Phương Tây siết chặt “thòng lọng” quanh Tổng thống Syria
Môt liên minh gồm hơn 70 nước trong đó có Mỹ hôm qua (1/4) đã ra tối hậu thư cho Tổng thống Syria Bashar al-Assad đồng thời siết chặt hơn chiếc “thòng lọng” quanh cổ của ông này.
Các nước phương Tây và Ả-rập tham gia cuộc họp “Bạn bè của Syria” ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ ngày hôm qua, đã cảnh báo ông Assad không được trì hoãn việc thực hiện kế hoạch hòa bình 6 điểm của cựu Tổng thứ ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan nếu không họ sẽ ủng hộ người dân Syria tự đứng lên bảo vệ mình.
Phương Tây kêu gọi Liên Hợp Quốc hành động để ngăn chặn bạo lực ở Syria đồng thời đưa ra một hạn định về việc thực hiện kế hoạch hòa bình mà Tổng thống Assad buộc phải tuân theo.
Trong tuyên bố bế mạc hội nghị “Bạn bè của Syria”, các nước phương Tây và Ả-rập cũng kêu gọi phái viên Kofi Annan “vạch ra lịch trình những bước tiếp theo, trong đó có việc đưa vấn đề Syria trở lại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu bạo lực vẫn tiếp diễn” ở đất nước Trung Đông này.
“Chính quyền Syria sẽ được đánh giá qua hành động chứ không phải những lời cam kết. Cơ hội cho chính quyền này thực hiện cam kết với kế hoạch của ông Annan không phải được bỏ ngỏ mãi”, tuyên bố trên cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, hồi tuần trước, Tổng thống Assad tuyên bố ông chấp nhận kế hoạch hòa bình do cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Annan đưa ra. Kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan gồm có việc kêu gọi Tổng thổng Assad rút quân; ngừng sử dụng vũ khí hạng nặng ở các thành phố nổi dậy; thực hiện mỗi ngày tạm ngừng các hành động thù địch trong 2 giờ đồng hồ cho những hoạt động viện trợ nhân đạo được thực hiện; cho phép tiếp cận mọi khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột; thực hiện một lệnh ngừng bắn có sự giám sát của Liên Hợp Quốc; và phóng thích những tù nhân bị bắt giữ trong cuộc nổi dậy chống chính quyền trong một năm qua.
Tuy nhiên, trong những ngày qua, các cuộc xung đột giữa quân chính phủ và phe nổi dậy Syria vẫn tiếp diễn. Chính quyền của Tổng thống Assad tuyên bố đã đánh bại hoàn toàn phe nổi dậy và từ chối rút quân trước theo yêu cầu của phái viên Annan. Chính phủ Syria cho biết họ sẽ chỉ rút quân ra khỏi các thành phố lớn khi những nơi này đã an toàn và ổn định trở lại.
Ngoại trưởng Mỹ đã lên tiếng chỉ trích ông Assad về việc không thực hiện kế hoạch hòa bình của ông Annan. “Gần một tuần đã trôi qua và chúng tôi phải rút ra kết luận rằng, chính quyền Syria đang làm dài thêm danh sách thất hứa của mình. Không có thời gian cho sự giải thích hay trì hoãn. Đây chính là sự thật”, bà Hillary Clinton phát biểu. Theo nữ Ngoại trưởng Mỹ, Tổng thống Assad thật là “sai lầm” khi nghĩ có thể đánh bại được phe nổi dậy và ông này sớm muộn cũng sẽ “phải ra đi”.
Các nước phương Tây và Ả-rập đang siết chặt vòng vây hơn nữa xung quanh chính quyền của Tổng thống Assad bằng cam kết sẽ cấp hàng triệu USD và thiết bị liên lạc cho phe nổi dậy Syria. Đây là dấu hiệu cho thấy Mỹ và phương Tây bắt đầu can thiệp sâu hơn vào cuộc xung đột ở Syria với lý do họ tin là các biện pháp trừng phạt và ngoại giao không thể giải quyết được tình hình ở Syria.
“Chúng tôi sẽ không để cho chính quyền Syria lãng phí một cơ hội nữa. Đó sẽ là cơ hội cuối cùng cho Syria”, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã phát biểu như vậy tại hội nghị mà họ đứng ra làm nước chủ nhà.
Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo, thế giới sẽ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc công nhận quyền của người Syria trong việc cầm vũ khí đứng lên bảo vệ mình nếu Liên Hợp Quốc không thể làm gì được.
Ngoài việc cấp tiền và trang thiết bị liên lạc, các nước tham dự hội nghị còn công nhận phe nổi dậy Syria – Hội đồng Quốc gia Syria (SNC) là “đại diện hợp pháp” của tất cả người dân Syria”. Người đứng đầu SNC – ông Burhan Ghalioun cho rằng, sự công nhận của 70 nước phương Tây và Ả-rập có nghĩa là “chính phủ Syria bây giờ đã trở thành lực lượng bất hợp pháp”.
