Phương tây thừa nhận Mỹ sập bẫy tại Syria?
Giới phân tích chỉ ra rằng Nga không hề rút quân mà chỉ sắp xếp, điều chỉnh quân tại các vị trí
Nga đã lừa Mỹ ngoạn mục
Mới đây, trong một bài viết về sự kiện Nga tuyên bố rút quân khỏi Syria, hãng tin BBC của Anh đã khẳng định rằng, Moskva đã lừa Mỹ ngoạn mục khi tất cả các dấu hiệu đều cho thấy điện Kremlin không hề dừng các hoạt động quân sự tại đây.
BBC nhận định, lệnh ngừng bắn của Syria đã thất bại khi quân chính phủ dưới sự hậu thuẫn của Nga và đồng minh từ Iran đang chuẩn bị tấn công vào Aleppo. Tuần trước, Lầu Năm Góc cho biết, các lực lượng trung thành với chính phủ Assad đã bắt đầu tập trung lực lượng xung quanh Aleppo.
Nguồn tin cho rằng, với diễn biến hiện nay về hoạt động quân sự của Nga ở Syria, thì nhiều chuyên gia đã đúng khi cho rằng, Moskva không hề rút quân khỏi Damascus như tuyên bố trước đó.
“Việc Nga tuyên bố rút quân là một sự chuyển hướng trong chiến dịch, một lời tuyên bố về việc Nga đã hoàn thành ít nhất một phần nhiệm vụ của mình ở Syria. Đây cũng là bước giúp Nga bắt đầu một nỗ lực ngoại giao mới”, nguồn tin cho hay.
Truyền thông Anh khẳng định Nga đã lừa Mỹ một cách ngoạn mục
Cũng trong bài phân tích này, truyền thông Anh đã lý giải nguyên nhân tác động đến những quyết định của ông chủ điện Kremlin trong cuộc nội chiến kéo dài tại Trung Đông.
“Mặc dù Nga luôn công khai ủng hộ và muốn củng cố chính phủ Syria, nhưng nước này không muốn tham chiến lâu dài ở Syria. Do đó, chính sách của Nga đi theo nhiều hướng”, BBC tuyên bố.
Theo BBC, trong khi Moskva luôn khẳng định, mục tiêu chính của các cuộc không kích là nhằm vào tổ chức IS và nhóm khủng bố al-Nusra, thì Mỹ nhiều lần cho rằng, chiến dịch không quân của Nga nhằm chủ yếu vào các nhóm do phương Tây hậu thuẫn.
Tờ báo dẫn lời ông Michael Kofman, nhà phân tích về các hoạt động quân sự của Nga cho biết, khoảng một tuần trước khi tuyên bố rút quân, các cuộc không kích của Nga chuyển mục tiêu sang các vị trí của IS và xung quanh thành phố Palmyra.
“Nhờ việc đó, Nga đã tạo ra được bối cảnh, các cuộc không kích được tiến hành từ hồi tháng 9/2015 chỉ nhằm vào IS”, nguồn tin nhận định.
Video đang HOT
Nga chỉ sắp xếp, điều chỉnh lại quân tại Syria?
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên truyền thông phương Tây lên tiếng về việc mục đích thật sự khi Nga tuyên bố rút quân khỏi Syria vì đã đạt được các mục tiêu đề ra.
Giới phân tích cho rằng điện Kremlin đã đưa ra một chiến thuật khôn khéo khi chỉ sắp xếp, điều chỉnh lại quân tại các khu vực và phương Tây đã dễ dàng bị Moskva qua mặt.
Còn nhớ hôm 14/3, Tổng thống Putin đã đưa ra tuyên bố rút quân khỏi Syria sau khi đạt được các mục tiêu của nước này tại quốc gia Trung Đông.
Tuy nhiên, điện Kremlin lại không hề nói rõ rút bao nhiêu, rút những vũ khí gì và thời hạn để Moskva đưa lực lượng của mình ra khỏi Syria.
