Phương Tây-Nga: “Ngao cò mổ nhau, IS đắc lợi”
Nhà bình luận địa chính trị John Wight cho rằng tình trạng ngao cò mổ nhau giữa phương Tây và Nga đang khiến cho IS đắc lợi.
Mở đầu bài viết về tình trạng “ngao cò mổ nhau” giữa Nga và phương Tây khiến cho “IS đắc lợi”, nhà bình luận địa chính trị John Wight kể lại thất bại quân sự tồi tệ nhất của Anh trước Quân đội Nhật hoàng trong Chiến tranh thế giới thứ II: hơn 100.000 binh sĩ và thủy thủ Anh đã bị bắt làm tù binh sau khi đại bại ở Singapore trong ngày 15/2/1942.
Thủ tướng Winston Churchill gọi thất bại đó là “lần đầu hàng với số lượng người lớn nhất trong lịch sử quân Anh”. Thậm chí nhiều binh sĩ Anh còn chưa từng nổ phát đạn nào trước khi buông súng đầu hàng.
Những chiến binh phiến quân IS khét tiếng.
Nguyên nhân quan trọng của cuộc thảm bại trên là do người Anh đã tính toán sai hướng tấn công của Quân đội Nhật hoàng. Các tướng lĩnh Anh nghĩ rằng, Quân đội Nhật hoàng sẽ tấn công theo hướng từ bờ biển vào chứ không phải từ các cánh rừng rậm và đầm lầy của Bán đảo Malay.
Ngày nay, dường như người Anh không chỉ bị sai lệch hướng đi mà còn xác định sai kẻ địch. Trong cuộc tấn công tàn bạo vào khách du lịch ở Tunisia hôm 26/6, đa phần các nạn nhân thiệt mạng đều là công dân mang quốc tịch Anh. Vụ này được coi là thảm kịch đẫm máu nhất kể từ sau vụ đánh bom tự sát ở London làm 52 dân thường thiệt mạng ngày 7/72005. Đáng lưu ý, cùng ngày xảy ra vụ ở Tunisia, đám khủng bố còn ra tay ở Pháp và Kuwait.
Còn trong lúc này, ở Iraq và Syria, phiến quân IS và các nhóm thánh chiến khủng bố Salafist vẫn tiếp tục sát hại thường dân: đàn ông, phụ nữ và trẻ em. Nhà bình luận John Wight cho rằng tất cả điều này đang diễn ra giữa bối cảnh phương Tây mải mê nghĩ các biện pháp đối phó nước Nga
Video đang HOT
Hiện trường vụ tấn công đẫm máu ở Tunisia hôm 26/6.
Điều đáng nói là chủ nghĩa cực đoan đang ngày càng đe dọa phương Tây. Mỗi cuộc tấn công khủng bố được coi là một minh chứng cho sự thất bại của chính sách đối ngoại do phương Tây đề xướng.
Tính mạng của người dân trên toàn thế giới, trong đó có cả người Nga, đang đứng trước một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đến nhân loại: phiến quân IS.
Nhà bình luận này nhận xét rằng giờ đây các du khách trên thế giới sẽ khó lòng tìm được cho mình một địa điểm du lịch lý tưởng an toàn.
Tác giả bài viết John Wighthy vọng rằng Nga và phương Tây có thể “bắt tay nhau” trong cuộc chiến chống lại phiến quân IS tàn bạo. Ông cũng nhắc nhở rằng năm 2015 là năm kỉ niệm 70 năm kết thúc Chiến tranh thế giới thứ II và đó là cuộc chiến mà phương Tây và Liên Xô cùng nhau chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít.
Thanh Nga (theo RT)
Theo_Kiến Thức
Nhật sẽ tuần tra thường xuyên với Mỹ ở Biển Đông
Quân đội Nhật sẽ tham gia tuần tra thường xuyên với quân đội Mỹ ở Biển Đông nếu Trung Quốc tiếp tục gây căng thẳng ở vùng biển này và đẩy Tokyo vào thế phải can thiệp sâu hơn vào an ninh khu vực.
Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3C Orion của Nhật tham gia tập trận chung với Philippines - Ảnh: AFP
Tờ Wall Street Journal ngày 25.6 cho biết, Nhật chưa có kế hoạch này nhưng đó sẽ là lựa chọn của Tokyo để đối phó Bắc Kinh.
Tờ báo này phỏng vấn một vị tướng cao cấp của quân đội Nhật nói rằng việc xây đảo nhân tạo phi pháp gần đây của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam gây "quan ngại rất nghiêm trọng" đối với Nhật Bản, quốc gia dựa phần lớn vào giao thông đường biển và cả khu vực Biển Đông.
"Tất nhiên, vùng biển này tối quan trọng đối với an ninh của Nhật", Đô đốc Katsutoshi Kawano phát biểu với Wall Street Journal. "Chúng tôi không có kế hoạch tuần tra, thăm dò nào ở Biển Đông trong thời gian này, nhưng tùy vào tình hình tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm điều đó".
Nhưng Đô đốc Kawano không nói những hành động với mức độ cụ thể nào của Bắc Kinh sẽ khiến Nhật có hành động quân sự mạnh mẽ hơn ở Biển Đông.
Tuy nhiên, với người Mỹ, Lầu Năm Góc sẵn lòng chào đón sự hiện diện của quân đội Nhật hay bất kỳ đồng minh nào, vì điều đó giúp Washington thêm tay thêm mắt trong việc giữ gìn an ninh hàng hải trên Biển Đông.
"Tôi xem Biển Đông như vùng biển quốc tế, không thuộc quốc gia nào, và vì vậy Nhật sẽ được chào đón trong các cuộc tuần tra", Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói trong một lần ở Tokyo đầu tháng 6 qua.
Muốn hợp tác với nhiều nước quan tâm đến Biển Đông
Hải quân Nhật vừa kết thúc tập trận với Philippines ở đảo Palawan, cách quần đảo Trường Sa của Việt Nam hàng trăm cây số. Trong cuộc tập trận lần thứ 2 trong vòng hơn một tháng này, Nhật đã sử dụng máy bay tuần tra săn ngầm P-3C Orion mà đô đốc Kawano mô tà là "có khả năng siêu hạng trong phát hiện tàu ngầm và vật thể khác dưới biển". Ý của vị tướng này nói đến tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc ẩn giấu dưới lòng Biển Đông.
Đô đốc Kawano nắm quyền lãnh đạo quân đội từ cuối năm ngoái khi Thủ tướng Shinzo Abe tính chuyện dỡ bỏ lệnh hạn chế kéo dài hàng chục năm lên quân đội Nhật. Thủ tướng Abe cho rằng sự lớn mạnh của quân đội Trung Quốc và mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên buộc Tokyo phải thay đổi chiến lược quân sự.
"Vấn đề Biển Đông đã trở thành mối quan tâm chung khi hải quân Trung Quốc ngày càng khoa trương sức mạnh trên Biển Đông, và chi tiêu ngân sách cho quốc phòng của họ ngày càng lớn", Đô đốc Kawano nhận định. "Bởi vì thiếu sự minh bạch nên chúng ta cảm thấy quan ngại về hành động của Trung Quốc".
Hồi tháng 4 năm nay, Mỹ - Nhật lần đầu tiên trong vòng 18 năm qua đã sửa đổi hiệp ước hợp tác quốc phòng, cho phép quân đội Nhật tham gia vào việc giữ gìn an ninh ở Châu Á. Thủ tướng Abe sẽ phải thông qua nhiều bộ luật để sửa đổi luật trong nước, đây là trở ngại không nhỏ đối với chính phủ của ông vì sự thận trọng của nhiều nghị sĩ ở quốc hội.
Ngoài Mỹ, Nhật cũng muốn hợp tác quân sự với Úc, Ấn Độ và đặc biệt là Hàn Quốc, nước đang có nhiều bất đồng với Nhật vì những vấn đề của quá khứ chưa được giải quyết.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Quân đội Nhật bắt đầu được tham chiến ở nước ngoài Nội các cho phép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài, báo Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống ở Biển Đông. Chophép quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài Nội các Nhật Bản ngày 14/5 đã thông qua dự luật về an ninh, theo đó sẽ mở rộng đáng kể quy mô...