Phương Tây phục vị thế ‘ông chủ’ của Nga

Theo dõi VGT trên

“Nếu muốn tránh một cuộc chiến toàn diện ở miền Bắc Syria thì phải thông qua chủ nhân Điện Kremlin”.

Ông chủ cuộc chơi

Tờ Le Monde của Pháp và có bài phân tích khẳng định Tổng thống Nga Vladimir Putin là “ông chủ cuộc chơi duy nhất ở Syria”. Khi Mỹ rút quân, Nga trở thành “nhà trung gian chính” giữa chính quyền Damascus, đồng minh của Moscow với lực lượng người Kurd, bị Washington bỏ rơi, và Ankara.

Báo Pháp thừa nhận giao tranh đẫm m.áu ở thành phố Manbij không xảy ra là nhờ công của ông Putin. Khi thăm Abu Dhabi ngày 15/10, ông Putin đã cảnh báo các cuộc đối đầu như vậy là điều “không chấp nhận được”.

Thổ Nhĩ Kỳ lùi bước, không tấn công Manbij, thành phố chiến lược do Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) kiểm soát, mà để cho lực lượng thân Chính phủ Syria tiến vào thành phố. Trong một bài viết khác, Le Monde khẳng định rằng, “trước sức ép của Nga, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan buộc phải cân bằng hành động”.

Phương Tây phục vị thế ông chủ của Nga - Hình 1

Xe bọc thép của Nga tuần tra ở miền Bắc Syria

Nga từng giúp quân đội Chính phủ Syria chiếm lại thành phố Aleppo cách đây 3 năm. Mất Aleppo, lực lượng chống Chính phủ Syria bắt đầu bị suy yếu. Mục tiêu thống nhất Syria dưới quyền của Tổng thống al-Assad mà Nga theo đuổi từ năm 2015 đang dần trở thành hiện thực.

Cũng ngày 15/10, kênh truyền hình RT của Nga không ngừng chiếu hình ảnh những đoàn xe dài của quân đội Syria nối đuôi nhau trên một con đường bên ngoài thành phố Kobané, trong khi những chiếc xe bọc thép của Mỹ đang trên đường rút.

Nhà phân tích người Syria Samir Altaqi được báo Pháp dẫn lời nói: “Ông Putin trở thành nhà trung gian số một của cuộc khủng hoảng vì Mỹ đã bỏ thực địa và ông Putin có các mức gây sức ép đối với tất cả các bên trong hồ sơ. Nếu muốn tránh một cuộc chiến toàn diện ở miền Bắc Syria thì phải thông qua chủ nhân Điện Kremlin”.

Bên cạnh đó, Mỹ rút quân còn là cơ hội lớn để Chính phủ Syria thống nhất đất nước sau 8 năm nội chiến. Thời cơ “gió đổi chiều” này sẽ không thể xảy ra nếu không được Chính quyền Ankara vô tình tiếp tay. Các chuyên gia phương Tây cho rằng ông Putin đã âm thầm để Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng người Kurd. Bị Mỹ quay lưng, đảng Đoàn kết Dân chủ (PYD), nhánh chính trị của Nhà nước người Kurd tự xưng, đã phải chấp nhận đàm phán với lãnh đạo cấp cao Nga tại căn cứ Hmeimim, trong khi cách đây 3 năm, họ từng từ chối vì còn được Mỹ và liên quân quốc tế yểm trợ.

Phương Tây phục vị thế ông chủ của Nga - Hình 2

Khói bụi bốc lên từ thị trấn Ras al-Ain của Syria sau các cuộc pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ

Trong khi đó, nhà phân tích người Nga Fiodor Loukianov coi thỏa thuận đạt được phù hợp với một “kịch bản lý tưởng”. Một lần nữa, Moscow thuyết phục người Kurd chịu nằm dưới sự bảo trợ của Chính quyền Syria để đổi lại một vài cam kết.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Trung Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Alexander Shumilin nhận định: “Điều đáng chú ý là ông Putin chiến thắng nhờ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan mà không cần phải làm gì nhiều và không gây bất hòa với những tác nhân khác”.

