Phương Tây lạnh gáy trước lực lượng Nga tại Crimea
Nga có thể tấn công các mục tiêu nằm ngoài khu vực Biển Đen, trong đó có cả phía Nam châu Âu và Syria, mà không phải rời khỏi cảng Sevastopol.
Ngày 13/6, giới chức quốc phòng Mỹ cảnh báo, Nga đang cấp tập thực hiện việc “xây dựng có hệ thống và chủ đích” lực lượng quân sự ở Crimea.
Theo các quan chức quốc phòng Mỹ giấu tên, các hình ảnh chụp vệ tinh mới đây cho thấy Nga đang xây dựng các lực lượng với quy mô lớn, và giờ hoàn toàn đủ khả năng để ra lệnh cho Hạm đội Biển Đen thực hiện đòn tấn công nhằm vào nhiều mục tiêu.
“Phạm vi tấn công của họ giờ bao phủ toàn bộ lãnh thổ Ukraine và vươn ra ngoài Biển Đen. Điều này giúp họ có thêm nhiều lựa chọn mục tiêu, thậm chí có thể với tới các mục tiêu ở Trung Đông”, hãng Defense One dẫn lời một quan chức quốc phòng Mỹ, cho hay.
Một quan chức khác nói rằng, việc xây dựng quân sự, trong đó có triển khai nhiều hệ thống phòng không S-400 và củng cố các căn cứ từ thời Xô Viết cho thấy lực lượng Nga có thể “tấn công các mục tiêu nằm ngoài khu vực Biển Đen, trong đó có cả phía Nam châu Âu và Syria, mà không phải rời khỏi cảng Sevastopol”.
Các hình ảnh vệ tinh được chụp trong khoảng thời gian từ tháng 1/2018 tới tháng 4/2019 bởi công ty vệ tinh Planet Labs, trong đó cho thấy 5 hệ thống S-400, 5 hệ thống S-300 cùng các phi cơ chiến đấu ở 4 cứ điểm – Defense One cho hay.
Video đang HOT
Kể từ năm 2014, Nga đã tăng gấp đôi lực lượng ở Crimea lên 30.000 binh sỹ và có kế hoạch triển khai thêm 13.000 quân trong vòng 4 năm tới. Hiện, Nga đã triển khai 81 máy bay và trực thăng chiến đấu tới bán đảo này.
Trước đó, trang The National Interest dẫn lời chuyên gia Michael Peck ca ngợi hệ thống phòng thủ bờ Nga triển khai tại Crimea.
“Đạn tên lửa P-35B của hệ thống Utes được coi là “vách đá” ngăn chặn hiệu quả mọi cuộc tấn công từ hướng biển nhằm vào bán đảo bán đảo Crimea”, chuyên gia Mỹ đánh giá.
Giới phân tích nhận định, các hệ thống của Nga bao phủ một vùng rộng lớn của châu Âu. Vì vậy họ sẵn sàng tấn công đáp trả ở nhiều nước châu Âu. Nhờ sức mạnh của các lực lượng ở Crimea hiện nay Nga đã và đang thực hiện hai chiến lược.
Thứ nhất Nga muốn thiết lập vùng cấm bay ở trên biển Baltic, biển Đen và thậm chí ở Bắc Cực. Nga có thể sử dụng các tổ hợp tên lửa, các hệ thống phòng không, bao gồm cả hệ thống S-400 với loại tên lửa mới 40H6E đóng của hoàn toàn không phận khu vực này, kiểm soát hàng không trên biển với bán kính kiểm soát khoảng 400 km.
Trong trường hợp này Nga sẽ kiểm soát không phận một phần khu vực của Ukraine, bao gồm cả Donbass, một phần của Bulgaria, một phần của Romania, phía bắc Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như gần như toàn bộ lãnh thổ Cộng hòa Moldova.
Thứ hai là việc Nga sẽ tiếp tục triển khai tên lửa hành trình trên biển. Các chuyên gia tin rằng, nếu Nga triển khai tên lửa hành trình ở biển Đen, chúng có thể tấn công bất kỳ mục tiêu nào ở Đông Âu và một số khu vực khác, bao gồm Ba Lan, Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Romania, Bulgaria.
Trung Kiên
Theo baodatviet
Nga có sát thủ chiến hạm ở Crimea khiến Mỹ lo sốt vó
The National Interest nhận xét, việc hiện đại hóa hệ thống vũ khí là "tín hiệu cho thấy Nga quyết tâm giữ vững Crimea". Tổ hợp tên lửa này là một "sát thủ chiến hạm thực sự".
Tên lửa "Utes" bố trí tại hầm phóng ở Crimea.
