Phương Tây phân vai đấu với Nga
Trong khi Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp sang Nga bàn chuyện hòa bình cho Ukraina thì NATO tuyên bố thành lập lực lượng “mũi nhọn” thúc vào sườn nước Nga, còn Mỹ thì bắn tiếng cung cấp vũ khí cho Ukraina. Một sự phân công nhiệm vụ giữa các nước phương Tây trong cuộc đối đầu với Nga.
Tổng thống Putin, Thủ tướng Merkel và Tổng thống Hollande trong cuộc đàm phán kế hoạch hòa bình Ukraina tại Moskva ngày 6/2/2015
Ngày 6/2, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tới Nga để thảo luận vấn đề Ukraina. Đã không có bất cứ tuyên bố chung nào được đưa ra sau cuộc họp. Ngày 7/2, một cuộc điện đàm bốn bên gồm Đức, Pháp, Nga và Ukraina lại diễn ra nhưng cũng không có thông báo gì. Dự kiến ngày 11/2 tới, lãnh đạo bốn quốc gia Đức, Pháp, Nga và Ukraina sẽ đến Minsk, thủ đô Belarus để tìm cách hoàn tất kế hoạch hòa bình cho Ukraina nhằm tránh một cuộc chiến tranh toàn diện.
Song song với các hoạt động ngoại giao trên, ngày 5/2, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã quyết định tạo lập một lực lượng mới gồm 5.000 quân để tăng cường bảo vệ an ninh cho suờn phía đông châu Âu trước Nga.
NATO thông báo quyết định thành lập lực lượng “mũi nhọn”, gồm 5.000 quân, sẽ đi vào hoạt động từ năm sau. Để tránh khiêu khích Nga, các lực lượng trên bộ của NATO chỉ đóng quân ở tại các nước Tây Âu, nhưng sẽ tham gia vào các cuộc tập trận tại những quốc gia vốn trước đây thuộc Liên Xô cũ và nay là thành viên NATO hoặc triển khai quân ở đó, nếu như quyết định tiến hành một chiến dịch quân sự.
Tổng thư ký NATO cho hay 6 quốc gia thành viên NATO sẵn sàng gửi quân tham gia lực lượng triển khai nhanh sẽ được thành lập. Đó là Pháp, Đức, Italy, Ba Lan, Tây Ban Nha và Anh. Quân số của lực lượng này sẽ được luân chuyển và hoạt động trong những năm sắp tới.
Để lực lượng này có thể thực sự triển khai nhanh và tác chiến được ngay lập tức sau khi đổ bộ, NATO đã quyết định lập một số sở chỉ huy cố định tại các nước Đông Âu, với quy mô nhỏ, mỗi sở chỉ huy có khoảng 50 sĩ quan thường trực, với số lượng vũ khí hạn chế.
Trong khi chờ đợi “lực lượng mũi nhọn” đi vào hoạt động, NATO sẽ tăng cường sự hiện diện tại Đông Âu ngay trong năm nay. 6 trung tâm chỉ huy tại ba nước vùng Baltic, Ba Lan, Rumani và Bulgari sẽ được thành lập. Mỗi trung tâm chỉ huy bao gồm khoảng bốn chục sĩ quan, chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc tập trận và tạo thuận lợi cho việc triển khai lực lượng mũi nhọn ở nước sở tại.
Về phía Mỹ, sau khi bắn tiếng sẽ xem xét việc cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina chống lại lực lượng ly khai, trong bài diễn văn tại hội nghị an ninh quốc tế ở Munich ngày 7/2, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Washington sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraina “sự trợ giúp an ninh”, không phải để khuyến khích chiến tranh, nhưng để giúp Ukraina tự vệ.
Như vậy xét trong tổng thể có thể thấy một sự phân công nhiệm vụ giữa các nước phương Tây: Merkel và Hollande thì làm nhiệm vụ thương thuyết (…) Barack Obama và chính phủ của ông lo việc gây áp lực tối đa, bằng cách ngày càng làm lớn chuyện khả năng giao vũ khí cho Ukraina. Theo các nhà quan sát, một sự phân công nhiệm vụ như thế chắc chắn đã bị Nga phát hiện và có kế hoạch đối phó.