Nga cũng giành được “thắng lợi” khi gây bất hòa trong nội bộ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Washington chưa nguôi về vụ Ankara mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Quan hệ song phương giữa hai đồng minh trong NATO sẽ còn xấu đi sau khi Nhà Trắng quyết định trừng phạt Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ. Nhiều nước châu Âu đã quyết định cấm bán vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ và quyết định này có thể đẩy Ankara vào “vòng tay” Nga.

Sụp đổ dây chuyền đe dọa Mỹ

Ngược lại với thế thượng phong của Nga, quyết định rút quân khỏi miền Bắc Syria và bỏ rơi người Kurd của Mỹ đang khiến Washington mất điểm ngay cả trong mắt các đồng minh thân cận nhất. Tờ The Economist của Anh nhấn mạnh việc phản bội lại người Kurd sẽ khiến bạn bè và kẻ thù nghi ngờ nước Mỹ.

Ông Trump lập luận cho việc rút quân rằng nước Mỹ phải tự mình thoát khỏi “những cuộc chiến bất tận”. Sau gần hai thập kỷ chiến tranh, người Mỹ đã mệt mỏi với việc Mỹ phải đóng vai cảnh sát của thế giới nhưng việc từ bỏ khu vực Trung Đông một cách không suy nghĩ có thể gây tác động xấu. Nó làm giảm uy tín của nước Mỹ trên toàn thế giới, có nghĩa là Mỹ sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn và chi tiêu nhiều hơn để giải quyết được những vấn đề quan trọng đối với sự thịnh vượng và cách sống của người dân nước Mỹ.

Phương Tây phục vị thế ông chủ của Nga - Hình 3

Video đang HOT

Trái ngược với Nga là hình ảnh những chiếc xe bọc thép của Mỹ rút lui như tháo chạy

Tờ báo Anh nhận định, dù chỉ rút đi 1.000 quân khỏi miền Bắc Syria nhưng ông Trump thất bại trong bài kiểm tra lòng tin ở nhiều cấp độ. Người Kurd giật mình và kinh hoàng. Binh lính Anh thức dậy và phát hiện ra rằng những người anh em Mỹ của mình đang đóng gói. Không ai có thời gian chuẩn bị. Báo chí Pháp cũng vừa tiết lộ lực lượng đặc nhiệm của họ ở Syria (khoảng 100 lính) đã bị đồng minh Mỹ bỏ lại không thương tiếc khi tháo chạy.

Chính sách của Mỹ cũng thất bại trên khía cạnh về lòng trung thành. Những binh lính người Kurd ở Syria đã chiến đấu bên cạnh các lực lượng đặc nhiệm và không quân Mỹ để đ.ánh đuổi IS. Mỹ đã kết hợp những thông tin tình báo của mình với đồng minh địa phương để chống IS với chi phí khá khiêm tốn về xương m.áu và t.iền bạc.

Nhưng bao trùm hơn cả là thất bại về mặt chiến lược vì Mỹ rút quân sẽ “tạo điều kiện” cho Iran và Nga hưởng lợi. Tờ báo Anh mỉa mai rằng người Nga đang chụp ảnh tự sướng trong các căn cứ bỏ hoang của Mỹ. Nga cũng đang thế chỗ Mỹ trong vai trò là người bảo đảm trật tự ở Trung Đông, vai trò mà Liên Xô đã để mất trong thập niên 1970.

Tờ The Economist viết: “Để rút khỏi Syria một lực lượng nhỏ, Mỹ đã gây ra một cuộc xung đột xuyên biên giới mới, trao quyền cho kẻ thù và phản bội bạn bè”.