Sự chuyển hướng của phương Tây và các nước Ả-rập trong việc giải quyết vấn đề Syria theo hướng can thiệp sâu hơn vào đây nhằm làm thay đổi cán cân quân sự ở đất nước Trung Đông đã gây ra những nguy cơ mang tầm khu vực. Cuộc khủng hoảng Syria đang ngày càng giống với một cuộc xung đột có thể làm trầm trọng thêm sự căng thẳng giữa các sắc tộc trong khu vực.
Tuy nhiên, sự ủng hộ trên của các nước phương Tây và Ả-rập đối với phe nổi dậy Syria vẫn chưa làm cho lực lượng này hài lòng. Một chiến binh nổi dậy hàng đầu Syria chỉ trích hội nghị này đã né tránh lời kêu gọi cấp vũ khí cho họ, nói rằng những cuộc họp như thế sẽ chỉ “kéo dài” thời gian sống sót của chính quyền Tổng thống Assad.
Chính quyền Syria ở Damascus đã chỉ trích gay gắt hội nghị của các nước phương Tây và Ả-rập. “Chỉ có những ai ngây thơ, muốn nhìn mọi việc qua con mắt của người Mỹ mới tin rằng đây là một cuộc họp giữa những bạn bè của người dân Syria”, tờ Al-Baath – cơ quan ngôn luận của chính quyền ông Assad, đã bình luận như vậy.
Cựu Tổng thư ký Liên Hợp Hợp Quốc cũng là phái viên của Liên Hợp Quốc và Liên đoàn Ả-rập về vấn đề Syria – ông Kofi Annan không tham dự hội nghị ở Istanbul. Cả Nga và Trung Quốc – hai nước ủng hộ giải quyết cuộc khủng hoảng Syria bằng biện pháp ngoại giao, cũng tẩy chay hội nghị “Bạn bè của Syria”.
Theo VNMEdia
Đặc phái viên Annan kêu gọi Syria ngừng bắn ngay
Ngày 30/3, Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc (LHQ) và Liên đoàn Arập (AL) về Syria, ông Kofi Annan, đã kêu gọi Tổng thống Syria Bashar al-Assad thực thi ngay lập tức một lệnh ngừng bắn trong bối cảnh bạo lực vẫn diễn ra ngay cả sau khi Damascus cho biết đã chấp thuận kế hoạch hòa bình 6 điểm mà ông Annan đề xuất.
Kế hoạch bao gồm cam kết chấm dứt bạo lực, cho phép hỗ trợ nhân đạo và cho phép biểu tình hòa bình.
Người phát ngôn của cựu Tổng Thư ký LHQ này nói rằng ông Annan hy vọng kế hoạch hòa bình được thực thi ngay lập tức: "Rõ ràng, chúng tôi không thấy tình trạng bạo lực ngừng lại và đó là quan ngại lớn của chúng tôi."
Người phát ngôn này nhấn mạnh "thời hạn chót" để chính quyền Syria chấm dứt mọi bạo lực là "ngay lúc này".
Người phát ngôn của ông Annan không cho biết bước đi kế tiếp nếu bạo lực ở Syria vẫn tiếp diễn nhưng cũng nói rằng ông Annan dự kiến có báo cáo ngắn trước Hội đồng bảo an LHQ trong ngày 2/4. Ông Annan cũng đang nỗ lực thuyết phục phe đối lập tại Syria "hạ vũ khí và bắt đầu đối thoại."
Trong khi đó, ngày 30/3, nhiều người biểu tình xuống đường ở các thành phố chỉ trích sự ì trệ của các chính phủ Arập trong việc tìm giải pháp chấm dứt cuộc khủng hoảng đẫm máu tại Syria mà theo LHQ đã làm hơn 9.000 người thiệt mạng kể từ tháng 3 năm ngoái.
Hoạt động này diễn ra sau khi nhóm hoạt động trên Internet "Cách mạng Syria 2011" kêu gọi mọi người xuống đường sau buổi cầu nguyện trong ngày. Theo các nhà hoạt động, ít nhất 11 người thiệt mạng vì bạo lực tại Syria trong ngày 30/3, phần lớn là dân thường./.
Theo TTXVN
Lãnh đạo đảo chính Mali đối mặt với tối hậu thư Các nước Tây Phi đã cho lãnh đạo nhóm đảo chính ở Mali 72 giờ để trao trả lại quyền lực nếu không sẽ bị trừng phạt. Người ủng hộ nhóm đảo chính ở Mali. Ecowas, tổ chức đại điện cho các quốc gia Tây Phi, cho biết các biện pháp trừng phạt sẽ bao gồm đóng cửa tất cả các cửa khẩu...