Video đang HOT
Đáp lại sự lo lắng của Thủ tướng Đức Angela Merkel về kế hoạch hòa bình mới cho Ukraina, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng vẫn còn có thể đạt được thỏa thuận để chấm dứt vụ xung đột ở Ukraina, nhưng ông mạnh mẽ chỉ trích lập trường của Mỹ và châu Âu về Ukraina. Ông nói rằng Mỹ và EU đã có những bước leo thang cuộc xung đột. Ông nói thêm “các đối tác Tây phương của chúng tôi nuông chiều và tha thứ cho giới hữu trách Ukraina, những người đã phát động chiến dịch quân sự toàn diện và gọi công dân của họ là quân khủng bố”.
Phát biểu bên lề Diễn đàn an ninh quốc tế tại Munich ngày 7/2, Ngoại trưởng Sergei Lavrov đã cảnh báo với Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg rằng các biện pháp của NATO ủng hộ chiến dịch quân sự của Ukraina ở miền đông “không đóng gọp chút nào cho nỗ lực tìm kiếm những giải pháp ôn hòa cho cuộc khủng hoảng nghiêm trọng tại Ukraina”.
Ngày 7/2, Tổng thống Nga Putin tuyên bố, Moskva sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước nhưng không chấp nhận âm mưu nhằm kiềm chế nước Nga.
Theo ông Putin, đang có nỗ lực nhằm kiềm chế sự phát triển của nước Nga bằng nhiều phương tiện khác nhau và cũng có những nỗ lực nhằm xáo trộn trật tự thế giới hiện tại được hình thành sau khi Liên bang Xô Viết tan rã. Nước Nga sẽ không chấp nhận một trận tự thế giới nơi mà một nước ra lệnh cho các nước khác phải làm theo.
Theo Nh.Thạch (tổng hợp)
PetroTimes
Mỹ, châu Âu chia rẽ vì Nga
Diễn biến cuối tuần qua cả về ngoại giao và an ninh đều cho thấy, Mỹ và đồng minh châu Âu đang có rạn nứt nghiêm trọng trong vấn đề quan hệ với Nga và xử lý khủng hoảng Ukraina.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (giữa) cho rằng quân sự không phải là giải pháp cho xung đột ở Ukraina (Ảnh: Corbis)
Trong khi lãnh đạo Mỹ và khối Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) vẫn giữ quan điểm hỗ trợ Ukraina về vũ khí, và thái độ &'bài Nga', thì nhiều lãnh đạo châu Âu lại bác bỏ đề xuất này, thậm chí cho rằng không nhất thiết phải gạt Nga khỏi lối đi chung.
Hội nghị an ninh tại Munich (Đức) và chuyến công du của lãnh đạo Pháp-Đức tới Nga vào thứ Bảy vừa qua là thời điểm mà vết rạn này lộ rõ hơn bao giờ hết.
Phái đoàn Mỹ tham gia hội nghị cho biết, họ không loại trừ khả năng cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraina trong tương lai.
Nói với báo giới, chỉ huy lực lượng NATO tại châu Âu - Tướng Philip Breedlove cho hay, dù không nhất thiết gửi quân tới Ukraina, nhưng việc cung cấp vũ khí sát thương và các trang thiết bị quân sự vẫn được tính đến.
Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nói rằng Washington muốn có giải pháp hòa bình cho xung đột ở Ukraina, nhưng Kiev có quyền tự vệ trước Nga và rằng, Mỹ sẽ cung cấp cho họ các phương tiện để làm vậy.
"Tổng thống và tôi nhất trí rằng, chúng tôi phải nỗ lực hết sức để cứu các sinh mạng và giải quyết xung đột một cách hòa bình", ông Joe Biden nói và cho biết thêm, "chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraina về mặt an ninh, không phải để khuyến khích chiến tranh mà là để Ukraina tự vệ".
Tuy nhiên, quan điểm này của Mỹ lại khác hoàn toàn với quan điểm mà lãnh đạo châu Âu, điển hình là Đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng, quân sự không phải là giải pháp cho xung đột của Ukraina, và rằng "nhiều vũ khí không đem lại tiến triển mà Ukraina cần".
Bà Merkel nói thêm, bà "không nhìn thấy bất kỳ tình huống nào mà trong đó, việc trang bị vũ khí nhiều hơn cho Ukraina lại khiến Tổng thống Putin tin rằng ông ấy sẽ thất bại về mặt quân sự".