Phương Tây phục vị thế ông chủ của Nga - Hình 4

Phương Tây không thể phủ nhận thế thượng phong của Nga tại Syria

Động thái ở Syria mà Mỹ vừa thực hiện được đ.ánh giá có thể gây hậu quả đối với hệ thống đồng minh từ Âu sang Á của nước này. Đó là lòng tin r.ạn n.ứt của các đồng minh “nhỏ bé” ở Baltic hay chính phủ Afghanistan, những người đứng trước nguy cơ bị bỏ rơi khi Mỹ đàm phán trực tiếp với Taliban.

Ở khu vực Đông Á, tờ báo Anh cảnh báo, Trung Quốc cũng sẽ lưu ý, chờ cơ hội và kiên quyết thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ của mình. Hàn Quốc hay Saudi Arabia, do sợ bị bỏ rơi, có thể sẽ muốn có vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình trước Triều Tiên hay Iran.

Ngay cả khi rút lui, Mỹ vẫn phải đầu tư cho vũ khí và binh lính để bảo vệ người dân và các công ty của mình mà không nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các đồng minh. Đáng lo ngại hơn là sự thất tin có thể làm suy yếu cái mà người Mỹ vẫn tự hào là “giá trị Mỹ”, vốn được coi là vũ khí mạnh nhất của họ từ khi vươn lên thành cường quốc số một thế giới.

Bắc Bình

Theo baodatviet

Nhiều nước rút lại việc công nhận Kosovo : Putin ngạo nghễ

Với Putin, Nga từ chỗ bị gạt khỏi cuộc chơi đã dần làm chủ cuộc chơi, biến "ký ức buồn Kosovo" thành nỗi đau không ngày tháng của Mỹ-phương Tây.

Ngày càng nhiều nước rút lại việc công nhận độc lập của Cộng hoà Kosovo

Ngày 7/10, tân Đại diện Cao cấp về chính sách An ninh và Đối ngoại của EU Josep Borrell đã thông báo với Ủy ban Đối ngoại của Nghị viện châu Âu rằng chuyến thăm chính thức đầu tiên của ông trên cương vị mới sẽ là đến Kosovo, theo Balkan Insight.

Ông Borrell từng là Ngoại trưởng Tây Ban Nha, song ông khẳng định rằng chuyến thăm Kosovo trên cương vị Đại diện Cao cấp về chính sách An ninh và Đối ngoại của EU không ảnh hưởng tới lập trường của Madrid về việc không công nhận Kosovo.

Tây Ban Nha là một trong năm quốc gia EU đến giờ này vẫn không công nhận Cộng hoà Kosovo là một thực thể chính trị độc lập.

Bốn nước còn lại là Hy Lạp, Cộng hoà Cyprus, Romania và Slovakia.

Nhiều nước rút lại việc công nhận Kosovo : Putin ngạo nghễ - Hình 1

Kosovo đã trở thành vùng đất dữ với Mỹ-NATO

Đặc biệt, NATO là tác nhân chính trong việc cho ra đời nhà nước Kosovo, nhưng cả Tây Ban Nha, Hy Lạp và Romania là các thành viên NATO lại không công nhận thực thể chính trị đại diện do NATO nặn ra tại vùng lãnh thổ Kosovo.

Ngoài Tây Ban Nha, Hy Lạp và Romania là các thành viên NATO không công nhận Kosovo, thì Cộng hoà Séc - một thành viên khác nữa của NATO - được biết đang lên kế hoạch rút lại việc công nhận Kosovo là một nhà nước độc lập.

Điều đó đã được đích thân Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman thông báo với Tổng thống Serbia Alexanderar Vucic trong chuyến công du tới Belgrade hồi tháng 9 vừa qua.

Ông Zeman lý giải cho lập trường của mình bằng cách dẫn lại lời Bộ trưởng Quốc phòng Séc Lubomir Metnar cho rằng việc công nhận độc lập của tỉnh Serbia trước đây đã là một sai lầm ngoại giao của Prague.