Thậm chí, Nga vẫn duy trì 2 tiểu đoàn ở Syria, với tổng cộng 800 lính để bảo vệ 2 căn cứ quân cảng Tartus và căn cứ không quân Hmeymim ở Latakia của Syria.
Ngoài ra, cũng có 200 nhân sự là lực lượng phi chiến đấu và hỗ trợ khác. Moskva khẳng định tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám và lực lượng cố vấn cho quân đội Syria cũng sẽ được duy trì.
Nga không hề rút quân tại Syria mà chỉ điều chỉnh, sắp xếp lại các vị trí.
Ngày 18/3, Tướng Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân Nga tuyên bố rằng các chiến dịch quân sự của Nga nhằm chống lại tổ chức khủng bố IS ở Damascus sẽ vẫn được tiếp tục ngay cả khi quân đội nước này rút bớt quân về nước.
“Chúng tôi (Nga) hiểu thấu người dân Syria đang rất quan ngại khi Nga rút quân bị về nước nhưng quân đội Nga sẽ không dừng các chiến dịch quân sự chống lại khủng bố IS ở Syria.
Nga hiện có đủ số máy bay chiến đấu để giám sát không phận Syria cũng như đảm bảo rằng lệnh ngừng bắn tại đất nước này sẽ được thực hiện một cách đúng đắn”, Tướng Gerasimov khẳng định.
Một ngày sau tuyên bố của vị tướng người Nga, Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết các máy bay chiến đấu của Moskva đã tiến hành khoảng 70 vụ không kích ở trong và xung quanh thành phố cổ Palmyra của Syria với sự tham gia của ngày càng nhiều trực thăng tấn công hiện đại nhất của Nga như Ka-52 và Mi-28N.
Những ngày sau đó, cùng với quân chính phủ Assad, điện Kremlin không ngừng gia tăng quyền kiểm soát của mình tại vị trí chiến lược này.
Ngày 26/3, Bộ Quốc phòng Nga thông báo không quân nước này đã thực hiện 40 lượt không kích gần Palmyra, nhắm trúng 158 mục tiêu và tiêu diệt hơn 100 tay súng IS. Sau nỗ lực này, phiến quân IS đã bị đánh bật ra khỏi các vị trí quan trọng và quyền kiểm soát thành phố cổ này rơi vào tay Nga và quân chính phủ.
Theo_Báo Đất Việt
Vì sao Mỹ hoãn rút quân khỏi Afghanistan?
Ngày 15/10, Tổng thống Barack Obama thông báo kế hoạch Mỹ hoãn rút quân khỏi Afghanistan.
Tổng thống Barack Obama thông báo kế hoạch Mỹ hoãn rút quân khỏi Afghanistan. Theo đó,ông chủ Nhà Trắng quyết định duy trì binh sĩ tại Afghanistan cho đến năm 2017. Các nhà hoạch định chính sách lo ngại rằng Afghanistan sẽ chịu số phận giống Iraq nếu Mỹ rút quân khỏi đất nước này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Vào cuối tháng 5/2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra thời gian dự kiến rút quân khỏi Afghanistan. Cụ thể, gần như toàn bộ binh sĩ Mỹ dự kiến sẽ rút khỏi Afghanistan vào thời điểm cuối năm 2016 khi ông chủ Nhà Trắng miễn nhiệm và chỉ giữ lại không quá 1.000 người làm việc trong văn phòng an ninh tại Kabul.
Hai tuần sau thông báo của Tổng thống Obama, Iraq gần như sụp đổ. Lực lượng an ninh nước này bỏ chạy khi đối diện với phiến quân IS. Sau đó, Washington can thiệp vào Iraq bằng các cuộc không kích, ngăn chặn các chiến binh khủng bố tiến tới Baghdad.
"Dư luận cho rằng, cuộc xâm lược Iraq (năm 2003) là một hành động sai lầm. Nhưng sau hành động xâm lược Iraq, tạo ra một mớ hỗn độn, gây bất ổn khu vực sự cực đoan gia tăng, sẽ là sai lầm khi bỏ đi. Chiến tranh chưa kết thúc vì bạn nói đã kết thúc", DW dẫn lời Dobbins - người từng là Đặc phái viên của Mỹ tại Afghanistan và Pakistan.
