Phương tây phập phồng dự đoán Nga trả đũa
Trong khi phương Tây tiếp tục tư duy hằn học, Tổng thống Nga đã nêu khái quát mục tiêu phát triển đất nước cùng tư thế sẵn sàng đối thoại.
Nga sẽ trả đũa
Ngay trong ngày Tổng thống Nga V. Putin nhậm chức, 7.5, tờ Le Figaro của Pháp có bài viết cho rằng chính sách đối ngoại của Nga đã dẫn đến mối quan hệ thiếu tin tưởng với phương Tây.
Theo đó, quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở tình trạng xấu nhất kể từ sau chiến tranh Lạnh. Tờ báo Pháp dẫn ý kiến giới chuyên gia dẫn ra các luồng ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng sau khi đã đưa nước Nga trở lại thành một “cường quốc quốc tế”, ông Putin có thể dành 4 năm nhiệm kì tiếp theo tại điện Kremlin để phục hồi nền kinh tế,… cải thiện quan hệ với châu Âu và Mỹ.
Ngược lại, cũng có luồng ý kiến mong chờ khả năng ông Putin duy trì chính sách hiện nay, thậm chí củng cố tình trạng đối đầu với phương Tây. Đáng chú ý là chính sách cứng rắn với phương Tây của ông Putin lại được đánh giá là rất thành công cả về đối nội hay đối ngoại. Bằng chứng là ông đã tái đắc cử tổng thống Nga nhiệm kì thứ tư với hơn 70% phiếu ủng hộ trong cuộc bầu cử hồi tháng 3 vừa qua.
Lấy tiếng dự báo, truyền thông phương Tây thực chất đang tuyên truyền chống Nga một cách lộ liễu
Theo giới phân tích Pháp, rất khó có khả năng quan hệ hai giữa Nga với phương Tây sẽ được cải thiện. Moscow chưa bao giờ chấp nhận thất bại trong Chiến tranh Lạnh.
Le Figaro dẫn ý kiến một nhà ngoại giao cho biết Nga chưa thể “bỏ qua” những can thiệp của phương Tây ở Kosovo (năm 1999) và Libya (năm 2011) mà Nga đã cố gắng phản đối.
Nhà ngoại giao này (không được Le Figaro nêu rõ tên) cho rằng ông Putin muốn tạo điều kiện để Nga trả đũa và sẽ quyết tâm thực hiện đến cùng.
Theo tờ báo Pháp, các rào cản chiến lược căn bản dẫn đến sự suy thoái trong các mối quan hệ giữa Nga và phương Tây vẫn còn tồn tại. Nổi bật nhất là việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3.2014.
Phương Tây còn lo ngại về phương pháp “chiến tranh hỗn hợp” được Nga sử dụng, thậm chí là cách tiếp cận bằng khả năng sử dụng răn đe hạt nhân của ông Putin.
Video đang HOT
Chủ đề căng thẳng khác là cuộc chiến ở Syria vẫn luôn nóng bỏng trong các chương trình nghị sự. Việc tham chiến trợ giúp chính phủ Tổng thống Bashar al-Assad tại Syria từ tháng 9.2015 đã làm tăng đáng kể ảnh hưởng quốc tế của Nga, cho phép bảo vệ cơ sở của Nga và tiếp cận Địa Trung Hải.
Sự hằn học của phương Tây
Ngoài các vấn đề nổi cộm cũ như Ukraine, Syria và sự can thiệp trong các cuộc bầu cử mà phương Tây tiếp tục cáo buộc Nga một cách vô căn cứ, Le Figaro cho rằng đã xuất hiện những bất đồng mới làm xấu thêm tương lai của mối quan hệ Nga – phương Tây.
Trong khi tiến hành cuộc chiến thông tin của mình, phương Tây lại cáo buộc Nga đang phát triển mạng lưới quốc tế với các công nghệ mới làm yếu tố then chốt của kho vũ khí trong chính trị quốc tế.
Ví dụ cũ được nêu ra là, trong một vài năm qua, kênh truyền hình RT của Nga, được điện Kremlin tài trợ, đã mở rộng ảnh hưởng của mình khắp thế giới phương Tây.
Máy bay Rafale của Pháp xuất kích tấn công Syria hôm 14.4
Bên cạnh đó, các phong trào dân túy và cực hữu ở châu Âu bị chính phương Tây coi là “phi dân chủ” và cáo buộc Nga hỗ trợ các phong trào này!