Người đứng đầu nhà nước Cộng hoà Séc cũng mượn lời của người Serbia khi nói về Kosovo, rằng Cộng hoà Kosovo một quốc gia do những tên tội phạm chiến tranh lãnh đạo không nên ở trong cộng đồng các quốc gia dân chủ.

Chỉ cần Prague thay đổi lập trường về vấn đề của Kosovo đã là chiến thắng cực kỳ quan trọng của Belgrade trong chiến dịch vận động các nước rút lại việc công nhận nền độc lập của Kosovo.

Sau khi chứng kiến hơn 100 thành viên LHQ công nhận Kosovo, chính quyền Serbia đã thực hiện một chiến dịch lobby, nhằm đảo ngược thế cờ Mỹ-NATO đã xác lập cho Kosovo, bằng vận động các quốc gia đã công nhận Kosovo thay đổi quyết định.

Belgarde có chiến thắng đầu tiên vào năm 2015, khi Serbia đã ngăn chặn thành công Kosovo gia nhập Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của LHQ (UNESCO). Đây là sự khích lệ với Serbia, từ đó giúp chiến dịch của họ có kết quả tích cực.

Vào tháng 10/2017, chiến dịch của Belgrade đã có thành quả đầu tiên khi Suriname rút lại việc công nhận Kosovo.

Đến tháng 2/2018, Burundi theo bước Suriname. Rồi tháng 8/2019 đến lượt Togo, sau đó là Cộng hoà Trung Phi.

Theo thông báo mới nhất của chính quyền Serbia thì đến nay đã có tới 15 quốc gia đã rút lại và xem xét rút lại việc công nhận nền độc của Kosovo. Trong khi ở phía ngược lại chí có thêm duy nhất Barbados công nhận Kosovo vào tháng 2/2018.

Nhiều nước rút lại việc công nhận Kosovo : Putin ngạo nghễ - Hình 2

Chính quyền Pristina đang mất dần kiên nhẫn với việc phải đứng ngoài ngôi nhà LHQ

Nhận thấy nguy cơ bị lật ngược thế cờ, Kosovo đã xúc tiến các cuộc đàm phán với Serbia nhằm hoán đổi lãnh thổ, hy vọng từ đó sẽ hai nước sẽ có một Thoả thuận hoà bình, kết thúc xung đột, tạo cơ hội cho Kosovo bước vào ngôi nhà LHQ.

Tuy nhiên, Thoả thuận hoà bình Serbia-Kosovo đã gặp trở ngại, khi nhiều thành viên NATO-EU tỏ ý phản đối, trong đó đi đầu là Đức và Tây Ban Nha. Bởi việc hoán đổi lảnh thổ giữa Serbia và Kosovo sẽ châm ngòi cho làn sóng ly khai ở Châu Âu.

Mệt mỏi trước thực tế nan giải này, Pristina đã có ý định sát nhập với Albania trong một nhà nước thống nhất, từ đó xoá bỏ luôn ván cờ, kết thúc luôn nước cờ của Mỹ-NATO xác lập 20 năm trước.

Mỹ-phương Tây ngày càng phụ thuộc vào Nga trong ván cờ Kosovo

Cho đến nay, Washington-Brussels đã nhận ra họ mắc quá nhiều sai lầm trong việc tham gia giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc trên bán đảo Balkan, trong đó đặc biệt là việc cho NATO n.ém b.om Nam Tư và để Kosovo tuyên bố độc lập.

Việc NATO n.ém b.om Nam Tư, dù không được người dân Nam Tư cho cơ hội sửa sai, nhưng qua thời gian thì ký ức về sự kiện đẫm m.áu này cũng dần nhạt nhoà, song để Kosovo tuyên bố độc lập thì qua thời gian hệ luỵ của nó càng nặng nề, nguy hiểm.

Nếu Pristina hết kiên nhẫn và quyết định hợp nhất với Albania, thì không những Mỹ-NATO sẽ trở thành "công cốc" trong việc sắp đặt bàn cờ Kosovo, mà nó còn như quả bom được kích hoạt, nổ tung cả không gian Châu Âu-Đại Tây Dương.