Dobbins và những người khác ở Mỹ lo ngại rằng, Afghanistan có thể đối mặt với số phận tương tự như Iraq nếu Washington sớm rút quân khỏi đất nước này. Hồi cuối tháng 9, lực lượng Afghanistan đã để thành phố Kunduz lần đầu tiên rơi vào tay phiến quân Taliban.
Cuối cùng, quân đội Afghanistan đã giành lại quyền kiểm soát thành phố này với sự hỗ trợ của các cố vấn và những cuộc không kích của Mỹ. Tuy nhiên, Washington đã thực hiện một cuộc không kích nhầm vào bệnh viện của tổ chức Bác sĩ không biên giới tại Aghanistan đã khiến 22 người thiệt mạng và 37 người khác bị thương.
"Nhà nước Hồi giáo" tại Afghanistan
Tổng thống Barack Obama công bố kế hoạch duy trì hơn 5.000 binh sĩ trên lãnh thổ Afghanistan lâu hơn so với kế hoạch rút binh sĩ cuối cùng về nước vào năm 2016.
Theo đó, gần 10.000 binh sĩ Mỹ vẫn ở lại Afghanistan trong năm 2016. Số quân Mỹ đóng ở Afghanistan sẽ giảm xuống 5.500 người vào tháng 1/2017 khi Tổng thống Obama rời nhiệm sở.
"Những gì ông ấy đang làm là để ngỏ khả năng duy trì binh sĩ hoặc rút quân,... cho người kế nhiệm", Scott Smith - giám đốc chương trình Afghanistan và Trung Á tại Viện Hòa bình Mỹ - nhận định.
Binh sĩ Mỹ tại Iraq.
Theo Thomas Johnson - chuyên gia nghiên cứu về cuộc chiến tại Afghansitan của Trường Hải quân Mỹ, mối đe dọa của "Nhà nước Hồi giáo" đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người Washington về sự hiện diện của binh sĩ Mỹ tại Afghanistan. Liên Hợp Quốc dẫn nguồn tin từ chính phủ Afghanistan hồi tháng 9 cho biết, phiến quân IS đang có mặt tại 25 trong tổng số 34 tỉnh của Afghanistan.
"Nhóm chiến binh IS khá phức tạp và chúng đang để mắt tới Trung Á. Nhiều nghị sĩ quốc hội nói rằng, họ không thể để những gì đã xảy ra tại Iraq tái diễn ở Afghanistan", Johnson cho biết.
Nhiệm vụ bất khả thi?
Johnson nói tiếp, số lượng binh sĩ mà Nhà Trắng quyết định duy trì ở Afghanistan là chưa đủ. Trong đó, đa số lính Mỹ tập trung vào việc đào tạo lực lượng an ninh Afghanistan.
"Sẽ không thể cải thiện bộ máy an ninh quốc gia Afghanistan mà chúng ta đã cố gắng đào tạo trong 14 năm bởi nhiều vấn đề lớn với họ còn tồn tại", Johnson nói.
Theo Johnson, thay vào đó, binh sĩ Mỹ nên tập trung cho chiến dịch chống khủng bố, nhất là nhổ tận gốc phiến quân IS. Có thể, Mỹ sẽ không triển khai thêm lực lượng tại Afghanistan.
"Afghanistan là một cuộc chiến không thể giành thắng lợi. Chúng ta đã tiêu tốn gần một nghìn tỷ USD, hy sinh 2.500 người nhưng quốc gia Châu Á này vẫn còn bất ổn", Johnson kết luận.
Thiên An (Theo DW)
Theo kienthuc
Iran bất ngờ ra tuyên bố đầy thách thức Không quốc gia nào có thể cản trở nỗ lực tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của Iran. Đó là tuyên bố vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Iran ông Hossein Dehghan đưa ra hôm qua (27/4) tại Hội nghị An ninh Quốc tế Moscow. "Iran với mục đích theo đuổi các mục tiêu và gìn giữ các lợi ích an...