Nga cũng bị cáo buộc “quyến rũ” và khai thác những căng thẳng nội bộ ở các nền dân chủ phương Tây. Nga sử dụng các mạng xã hội, phương tiện truyền thông của chính phủ và các hoạt động “tấn công mạng” để khai thác lỗ hổng của các công ty đại chúng, khoét sâu các chia rẽ và làm cản trở các quy trình ra quyết định.
Hoạt động của Nga cũng vượt qua Đại Tây Dương, ủng hộ Venezuela, làm suy yếu các liên minh của Mỹ bằng cách bán vũ khí cho các quốc gia Trung Đông (Arabia Saudia, Ai Cập …).
Le Figaro cho rằng các hoạt động của Nga còn dễ dàng hơn nhờ sự can thiệp ở Syria. Việc này đã tạo ra các “lỗ hổng ngoại giao” và Nga đã nhanh chóng tận dụng.
Nga cũng không ngần ngại bán hệ thống phòng không S-400 cho một trong những quốc gia thành viên lớn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là Thổ Nhĩ Kỳ.
Tờ báo Pháp cổ vũ Anh khi cho rằng London đã dám đối mặt với tất cả những vấn đề gây khó chịu kể trên khi ” lên án mạnh mẽ” Nga trong vụ cựu điệp viên người Nga Skirpal bị đầu độc hồi đầu tháng 3. Trước đó, tháng 11.2017, Thủ tướng Anh Theresa May đã cáo buộc ông Putin “quân sự hóa” tin tức.
Dẫn thông tin từ tờ The Guardian, tờ báo Pháp cho biết các nhà ngoại giao Anh có ý định sử dụng các hội nghị quốc tế trong tương lai để xây dựng một “chiến lược chống lại các chiến dịch thông tin sai lệch của Nga” với các đồng minh.
Một ủy ban lưỡng đảng của Quốc hội Anh đã công khai can thiệp công việc nội bộ của Nga khi nêu ra cái cớ là “thãm nhũng của Nga không còn là vấn đề tài chính mà là mối đe dọa về an ninh và chính sách đối ngoại đòi hỏi các biện pháp trừng phạt mới”.
Máy bay Tornado của Anh xuất kích từ căn cứ Akrotiri trên đảo Síp để tấn công Syria ngày 14.4
Có lẽ người Pháp đang bồn chồn và lo lắng nên mới nghĩ tới chuyện bị Nga trả đũa, nhất là sau hành động tấn công bất hợp pháp vào Syria hôm 14.4 cùng với Mỹ và Anh. Đến nay tất cả đều đã rõ, vụ việc được cho là tấn công bằng vũ khí hóa học ở Douma, vốn là cái cớ cho cuộc tấn công, hoàn toàn là một kịch bản dàn dựng, trong đó có bàn tay của Anh và Mỹ.
Theo Đông Triều (Báo Đất Việt)
Châu Âu ủng hộ thỏa thuận hạt nhân Iran trước cáo buộc từ Israel
Anh, Pháp cùng cho rằng, cáo buộc của Israel đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran.
Ngày 1.5, phương Tây chính thức có phản ứng trước cáo buộc của Israel cho rằng, Iran không tuân thủ thỏa thuận hạt nhân. Những nước này cho rằng, các thông tin mà phía Israel cho là do cơ quan tình báo nước này thu thập, không hề gây hoài nghi về việc Iran có tuân thủ văn kiện ký năm 2015 hay không.
Cao ủy phụ trách chính sách An ninh và Đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini. Ảnh: Daily Times.
Những cáo buộc của Israel đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump, đồng minh chính của nước này đã ra tối hậu thư cho các đồng minh châu Âu khác tới ngày 12.5 phải tìm được một văn kiện mới, có thể sửa chữa "những thiếu sót kinh khủng" của thỏa thuận hạt nhân năm 2015, nếu không Mỹ sẽ rút khỏi văn kiện này.
Tuy nhiên, càng gần đến thời hạn chót này, cáo buộc do chính Thủ tướng Israel Netanyahu công bố lại có vẻ như không hề làm các nhà lãnh đạo châu Âu thay đổi lập trường.
Trong khi Tổng thống Trump cho rằng, điều này cho thấy Mỹ hoàn toàn có lý khi muốn sửa đổi thỏa thuận hạt nhân Iran, thì Cao ủy phụ trách chính sách An ninh và Đối ngoại Liên minh châu Âu Federica Mogherini lại gián tiếp bác bỏ với tuyên bố, Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) là cơ quan quốc tế duy nhất phụ trách giám sát cam kết hạt nhân của Iran. Theo bà Mogherini, kể từ khi thỏa thuận được ký kết, IAEA đã đưa ra 10 báo cáo và cả 10 đều cho thấy Iran tuân thủ đầy đủ cam kết.