Bởi lúc đó vấn để hợp-tan của các thực thể hai bên bờ Đại Tây Dương có thể sẽ trở thành xu thế, không gian Châu Âu-Đại Tây Dương sẽ nghiêng ngả với vòng xoáy ly khai, cấu trúc Châu Âu-Đại Tây Dương sẽ nát vụn bởi mâu thuẫn sắc tộc, lãnh thổ.

Dường như các tác giả kịch bản đã không lường trước được tình huống này nên rất bất ngờ trước ý tưởng của Pristina và sẽ bất lực nếu tại Kosovo và Albania diễn ra các cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề hợp nhất giữa hai thực thể chính trị này.

Song nếu Pristina không thúc đẩy hợp nhất với Albania, dù chờ đợi vô vọng để được trao quy chế thành viên LHQ, thì nguy hiểm với Mỹ-NATO cũng chưa hết. Bởi khi đó chuyển động chính trị tại Kosovo sẽ không còn theo ý đồ Mỹ-NATO nữa.

Điều đó đã diễn ra, khi kết quả cuộc tổng tuyển cử lần thứ 7 tại Kosovo kể từ khi tuyên bố độc lập đã ghi nhận chiến thắng của phe đối lập, nó khiến đảng Dân chủ Kosovo đứng trước nguy cơ phải từ vũ đài chính trị sau 12 nắm giữ quyền lực.

Nhiều nước rút lại việc công nhận Kosovo : Putin ngạo nghễ - Hình 3

Nếu các thủ phạm chiến tranh nắm quyền lực tại Kosovo phải rời khỏi vũ đài chính trị thì những trỏ bẩn thỉu của CIA sẽ bị phơi bày

Khi phe đối lập nắm quyền thì việc đưa những tội phạm chiến tranh nhưng lại được nắm quyền lãnh đạo tại Kosovo ra ánh sáng công lý sẽ được đẩy nhanh hơn. Điều này cũng đồng nghĩa những trò bẩn thỉu của CIA sẽ bị phơi bày.

Ads by AdAsia

Dường như nhận thấy tình hình đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, Mỹ đã phải ra tay trực tiếp chứ không còn tin vào cơ chế uỷ thác cho LHQ và EU trong việc xử lý các vấn đề phát sinh tại Kosovo như trước đây nữa.

Đó là Washington bổ nhiệm đặc phái viên Mỹ thứ hai về vấn đề Balkan là Richard Grenell, sau đặc phái viên thứ nhất là Matthew Palmer tập trung vào thúc đẩy khu vực Balkan hội nhập với không gian Châu Âu-Đại Tây Dương.

Nhiệm vụ của Đặc phái viên là Richard Grenell chỉ tập trung vào tranh chấp Serbia-Kosovo, nhằm giúp Pristina có thể cùng với Belgarde ký Thoả thuận hoà bình Serbia - Kosovo, hoán đổi lãnh thổ để chấm dứt xung đột.

Cùng với đó là Mỹ hối thúc EU mở rộng cửa cho Serbia, nhanh chóng kết thúc đàm phán về việc đón nhận Serbia vào liên minh kinh tế này. Nghĩa là Washington buộc đồng minh phải dùng công cụ lợi ích để mở lối thoát cho vấn đề Kosovo.

Tuy nhiên, đó mới là giải quyết xung đột Serbia-Kosovo, song - như khẳng định của ông Borrell - chừng nào Nga và Trung Quốc không công nhận Kosovo, thì tiểu quốc này sẽ không phải là một thành viên chính thức của LHQ.

Đây mới là bước đi nan giải nhất để có thể kết thúc nước cờ theo kịch bản của Mỹ-NATO. Nan giải bởi Washington-Brussels đã trót buộc Moscow phải lưu lại "ký ức buồn tại Kosovo", mà việc xoá miền ký ức luôn không hề dễ dàng.

