Phương Tây rút ra 3 bài học kinh nghiệm từ xung đột Nga – Ukraine
Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã và đang để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc về nguyên tắc chiến tranh trong nhiều thập kỷ tới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh minh họa: AP
Tạp chí Economist (Anh) nhận định, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine báo hiệu sự ra đời của một kỷ nguyên mới chiến tranh công nghệ cao, và đưa ra 3 bài học kinh nghiệm về nguyên tắc chiến tranh trong nhiều thập kỷ tới.
Bài học đầu tiên là cuộc chiến đang trở nên minh bạch, ngày càng khó che giấu thông tin chiến sự và kết quả của các trận chiến sẽ ngày càng phụ thuộc vào thông tin tình báo.
“Các ưu tiên sẽ là cần phát hiện kẻ thù trước khi họ phát hiện ra bạn; làm mù và vô hiệu hoá các hệ thống tác chiến điện tử, cho dù đó là máy bay không người lái hay vệ tinh; làm gián đoạn quá trình liên lạc, cung cấp dữ liệu thông qua các cuộc tấn công mạng” – The Economist nêu.
Video đang HOT
Do vậy, quân đội sẽ phải phát triển những hình thức chiến đấu kiểu mới, dựa vào tính cơ động, phân tán, nguỵ trang và đánh lạc hướng.
Có thể nói, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã đưa ra các bài học quan trọng đối với lĩnh vực không gian và mạng. Cuộc xung đột ở Ukraine có thể được gọi là cuộc chiến không gian thương mại đầu tiên. Cho dù việc gọi như vậy có chính xác hay không, thì không còn nghi ngờ gì nữa, các công ty vũ trụ tư nhân đã đóng một vai trò to lớn trong cuộc xung đột, từ việc giúp cho các lực lượng Ukraine tương tác đến việc cung cấp hình ảnh nhằm định hình phương tiện truyền thông đưa tin về cuộc xung đột trên khắp thế giới.
Thứ 2, dù trong thời đại trí tuệ nhân tạo phát triển vượt bậc, các cuộc xung đột vẫn sẽ cần một số lượng lớn nhân sự.
Thứ 3, cuộc chiến làm nổi bật tầm quan trọng ngày càng tăng của máy bay không người lái đối với tác chiến hiện đại trên bộ, trên biển và trên không. Thật vậy, theo một nghĩa nào đó, máy bay có người lái đã nhường chỗ cho máy bay điều khiển từ xa trong cuộc chiến giành quyền kiểm soát trên không ở Ukraine.
Mỹ cân nhắc viện trợ vũ khí có thể xoay chuyển xung đột ở Ukraine
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tích cực xem xét phê chuẩn viện trợ bom chùm cho Ukraine, giữa lúc Kiev muốn đạt được thành tựu lớn sau vài tuần phản công.
Chia sẻ với hãng tin CNN, giới chức Mỹ cho biết Nhà Trắng sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu được thông qua, bom chùm có thể được đưa vào trong gói viện trợ quân sự mới của Mỹ cho Ukraine vào tháng Bảy.
"Vũ khí này chắc chắn sẽ tạo ra tác động đáng kể ở vùng chiến sự", một quan chức Mỹ nhận định.
Bom chùm Mark 20 Rockeye II trên tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower của Mỹ. Ảnh: Reuters
Theo các quan chức khác, sự thay đổi điều kiện chiến đấu ở Ukraine trong hai tuần qua khiến giới chức Mỹ cân nhắc nghiêm túc về việc viện trợ bom chùm.
Từ năm 2022, các quan chức Ukraine đã kêu gọi Mỹ cung cấp bom chùm. Theo Kiev, nó sẽ bổ sung thêm nguồn đạn cho các hệ thống pháo và tên lửa mà phương Tây cung cấp, cũng như giúp thu hẹp ưu thế của pháo binh Nga.
Song Mỹ vẫn từ chối cung cấp, do lo sợ bom chùm gây rủi ro cho dân thường. Ngay cả một số đồng minh chủ chốt của Mỹ gồm Anh, Pháp và Đức cũng đã ký kết lệnh cấm sử dụng bom chùm.
Ukraine bắt đầu phản công từ đầu tháng 6, nhưng tới nay vẫn chưa đạt được bước tiến lớn nào. Trong khi đó, các tuyến phòng thủ của Nga lại kiên cố hơn nhiều so với dự đoán của phương Tây.
Do đó, giới chức Mỹ tin số lượng lớn bom chùm của nước này có thể thay đổi tình hình ở Ukraine.
Song, một quan chức Mỹ lại nhận định, bom chùm không thể xoay chuyển tình thế. Bởi cả quân đội Nga và Ukraine đều đã sử dụng bom chùm, kể từ khi xung đột bùng nổ vào tháng 2/2022. Gần đây, các lực lượng Ukraine đã bắt đầu sử dụng bom chùm do Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.
Bom chùm có thể mang theo hàng chục cho đến hàng trăm quả đạn con, và có phạm vi sát thương rộng hơn nhiều so với bom đạn thông thường. Hơn 123 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước cấm sản xuất, sử dụng và tàng trữ bom chùm. Tuy nhiên, Mỹ, Nga và Ukraine không tham gia ký kết hiệp ước.
Vũ khí cải tiến và chiến thuật mới của Nga khiến Ukraine khó bứt phá Sự thay đổi chiến thuật của Nga cùng với việc tăng quân số và triển khai vũ khí tiên tiến có thể khiến Ukraine gặp khó khăn khi muốn giành thắng lợi nhanh chóng. Hai bên có nguy cơ tiếp tục rơi vào một cuộc xung đột tiêu hao kéo dài. Khi tiến hành cuộc phản công, các lực lượng Ukraine đã tìm...