"IAEA là tổ chức quốc tế khách quan duy nhất chịu trách nhiệm giám sát các cam kết hạt nhân của Iran. Chính vì thế, những thông tin mà Thủ tướng Israel đưa ra không hề gây hoài nghi về việc Iran có tuân thủ văn kiện ký năm 2015 hay không", bà Mogherini nhấn mạnh.
Trước đó, tối 30/4, Thủ tướng Israel Netanyahu thông báo đã cung cấp những thông tin cần thiết cho IAEA và các bên có liên quan để cho thấy, từ năm 1999 đến 2003, Iran đã phát triển một dự án bí mật chế tạo bom hạt nhân.
IAEA xác nhận và khẳng định sẽ xem xét mọi thông tin có được. Tuy nhiên, trong khi chờ đợi, IAEA đã công bố lại kết luận của một trong những báo cáo năm 2015, trong đó khẳng định không có một dấu hiệu "đáng tin cậy nào" cho thấy những hoạt động của Iran có liên quan đến việc phát triển một thiết bị nổ hạt nhân sau năm 2009, hoàn toàn trái ngược với cáo buộc của Israel.
Bộ Ngoại giao Pháp thì cho rằng, động thái của Israel đã tái khẳng định tầm quan trọng của thỏa thuận hạt nhân, phần nào xác nhận bản chất phi dân sự của chương trình hạt nhân Iran.
Cũng với quan điểm này, Ngoại trưởng Anh Boris Johnson cho rằng, cáo buộc của Israel đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phải duy trì thỏa thuận, vốn không chỉ dựa trên sự tin tưởng, mà còn dựa trên sự kiểm chứng.
Cần phải thấy rằng, Israel, một quốc gia đối thủ và luôn bị ám ảnh về mối đe dọa hạt nhân Iran, đã nhiều lần khẳng định, nước này sẽ là mục tiêu đầu tiên nếu Iran sở hữu vũ khí hạt nhân và việc hủy diệt Nhà nước Do thái nằm trong kế hoạch từ xưa tới nay của Iran.
Tuy nhiên, động thái của Israel những ngày qua mặt khác lại cho thấy sự bối rối của nước này trong xử lý mối quan hệ với Iran, vốn bị nước này coi là "kẻ thù không đội trời chung".
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Mỹ CNN ngày 1/5, Thủ tướng Israel dù bảo vệ những luận điểm của mình khi khẳng định, không ai nắm thông tin tình báo về Iran tốt hơn Israel song mặt khác lại tỏ ra khá dè dặt khi tuyên bố, không ai tìm cách đối đầu vũ trang với Iran.
Cũng giống như nhiều các cựu quan chức khác trong chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama, từng tham gia đàm phán thỏa thuận năm 2015 với Iran, cựu Đại sứ Mỹ tại Israel Dan Shapiro cho rằng, nội dung của những cáo buộc không có gì mới.
Tổng thống Donald Trump đã có quyết định của riêng mình và cáo buộc hôm 30/4 của Israel có thể xem như là để giúp chính quyền Mỹ củng cố tính đáng tin cậy của những bước đi có thể trong tương lai.
Quan điểm này cũng được ông Ronen Bergman, một chuyên gia phân tích tình báo và quân sự Israel chia sẻ: "Tôi cho rằng, những tuyên bố của Thủ tướng Israel và thời điểm của nó không phải là nhằm gây áp lực với Tổng thống Donald Trump, mà để hỗ trợ quyết định của người đứng đầu nước Mỹ.
Dù cố vấn an ninh quốc gia Mỹ đã nói rằng Tổng thống vẫn chưa đưa ra quyết định, nhưng nguồn tin mà tôi có được lại cho thấy quyết định đã được đưa ra và Israel đang cố gắng ủng hộ quyết định đó".
Còn nhật báo Yediot Aharonot của Israel nhận định, tuyên bố của Thủ tướng Netanyahu chỉ cho thấy các nhà khoa học Iran không bị biến thành những "đứa trẻ khờ khạo" sau năm 2015. Tờ báo thậm chí còn ví những tài liệu này như một "đĩa mì ống được hâm nóng lại nhằm đánh bóng hình ảnh của Thủ tướng như người bảo vệ an ninh của Israel".
Theo Thu Hoài (VOV)
Việt Nam khuyến cáo công dân không nên đến Syria Trước tình hình căng thẳng ở Syria sau vụ không kích của Mỹ, Việt Nam yêu cầu công dân tránh đến những nơi có rủi ro cao. Quang cảnh thủ đô Damascus sau khi Mỹ kết thúc đợt không kích Syria ngày 14.4 Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao hôm nay khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Syria hoặc...