Nhưng nan giải hơn chính là hệ quả của việc Tổng thống Putin quyết định tái sát nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước Nga, mà Mỹ-phương Tây lấy cớ đó trừng phạt - cấm vận Nga hơn 5 năm qua.

Để Nga công nhận Kosovo, thì việc Mỹ-phương Tây phải khép lại vấn đề Crimea và huỷ bỏ cấm vận - trừng phạt Nga là tiên quyết, nhưng chỉ là điều kiện đủ, còn điều kiện cần lại là sự thay đổi lập trường của Tổng thống Putin trong vấn đề Kosovo.

Nếu người đứng đầu nhà nước Nga không thay đổi lập trường, thì dù Mỹ-phương Tây có công nhận Crimea thuộc Nga, đồng thời bãi bỏ các lệnh cấm vận - trừng phạt Nga vì vấn đề này, thì Kosovo vẫn đứng ngoài LHQ. Khả năng này là rất cao.

Nhiều nước rút lại việc công nhận Kosovo : Putin ngạo nghễ - Hình 4

Nhiều khả năng Tổng thống Putin buộc Mỹ-phương Tây phải tái xử lý vấn đề độc lập của Kosovo theo cách Nga xử lý vấn đề Crimea - dựa trên ý nguyện người dân

Nhà lãnh đạo Nga dường như chỉ muốn Mỹ-phương Tây thay đổi chứ không cần lợi ích trao đổi. Nghĩa là vấn đề độc lập của Kosovo phải dựa trên ý nguyện của người dân, như tại Crimea trước khi sát nhập vào Nga.

Đây thực sự là bài toán hóc búa với Washington-Brussels. Nhưng có lẽ Putin sẽ buộc Mỹ-NATO phải giải bài toán hóc búa này. Bởi nước Nga đã vượt cấm vận, còn việc tái sát nhập Crimea đã diễn ra theo đúng nguyên tắc dân chủ phương Tây.

Rõ ràng, với Putin, Nga từ chỗ bị Mỹ-NATO gạt khỏi cuộc chơi - thời Yeltsin - nay đã trở thành nhân tố làm chủ cuộc chơi, biến "ký ức buồn Kosovo" thành "nỗi đau không ngày tháng" của Mỹ-phương Tây.

Ngọc Việt

Theo baodatviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

LB Nga giảm mạnh lượng xăng dầu xuất khẩu
12:18:26 06/07/2024
Nghĩa trang ở Thái Lan chiếu phim cho người đã khuất
22:42:21 05/07/2024
Pháp: Lãnh đạo phe cực hữu kêu gọi không cho Ukraine dùng vũ khí Pháp tấn công Nga
23:11:09 06/07/2024
Italy nâng cảnh báo do hai núi lửa cùng lúc phun trào
22:22:48 05/07/2024
Ukraine than bị chậm viện trợ, ông Putin muốn 'chấm dứt hoàn toàn' xung đột
07:23:54 06/07/2024
Nền kinh tế Mỹ đang giảm tốc
12:19:10 06/07/2024
Năm điểm then chốt trong 'sứ mạng hòa bình' của Thủ tướng Hungary Orban
15:49:57 06/07/2024
Vụ giẫm đạp tại Ấn Độ: Người đứng đầu tổ chức sự kiện tôn giáo đầu thú
14:01:57 06/07/2024

Tin đang nóng

Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Nguyễn Cao Thu Vân: Yêu đại gia hơn 24 t.uổi, ly hôn sau 2 tuần sau đám cưới
16:11:11 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Tập 2 "Anh trai vượt ngàn chông gai": Ngô Thanh Vân đã xuất hiện, thần tượng 2 triệu fan được cả cõi mạng réo tên
18:00:25 07/07/2024

Tin mới nhất

Politico: Giới chức NATO lo ngại về khả năng tái đắc cử của Tổng thống Biden

21:02:39 07/07/2024
Thượng nghị sĩ bang Florida Marco Rubio cho rằng cuộc tranh luận sẽ giúp nhiều người Mỹ nhận ra ông Donald Trump là người phù hợp hơn để trở thành tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Rủi ro khi chạy đua với bò tót tại Tây Ban Nha

20:54:36 07/07/2024
Theo đó, một người đàn ông 37 t.uổi đã bị bò tót húc nhưng may mắn chỉ bị chấn thương nhẹ. Những người còn lại bị xây xát và bầm tím trong quá trình chạy đua với bò tót.

