Phương Tây nghĩ Nga đang…hờn dỗi
Nếu không thực sự quan tâm tái gia nhập G7, ông Putin đã từ chối thẳng thừng nhưng nhà lãnh đạo Nga vẫn khôn khéo để sẵn một đường lùi.
Nga phủ nhận vai trò G7
Ngày 15/1, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã chỉ trích ý tưởng của phương Tây về “một trật tự thế giới dựa trên các quy tắc”, trong khi bày tỏ hoài nghi về khái niệm Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà theo ông là một nỗ lực nhằm tái định hình các cấu trúc hiện có.
Phát biểu tại Đối thoại Raisina ở New Delhi, ông Lavrov nói: “Tại sao lại phải gọi châu Á – Thái Bình Dương là Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương? Câu trả lời là hiển nhiên… để loại trừ Trung Quốc. Thuật ngữ cần tạo sự đoàn kết, không phải gây chia rẽ”.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
Theo nhà ngoại giao Nga, cả Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và nhóm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS) đều không loại trừ ai. Ông nhấn mạnh thêm: “Những người bạn Ấn Độ của chúng tôi đủ thông minh để hiểu điều này. Chúng ta cần phải cẩn trọng về thuật ngữ vốn có vẻ rất tốt lành nhưng lại là một điều gì khác. Đó là một nỗ lực nhằm tái định hình các cấu trúc hiện có”.
Theo Ngoại trưởng Nga, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một nỗ lực nhằm xa rời mô hình xây dựng đồng thuận xoay quanh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Ông lưu ý Nga đánh giá cao quan điểm của ASEAN và Ấn Độ rằng chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phải mang tính bao trùm và không nhằm ngăn chặn kỳ quốc gia nào.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Nga cũng bình luận rằng các trung tâm mới về sức mạnh kinh tế, ảnh hưởng chính trị đang nổi lên và Ấn Độ là một trong số đó, đồng thời nhấn mạnh nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) không thể quyết định tất cả. Thay vào đó, ông Lavrov cho rằng G20 là một tổ chức khả thi. Nga đã nhiều lần nhắc lại quan điểm của nước này rằng Ấn Độ và Brazil cùng với một quốc gia châu Phi nên là ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
G7 đại diện cho phương Tây tiếp tục sử dụng “ngôn ngữ” trừng phạt chống Nga
Người đứng đầu ngành ngoại giao Nga nói: “Việc lập ra G20 là sự thừa nhận rằng, G7 không còn có thể đưa ra quyết định với các vấn đề quan trọng. G20 – bao gồm G7, các quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và các quốc gia khác – đã hỗ trợ BRICS trong nhiều vấn đề”.
Với phát biểu trên của Ngoại trưởng Lavrov, Nga một lần nữa bác bỏ vai trò của nhóm “hẹp” G7 mà Moscow đã bị “đình chỉ tư cách thành viên” sau sự kiện sáp nhập Crimea hồi năm 2014. Lời khẳng định của ông Lavrov không chỉ nhằm “đánh sập” tham vọng thống trị toàn cầu của một nhóm cường quốc phương Tây mà còn tranh thủ “cảm tình” của các đối tác truyền thống như Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil cũng như 10 nước ASEAN.
Cần một định dạng rộng hơn
Thời gian qua, lãnh đạo một số nước trong G7 đã ngỏ ý để Nga tái gia nhập cơ chế này. Hồi tháng 8 năm ngoái, trước thềm hội nghị thượng đỉnh G7 tại Pháp, Tổng thống Mỹ Donald Trump công khai cho rằng Nga nên tái gia nhập nhóm này. Lời kêu gọi được tờ New York Times đánh giá là nhằm “chấm dứt tình trạng bỏ rơi Moscow trên trường quốc tế”. Tổng thống Pháp Macron sau đó cũng đồng tình với đề xuất này.
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin sau đó tuyên bố Moscow sẵn sàng tổ chức một hội nghị của các nước thuộc Nhóm 7-8 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7/G8) và sẽ hoan nghênh một định dạng rộng hơn với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc. Ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh không thể tưởng tượng ra một tổ chức quốc tế hiệu quả sẽ ra sao nếu không có Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
Tổng thống Nga V. Putin khôn kéo để không mất đường lùi với G7 nhưng vẫn lấy lòng các đối tác lớn
Dấu hiệu khả quan được giới quan sát chú ý là việc Tổng thống Pháp Macron chấp nhận lời mời của Tổng thống Putin tham dự lễ kỷ niệm 75 năm chiến thắng trong Thế chiến II vào ngày 9/5/2020 tại Moscow. Tổng thống Trump, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã được mời tham dự sự kiện này.
Ngày Chiến thắng, lễ kỷ niệm thường niên ở Nga, là một ngày rất trọng đại trong lịch sử nước Nga hậu Xôviết. Sự tham dự của bất kỳ nhà lãnh đạo lớn nào của phương Tây tại sự kiện này sẽ là một sự thúc đẩy mang tính biểu tượng quan trọng đối với vị thế của Tổng thống Putin và đây cũng sẽ được coi là sự chấm dứt việc phương Tây cô lập Nga.