Cũng chính vì quan điểm này mà Nghị sĩ Mỹ Lyndsey Graham cho rằng, Đức và châu Âu đang &'quay lưng với nền dân chủ đang gặp nguy khốn'.
Đi tìm giải pháp cho Ukraina, lãnh đạo Pháp và Đức muốn hướng tới việc đạt thỏa thuận hòa bình, thông qua đối thoại, chứ không bằng súng ống, mặc dù vẫn chỉ trích việc Nga hậu thuẫn cho quân ly khai.
Sau cuộc gặp với Tổng thống Putin cùng với Thủ tướng Đức Merkel ở Moscow, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho hay kết quả đối thoại "tích cực".
Lãnh đạo Pháp tiết lộ rằng, việc thảo luận bao gồm cả việc tạo một vùng đệm phi quân sự giữa Kiev và vùng đất mà quân ly khai kiểm soát. Ông Hollande cũng kêu gọi quyền tự trị "khá mạnh" cho khu vực miền đông Ukraina.
Diễn biến này hẳn đi ngược lại những mong muốn của Washingon và Kiev. Nguyên nhân nằm ở vấn đề lợi ích của các bên chịu thiệt hại khi mà quan hệ với Nga xấu đi.
Liên minh châu Âu (EU) không muốn hy sinh lợi ích của mình vì các chính sách mang tính &'bài Nga' của Mỹ.
Như cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy, một người được coi là có phong cách &'rất Mỹ', tách bạch: &'lợi ích của Mỹ đối với Nga không phải là lợi ích của châu Âu với Nga'.
Ông Sarkozy nói thêm là Paris không hề muốn có một cuộc chiến tranh Lạnh kiểu mới nữa, và coi Nga với Pháp có chung một lịch sử và lợi ích, giá trị chung lâu đời.
Trong nội dung thông điệp liên bang mới đây mà Tổng thống Mỹ đọc, ông Obama tuyên bố Mỹ và đồng minh sẽ còn trừng phạt và cô lập Nga thêm nữa nếu như diễn biến ở Ukraina không tiến triển.
Nhưng sự thể lúc này cho thấy một điều, phương Tây đang do dự và e ngại làm tổn hại thêm quan hệ với Nga - đứng trên lập trường lợi ích Liên minh châu Âu (EU) và Nga, chứ không phải cứ vì EU là đồng minh của Mỹ.
Nhà phân tích chính trị Lope Vanoost nói rằng, mặc dù không công khai, nhưng &'rõ ràng là có sự chia rẽ rất lớn giữa EU và Mỹ trong toàn bộ vấn đề Ukraina'.
Trong khi phương Tây gánh chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế sau loạt trừng phạt Nga, thì Mỹ vẫn chưa &'hề hấn gì mấy'. Xung đột xảy ra trên đất châu Âu, chứ không phải lục địa Mỹ, nên EU không hề muốn xung đột leo thang thêm.
"Trước hết, EU trực tiếp liên đới nếu xung đột leo thang, mà điều này với Mỹ lại chẳng thành vấn đề. Thứ hai, ở châu Âu người ta đủ thực tế để thấy rằng chính quyền Ukraina rất bất ổn, và họ thậm chí còn không kiểm soát được hết quân đội của mình" - ông Vanoost giải thích.
Với sự chia rẽ này, xung đột tại Ukraina sẽ còn diễn biến phức tạp và rất khó lường.
"Rất khó để biết khi nào cuộc chơi chấm dứt, bởi vì đây không phải là cuộc chơi mở, mà là ở phía hậu trường" - nhà phân tích Bruno Drweski nói.
Theo Lê Thu
Vietnamnet
Xuất hiện "tai mắt" của Nga tại châu Âu Cuộc khủng hoảng tại Ukraina hiện nay là kết quả của sự tranh giành giữa EU và Nga. Nhưng chẳng phải tất cả 28 nước thành viên đều ủng hộ đường lối chung của khối, thậm chí có nhiều nước còn đứng về phía Nga. Hy Lạp và Hungary là hai "đồng minh" mới nhất của Nga. Ngày 5/2/215, Tổng thống Nga Putin...