Lũ lụt và lở đất tiếp diễn ở Nepal, gần 30 người t.hiệt m.ạng

20:50:53 07/07/2024
Mùa gió Hè từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm mang lại cho các nước khu vực Nam Á từ 70 - 80% lượng mưa, nhưng đồng thời gây ra lũ lụt và các vụ lở đất nguy hiểm đến người dân và cơ sở hạ tầng.

Hải quân EU phá hủy UAV ở Vịnh Aden

20:48:28 07/07/2024
Nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công của Houthi, Mỹ cùng các nước đối tác đã thành lập liên minh an ninh để bảo vệ các tàu thương mại.

Hỗn loạn tại sự kiện tôn giáo ở Sri Lanka, nhiều người bị thương

20:41:08 07/07/2024
Nhà chức trách kêu gọi người dân hạn chế gây tiếng ồn lớn trong các buổi lễ rước tôn giáo để đảm bảo voi không bị kích động đột ngột dẫn tới hoảng loạn.

Hỏa hoạn tại khu Phố Tàu ở Thủ đô Thái Lan

20:36:06 07/07/2024
Thống đốc Bangkok Chadchart Sittipunt cho biết những lao động nhập cư thuê nhà ở cộng đồng Trok Pho sẽ được hỗ trợ. Ông cũng xác nhận rằng đường Yaowarat sẽ thông xe vào ngày 8/7.

Nga ban bố tình trạng khẩn cấp tại khu định cư bị UAV tấn công

18:20:42 07/07/2024
Quan chức trên cũng cho biết lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường để làm nhiệm vụ. Nhà chức trách đã sơ tán cư dân trong ngôi làng đến các cơ sở tạm trú và đóng cửa một đoạn đường cao tốc.

Bầu cử Quốc hội Pháp: Cử tri đi bỏ phiếu vòng hai

17:55:16 07/07/2024
Bất kỳ đảng nào muốn thành lập chính phủ sẽ cần đạt được đa số tuyệt đối 289 ghế trong Quốc hội gồm 577 ghế. Những dự đoán mới nhất cho thấy RN sẽ có được nhiều ghế nhất trong Quốc hội, song không giành được đa số tuyệt đối.

Nắng nóng gay gắt bao trùm Nhật Bản, lần đầu vượt 40 độ C trong mùa hè này

17:52:04 07/07/2024
JMA đã ban bố cảnh báo về nguy cơ kiệt sức do nắng nóng đối với phần lớn quần đảo, khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài vào ban ngày và sử dụng máy điều hòa không khí ở trong nhà.

Iraq sẵn sàng hợp tác chống k.hủng b.ố

14:29:42 07/07/2024
Trong cuộc gặp, ông Al-Sudani cho biết Iraq có kinh nghiệm và kiến thức trong việc chống k.hủng b.ố cũng như theo dõi các nhóm này và sẵn sàng hợp tác với các nước thân thiện và anh em về vấn đề này.

Hàn Quốc khẩn cấp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan

14:27:15 07/07/2024
Văn phòng thủ tướng cho biết ông Han Duck Soo đã yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện các biện pháp liên quan, bao gồm tiêu hủy lợn bị nhiễm bệnh, lệnh tạm dừng vận chuyển và phân tích dịch tễ học.

Burkina Faso, Mali, Niger hợp nhất thành liên bang, tiến tới rút khỏi ECOWAS

14:25:00 07/07/2024
ECOWAS dự kiến tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Abuja (Nigeria) trong ngày 7/7, với chương trình nghị sự xoay quanh quan hệ với AES.