Lễ kỷ niệm 70 năm từ 5 năm trước mới chỉ có sự hiện diện các nhà lãnh đạo không thuộc phương Tây như Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cựu Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee và Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã chọn không tham dự sự kiện này để phản đối các vấn đề liên quan đến Crimea và miền Đông Ukraine.
Tổng thống Pháp E. Macron (trái) và Tổng thống Mỹ D. Trump tại hội nghị thượng đỉnh ở Pháp tháng 8/2019
Giới phân tích phương Tây cho rằng Tổng thống Putin có lý do chính trị trong nước để xem xét việc tìm kiếm mối quan hệ bình thường hóa với phương Tây.
Đối với phương Tây, Trung Quốc đã trở thành nhân tố chính trong tính toán của họ đối với Nga. Giống như Tổng thống Trump, mặc dù có thể ở mức độ thấp hơn, Tổng thống Macron khá e dè về Trung Quốc. Ông từng được dẫn lời rằng “đẩy Nga ra khỏi châu Âu là một sai lầm chiến lược sâu sắc bởi vì chúng ta sẽ đẩy Nga vào tình trạng hoặc là bị cô lập khiến căng thẳng gia tăng, hoặc là phải hình thành liên minh với các cường quốc khác như Trung Quốc”.
Ông Macron nhấn mạnh vai trò quan trọng của Nga đối với an ninh châu Âu, cho rằng “lục địa châu Âu sẽ không bao giờ ổn định, sẽ không bao giờ được bảo đảm, nếu chúng ta không xoa dịu căng thẳng và làm rõ mối quan hệ của chúng ta với Nga”.
Trần Long
Theo baodatviet.vn
Putin sẽ đưa nước Nga về đâu?
Vì sao Tổng thống Putin đột ngột tuyên bố sẽ sửa đổi Hiến pháp? Vì sao Thủ tướng Medvedev và Chính phủ Nga tuyên bố từ chức hàng loạt...?
Tháng 8/1999 Vladimir Vladimirovich Putin được Tổng thống Boris Yeltsin chỉ định làm Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga, 4 tháng sau Yeltsin bất ngờ từ chức, theo Hiến pháp Putin được chỉ định ngồi vào ghế Tổng thống tạm quyền!
Sau nhiều năm bê bối, thay đổi chính sách liên tục khiến dân chúng bất mãn với Yeltsin - vị tổng thống già cả, vụng về và ốm yếu - thì việc Putin thắng cử và lên nhậm chức đã đánh dấu một bước khởi đầu mới cho nước Nga trong giai đoạn lịch sử hậu Xô viết.
Kể từ thời điểm đó đến nay, Putin vẫn chưa rời chính trường dẫu kinh qua bao cuộc đổi thay, các chức vụ Tổng thống và Thủ tướng được luân phiên, Putin đang ở nhiệm kỳ Tổng thống thứ 4.
Trong 8 năm cầm quyền, Putin đã tái thiết một Liên bang rệu rã sau biến cố 1991 thành một nước Nga về cơ bản là ổn định, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, duy trì đối trọng đáng gờm với Mỹ và phương Tây.
Putin là một trong những chính trị gia lão luyện nhất thế giới
Tiếp nối "truyền thống", nước Nga đương đại chưa bao giờ là bằng hữu thâm tình với phương Tây, họ mâu thuẫn kinh tế với Mỹ, xung đột quân sự tại Trung Đông và im hơi lặng tiếng trong các diễn biến quan trọng trên chính trường quốc tế trong nhiều năm.
Trong suốt thời gian cầm quyền, Dmitry Medvedev - đương kim Thủ tướng là đồng minh thân cận nhất của Putin, hai người đã có những cuộc đổi vai ngoạn mục, và lần này lại thêm một cú "lobby" kinh điển.
Toàn bộ Chính phủ của ông Medvedev đã đồng loạt từ chức để "tạo điều kiện" cho Tổng thống sửa đổi Hiến pháp. Đây là sự việc chưa từng xảy ra trong lịch sử chính trị thế giới.
Theo đó, Duma quốc gia Nga (Hạ viện) được trao quyền chọn Thủ tướng và nội các Chính phủ. Như vậy quyền hành của Tổng thống coi như bị "xén" bớt một phần rất "nặng".
"Tất nhiên đây là những thay đổi rất quan trọng đối với hệ thống chính trị... nó có thể tăng vai trò và ý nghĩa của quốc hội... của các đảng, sự độc lập và trách nhiệm của thủ tướng", Tổng thống Putin nói.
Có chăng, một cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm đang diễn ra tại nước Nga? Điều gì khiến Putin tự nguyện "phế bỏ" quyền lực trong tay? Liệu chính trị Nga đã tước bỏ lời nguyền "giành chính quyền trên họng súng"...?