Tạp chí Mỹ National Interest, đã có bài đánh giá về tên lửa "Utes" bố trí tại hầm phóng ở Crimea. Tác giả bài báo, Michael Peck, lưu ý, cho đến hôm nay, tổ hợp "Utes" đã khôi phục khả năng sẵn sàng chiến đấu thành công và đúng thời hạn.
Dự án tổ hợp tác chiến chiến thuật bờ biển chống hạm "Utes" với tên lửa hành trình P-35B bắt đầu từ năm 1961. Vũ khí được phát triển trong một thời gian khá dài, đến năm 1971 mới được thiết trí ở Crimea. Vào cuối tháng 4/1972, tổ hợp được đưa vào trạng thái "sẵn sàng tác chiến" và chính thức đi vào hoạt động từ mùa xuân năm 1973.
Sau sự sụp đổ của Liên Xô, hệ thống này đã được chuyển giao cho Hải quân Ukraine, tuy nhiên, đã không được khai thác ít nhất là từ năm 1997, và hoàn toàn xuống cấp. Việc khôi phục và hiện đại hóa "Utes" chỉ hoàn thành sau khi Crimea trở lại Liên bang Nga vào năm 2016.
The National Interest nhận xét, việc hiện đại hóa hệ thống vũ khí là "tín hiệu cho thấy Nga quyết tâm giữ vững Crimea". Tổ hợp tên lửa này là một "sát thủ chiến hạm thực sự".
Tại sao một hệ thống vũ khí không phải mới, được người Mỹ biết rõ, lại làm họ lo lắng đến vậy? Chuyên gia quân sự Nga trong lĩnh vực pháo binh và tên lửa Alexey Leonkov trả lời với Sputnik.
"Utes" thực sự được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trên bề mặt nước. Vũ khí chính - tên lửa hành trình chống hạm P-35 - không phải là mới, nhưng có một số đặc điểm quan trọng khiến nó trở thành vũ khí rất phù hợp hiện nay, chuyên gia trả lời. - Có tầm bay 300 km, tốc độ 1,8 Mach (2226,5 km / h). Tên lửa có thể mang đầu đạn nổ thông thường nặng 560 kg hoặc "đầu đạn hạt nhân đặc biệt 20 kiloton", đủ để phá hủy các chiến hạm loại 1 và 2: tàu tuần dương, khu trục, đổ bộ hoặc tàu vận tải lớn. Hơn nữa, hiện nay tổ hợp "Utes" được trang bị tên lửa 3M44 hiện đại hóa với tầm bắn tăng lên tới 460 km, dẫn đường vô tuyến sơ bộ tới mục tiêu. Khi phát hiện ra nhóm tàu địch, tên lửa 3M44 kích hoạt đầu đạn tự dẫn, chọn mục tiêu lớn nhất và tấn công với độ chính xác cao".
Nhưng tất nhiên đối phương không ngồi yên chờ đợi việc bị tiêu diệt. Chắc chắn họ sẽ phát hiện ra việc phóng tên lửa và kích hoạt hệ thống tác chiến điện tử và phòng không. Họ luôn có đủ các vũ khí phòng không hiệu quả để đẩy lùi cuộc tấn công ...
"Khi tên lửa P-35 được nâng cấp lên 3M44, đã chế tạo lại phần đầu đạn tự dẫn về cơ bản, - Alexei Leonkov nói. Tên lửa có thể hoạt động trong điều kiện đối phương chế áp điện tử mạnh mẽ - gây nhiễu. Và phương tiện duy nhất của NATO có khả năng đánh chặn P-35 là tên lửa phòng không Mỹ Bendix RIM-8 Talos (đã đưa ra khỏi trang bị). Rõ ràng là Utes đã chứng minh được độ tin cậy của mình, có thể hiện đại hóa hơn nữa, "dạy" cho cách hoạt động chung cùng với các tên lửa P-800 Onyx và thậm chí với tên lửa Zircon siêu âm mới nhất".
Trong thành phần hệ thống phòng thủ bờ biển trước "những vị khách không mời mà đến", tổ hợp "Utes" hầm phóng có thể hoạt động cùng với các tổ hợp di động "Ball" và "Bastion" được trang bị tên lửa Kh-35 và P-800.
Theo Danviet
Đại diện Mỹ tại NATO ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ Đại diện thường trực của Mỹ tại NATO Kay Bailey Hutchinson trên CNBC cho biết Thổ Nhĩ Kỳ nên từ bỏ các hệ thống S-400 của Nga nếu họ hy vọng nhận được máy bay F-35 của Mỹ. Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Theo bà, Nga hiện là đối thủ chính của Mỹ và NATO trên thế giới, và Moscow liên...