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại Drai Kpơr, Đắk Lắk

Du lịch

21:51:11 07/07/2024
Drai Kpơr là dòng thác đẹp gắn bó với đời sống tinh thần của người Ê ê Drao ở Ea Kar, Đắk Lắk. Đây cũng là vùng căn cứ cách mạng một thời ở Tây Nguyên.

Hari Won, Lê Hoàng 'phát sốt' với dàn trai xinh gái đẹp của 'Đảo thiên đường'

Tv show

21:48:42 07/07/2024
Tập 1 của chương trình truyền hình hẹn hò thực tế Đảo thiên đường vừa lên sóng VTV3 tối 6.7, lộ diện dàn trai xinh gái đẹp của Việt Nam và Hàn Quốc.

Nam ca sĩ nổi tiếng đột tử khi ở nhà 1 mình, t.hi t.hể được mẹ ruột phát hiện

Sao châu á

21:42:27 07/07/2024
Theo đó, Cho Min Woong được phát hiện qua đời tại nhà riêng từ ngày 29/6. Nam ca sĩ qua đời do đột quỵ và đau tim lúc ở nhà 1 mình.

Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm

Sao việt

21:32:34 07/07/2024
Bên cạnh những bình luận hóng drama , nhiều netizen cũng cho rằng nàng hậu nên bớt nóng giận để tránh xảy ra nhưng lùm xùm không đáng có.

Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ

Netizen

21:32:32 07/07/2024
Kể từ sau khi đường ai nấy đi, chuyện đời tư của cặp đôi Xemesis vàXoài Nonvẫn được người hâm mộ quan tâm trên các nền tảng mạng xã hội. Mỗi buổi phát sóng của người trong cuộc đều thu hút lượng theo dõi lớn.

Điều tra vụ việc chồng c.hết, vợ bị thương bất thường

Pháp luật

21:05:46 07/07/2024
Nghe tiếng cãi vã, kêu la bất thường vào lúc rạng sáng, một số người dân ở kế bên vội vã chạy đến nhà riêng của vợ chồng ông Nguyễn Văn H để can thiệp, thì phát hiện ông H đã t.ử v.ong, còn người vợ bị thương.

Váy áo cho người hướng nội

Thời trang

20:55:50 07/07/2024
Xu hướng diện trang phục trùm kín người, che phủ từ đầu đến chân được nhà mốt Balenciaga lăng xê, các tín đồ thời trang nhiệt tình hưởng ứng, thể hiện sự phá cách trong lối ăn mặc.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 7/7/2024: Thiên Bình hào hứng, Kim Ngưu bất an

Trắc nghiệm

20:31:08 07/07/2024
Tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay ngày 7/7/2024 cho thấy Thiên Bình bắt đầu ngày mới với tâm trạng hào hứng và tự tin.

Người đứng sau loạt phim tỷ USD 'Avatar' và 'Titanic' qua đời vì ung thư

Hậu trường phim

20:24:07 07/07/2024
Jon Landau, nhà sản xuất đứng sau loạt bom tấn Avatar và Titanic gắn liền tên t.uổi với James Cameron qua đời ở t.uổi 64 vì ung thư.

Jimin BTS đẹp như hoàng tử trong album 'Muse' sắp ra mắt

Nhạc quốc tế

20:00:38 07/07/2024
Jimin BTS nhập ngũ vào tháng 12/2023. Tháng 3/2023, album solo đầu tay Face của Jimin đã thiết lập hàng loạt thành tích đáng nể.

Những lầm tưởng phổ biến trong việc chăm sóc da dầu

Làm đẹp

19:31:51 07/07/2024
Những bạn sở hữu làn da dầu có lẽ từng nghe qua những lời khuyên như da dầu không cần kem dưỡng ẩm hay da dầu cần rửa mặt thường xuyên .