro với việc bán tháo trên thị trường khí đốt châu Âu là tiềm năng khiến nhu cầu bắt đầu tăng lên". Họ cho biết thêm rằng điều này sẽ khiến châu Âu ngày càng khó xây dựng lại mức dự trữ trong năm tới trước mùa Đông 2023-2024.
Iran sẵn lòng chia sẻ với Nga kinh nghiệm đối phó lệnh trừng phạt Iran bày tỏ mong muốn chia sẻ kinh nghiệm với Nga trong việc đối phó với các lệnh trừng phạt cũng như hợp tác trong các dự án năng lượng chung. Iran và Nga đều là mục tiêu trừng phạt của các nước phương Tây. Ảnh minh họa: Sputnik "Chiến lược chính mà chúng tôi dùng để giải quyết vấn đề trừng phạt...