Phương Tây nhìn thấy bẫy rút quân ở Syria
Những toan tính của Nga dần lộ diện sau khi nước này tuyên bố rút quân khỏi Syria
Nga chuyển nhiều vũ khí đến Syria
Hãng tin Reuters của Anh ngày 30/3 đã bày tỏ quan ngại về việc Nga đang tăng cường vận chuyển thêm các thiết bị hỗ trợ đến Syria.
Theo nguồn tin, sau khi Moskva tuyên bố rút lực lượng chủ chốt khỏi Damascus, phương Tây dự đoán Yauza – tàu phá băng của Hải quân Nga và là một trong số tàu tiếp tế, sẽ trở về cảng của nó ở Bắc Băng Dương.
Tuy nhiên, 3 ngày sau lệnh rút quân của Tổng thống Putin (14/3), tàu Yauza bị phát hiện rời khỏi cảng Novorossiysk của Nga ở biển Đen để tới Tartous – căn cứ hải quân của Nga tại Syria.
Reuters nhấn mạnh, các chuyến vận chuyển của tàu Yauza cùng các tàu Nga khác trong 2 tuần sau tuyên bố rút quân cho thấy Moskva đang đưa nhiều trang thiết bị và tiếp tế tới Syria hơn là rút về.
“Phương Tây không nắm được các tàu của Nga đã chở những gì, hoặc bao nhiêu trang bị đã được quân đội Nga chuyển ra khỏi Syria cùng những máy bay chiến đấu”, nguồn tin quan ngại.
Nga vẫn tăng cường chuyển thiết bị hỗ trợ đến cho Syria
Từ những lập luận trên, truyền thông Anh cho rằng các động thái của Moskva dù mới chỉ được phát hiện bề nổi nhưng đã chứng minh Nga đang nỗ lực để duy trì cơ sở hạ tầng quân sự tại Syria và tiếp tế cho quân đội chính phủ của Tổng thống Assad.
Trước những cáo buộc này, Tổng thống Putin giữ im lặng, không lên tiếng nhưng truyền thông phương Tây cho rằng bất kỳ dấu hiệu đe dọa nào đến căn cứ Nga ở Syria cũng như Tổng thống Assad, sẽ “châm ngòi” cho sự trở lại của lực lượng vũ trang Nga.
Trước đó, nhà lãnh đạo Nga từng khẳng định căn cứ Hmeimim và cảng Tartous cần phải được bảo vệ và nếu tình hình cấp thiết, Moskva sẽ điều quân ngay trở lại đây, nhưng không nói rõ “sự cấp thiết” này là gì. Điện Kremlin cũng không nói rõ về quy mô quân đội triển khai đến Syria hay lực lượng rút về.
Toan tính của Nga dần lộ diện…
Video đang HOT
Thực tế đây không phải là lần đầu tiên, phương Tây lên tiếng bày tỏ quan ngại về tuyên bố rút quân khỏi Syria của điện Kremlin. Giới phân tích cho rằng, quyết định của Tổng thống Putin chỉ là bước đi chiến thuật nhằm cụ thể hóa hơn nữa những toan tính của nước này trên chiến trường Syria.
Thông qua các hoạt động của mình tại đây, điện Kremlin dường như đang muốn dùng cách này để gia tăng sức ép với Tổng thống Assad cũng như các bên trước vòng đàm phán hòa bình mới dự kiến được nối lại đầu tháng 4 tới.
Mới đây, trang The Daily Beast đã đăng tải một video từ nhóm hậu thuẫn chính phủ Syria, cho hay dù tuyên bố rút quân nhưng Nga vẫn đang triển khai vũ khí đến Damascus.
Theo nguồn tin, các hình ảnh cho thấy điện Kremlin đang tiếp tục dùng máy bay chiến đấu Mi-28 để hỗ trợ lực lượng chính phủ chống lại IS tại thành phố cổ Palmyra.
Trước đó, Công ty phân tích tình báo Stratfor (Mỹ) cũng đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy Moskva đã điều thêm các trực thăng tấn công Mi-28 và Ka-52 tới căn cứ quân sự ở ngoại ô Latakia.
Hôm 16/3, 1 ngày sau tuyên bố rút quân của Tổng thống Nga, nhiều hình ảnh được truyền thông phương Tây công bố cũng cho thấy các máy bay chiến đấu Mi-35 của Nga mang theo súng và tên lửa cùng trực thăng công nghệ cao Ka-52 vẫn hiện diện đầy đủ tại căn cứ quân sự gần thủ đô Damascus.
Còn nhớ, hôm 14/3 dù tuyên bố rút quân, nhưng điện Kremlin vẫn duy trì 2 tiểu đoàn ở Syria, với tổng cộng 800 lính để bảo vệ 2 căn cứ quân cảng Tartus và căn cứ không quân Hmeymim ở Latakia của Syria.
Toan tính của Tổng thống Putin khi rút quân dần hé lộ tại Syria
Ngoài những bằng chứng phương Tây nêu ra về việc Nga gia tăng vũ khí tại Syria, bản thân các nhà lãnh đạo nước này cũng nhiều lần để ngỏ khả năng đưa quân trở lại chiến trường.