Trong con mắt của phương Tây, Putin mang hơi hướm của một nhà độc tài chính trị, "Chủ nghĩa Putin" là khái niệm mà báo chí Mỹ, châu Âu đã giành cho Tổng thống Nga đương nhiệm.
Không thể không nhắc tới diệu kế "man thiên quá hải" của Putin đối với Ukraina, Crimea đã làm "nhức mắt" NATO và Mỹ; mới đây là liên kết với Bắc Kinh trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, chẳng khác nào liên minh chống Trump.
Xa hơn một chút là cuộc chiến 5 ngày tại Gruzia và Nam Ossetia xảy ra hồi năm 2008. Cho đến nay không ai trả lời được sự tham gia của Nga vào cuộc chiến này nhằm mục đích bảo vệ Gruzia hay gián tiếp đầy lùi NATO tiến về phía Đông?
Đương nhiên, Putin phản bác cái gọi là "dân chủ giả hiệu phương Tây" nhưng những cáo buộc ấy phần nào đã tham gia rất sâu vào đường lối đối ngoại, chiến lược kinh tế, quốc phòng đối với Nga từ Washington và Bruxelles.
Người Nga vốn nhạy cảm và mơ mộng nên không thể không rung động trước thái độ từ Mỹ và châu Âu. Hệ quả là mùa xuân năm 2014, Moscow nhận đòn trừng phạt kinh tế từ phương Tây.
Trên trái đất này Nga là nước duy nhất có thể phát triển bình thường kể cả khi "bế quan tỏa cảng" với bên ngoài nhờ sự phong phú về tài nguyên, khí hậu, địa hình và khí chất vốn có của người Đông Slav.
Tuy nhiên ở vị trí thứ 12 trong danh sách các nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn cho thấy nước Nga chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Dưới thời Putin nước Nga luôn luôn chỉ nổi trội trên mặt trận quân sự.
Thu nhập thực tế của người Nga đã giảm đáng kể trong vòng một thập kỷ qua bởi nền kinh tế trì trệ, giá dầu thế giới giảm. Mùa hè năm 2019 cũng chứng kiến các cuộc biểu tình lớn ở Moscow, cùng với bất ổn gia tăng với đảng "nước Nga Thống nhất" trước thềm bầu cử Quốc hội năm 2021.
Nói vậy để thấy rằng, nguồn cơn dẫn tới việc sửa đổi Hiến pháp lần này là sức ép từ cá nhân Tổng thống, ông (bị buộc) phải chuyển giao bớt quyền lực cho Duma để gột rửa phần nào cái nhìn không thiện cảm với phương Tây (!?)
Cũng chính Putin là người đề cử lãnh đạo Cơ quan Thuế Liên bang Mikhail Mishustin làm người thay thế ông Medvedev. Duma sẽ bỏ phiếu bầu, song với những gì báo chí Nga dành cho ứng viên này thì coi như chiếc ghế Thủ tướng đã có chủ.
Về mặt chính trị mà nói, Putin đang chuyển từ nền Cộng hòa Tổng thống sang Cộng hòa đại nghị. Về lý thuyết sẽ trao "thượng phương bảo kiếm" cho Quốc hội và Văn phòng Thủ tướng.
Báo chí quốc tế gọi đây là cuộc "chuyển giao quyền lực kịch tính", nhưng nó không giống với nhiều trường hợp chuyển giao khác khi một Tổng thống đương nhiệm "nghỉ ngang" nhường chổ cho người mới được xem xứng đáng hơn.
Putin đang đi đường vòng? Đúng như vậy! Các nhà quan sát và giới tinh hoa Nga từ lâu đã có nhiều suy đoán xoay quanh kế hoạch tương lai của Putin và cách thức mà ông có thể tiến hành để duy trì quyền lực sau khi nhiệm kỳ khép lại.
Dù tổng thống có tiếng nói lớn trong hệ thống chính trị Nga, điện Kremlin vẫn lo ngại về những tác dụng ngược mà việc cố gắng kéo dài nhiệm kỳ có thể gây ra.
Thông điệp Liên bang ngày 15/1 đã hé mở một hướng đi hoàn toàn khác. Theo đó, ông Putin đề xuất tăng cường vai trò của Hội đồng nhà nước - một cơ quan Chính phủ với thẩm quyền chưa được xác định rõ, mà thông qua đó có thể giúp ông tiếp tục buông rèm nhiếp chính sau năm 2024!
Trương Khắc Trà
Theo enternews.vn
Ông Putin dọn đường cho tương lai Vài giờ sau khi Putin đề xuất thay đổi cách chỉ định thủ tướng, Dmitry Medvedev, đồng minh lâu năm của ông, từ chức. Putin ngày 15/1 đề xuất một loạt thay đổi hiến pháp, gồm cho phép quốc hội thay vì tổng thống chọn thủ tướng, thay đổi giới hạn nhiệm kỳ đối với tổng thống và tăng cường vai trò của...