Bên cạnh đó, điện Kremlin cũng khẳng định sẽ hỗ trợ quân chính phủ Assad cũng như đẩy mạnh không kích vào các vị trí của phiến quân IS.
“Chúng tôi (Nga) hiểu thấu người dân Syria đang rất quan ngại khi Nga rút quân bị về nước nhưng quân đội Nga sẽ không dừng các chiến dịch quân sự chống lại khủng bố IS ở Syria. Nước Nga không bỏ rơi họ”, tướng Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng quân Nga tuyên bố.
Thực tế, từ ngày 19/3 đến thời điểm này, Moskva đã không ngừng gia tăng sức ép tại các mặt trận, điểm nhấn là thành phố Palmyra. Nhờ sự giúp sức, yểm trợ của không quân Nga, quân chính phủ Syria đã giành được chiến thắng ngoạn mục, mở toang cánh cửa tiến gần đến xào huyệt của IS.
Có thể thấy rằng, dù tuyên bố rút quân nhưng Nga vẫn đang nắm giữ vai trò chủ đạo trong cuộc chiến chống IS. Với chiêu bài này, Moskva không chỉ khiến cho các đối thủ e ngại mà còn giành thêm nhiều đặc quyền, đặc lợi trên bàn ngoại giao.
Lương Sơn (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Nga rút quân, vũ khí chiến lược nào còn ở Syria?
Dù lệnh rút quân khỏi Syria của Tổng thống Nga Putin đã có hiệu lực nhưng nhiều vũ khí chiến lược vẫn
Hãng RIA ngày 15/3 dẫn tuyên bố của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Nikolay Pankov, Nga sẽ tiếp tục không kích Syria dù rút phần lớn lực lượng tại đây. Ông Pankov nhấn mạnh rằng còn quá sớm để khẳng định đã đánh bại chủ nghĩa khủng bố sau chiến dịch kéo dài 5 tháng của Moscow tại Syria.
Ông Pankov cho biết: "Chúng tôi đã đạt được những kết quá tích cực nhất định. Tuy nhiên, còn quá sớm để nói về chiến thắng trước chủ nghĩa khủng bố. Một nhóm lực lượng không quân Nga có nhiệm vụ tiếp tục tấn công các cơ sở của khủng bố".
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng và an ninh của Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga Viktor Ozerov cho hay 2 tiểu đoàn - khoảng 800 quân, có thể duy trì ở Syria sau khi Moscow rút khỏi Syria.
Hai tiểu đoàn này sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ quân sự Hmeimim của Nga tại Syria cũng như căn cứ hải quân Tartus. Ông cho biết thêm rằng các cố vấn quân sự của Nga làm nhiệm vụ huấn luyện quân chính phủ Syria cũng ở lại.
Trước đó đúng một ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lệnh rút các lực lượng chính của Liên bang Nga ra khỏi Syria kể từ ngày 15/3 sau một cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sergey Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Tuy nhiên, ông Putin cho biết, Nga vẫn duy trì hoạt động tại hai căn cứ ở Syria, gồm căn cứ hải quân ở Tartus và căn cứ không quân ở Hmeymim. Ông nhấn mạnh thêm rằng chúng "cần được bảo vệ trên không, trên đất liền và trên biển".
Theo tờ Lenta, điều này đồng nghĩa với việc các hệ thống phòng không cũng như các đơn vị đảm bảo an ninh mặt đất, lực lượng nhảy dù của Nga sẽ vẫn tiếp tục hiện diện ở Syria.
RIA cho biết, đến chiều 15/3, các máy bay ném bom chiến lược Su-34, chiến đấu cơ tấn công Su-25, chiến đấu cơ không kích Su-24 và các trực thăng đã về nhà. Vậy, Nga để lại Syria những vũ khí chiến lược nào?
Theo trang Military-informant, sức mạnh phòng không của Nga tại Syria sau khi rút quân vẫn được duy trì ở cấp độ mạnh nhất với những hệ thống phòng không tầm cao S-400 và hệ thống tầm thấp Pantsir-S1.
Trong khi đó, tiêm kích Su-30SM sẽ nhận nhiệm vụ không kích IS cùng với một số máy bay khá sau khi hầu hết Su-34, Su-24/25 đều nhận lệnh rút khỏi Syria và đã về nước.
Tuy nhiên, lệnh rút quân và vũ khí của Nga khỏi Syria không thấy nói đến lực lượng Hải quân. Vì vậy, gần như tất cả những chiến hạm và tàu ngầm được Nga triển khai tại Syria và ngoài khơi Địa Trung Hải vấn yên vị, trang Military-informant nhận định.
1/11
Theo_Báo Đất Việt
Điều gì khiến Tổng thống Nga Putin ra lệnh rút quân khỏi Syria? Tổng thống Valdimir Putin cho rằng, Nga đã đạt được mục tiêu của mình ở Syria, giờ là lúc cần phải rút quân nhường chỗ cho các cuộc đàm phán. Theo Sputnik News, phát biểu với hãng RIA Novosti ngày 14/3, Tổng thống Nga nhấn mạnh: "Tôi cho rằng, nhiệm vụ mà Bộ Quốc phòng và các lực lượng vũ trang được giao...